Chú ý: Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Bảy, ngày 27 / 9/ 2014.
-------------------------------------------
Hôm chủ nhật vừa rồi bà cho Tý và Tũn ra công viên chơi. Tý lớn rồi nên đi xe hai bánh, Tũn còn bé phải đi xe ba bánh. Ngoài công viên cũng có nhiều bạn khác đang đi xe hai hoặc ba bánh. Trong lúc chơi bà hỏi hai cháu so sánh số xe và số bánh.
- Tũn nói với Bà: Cháu thấy số xe hai bánh nhiều hơn số xe ba bánh là 2 chiếc.
- Tý lại nói với Bà: Cháu thấy số bánh xe của loại xe ba bánh lại nhiều hơn 6 chiếc so với số bánh xe của loại xe hai bánh.
Bạn hãy giải cho Bà của Tý và Tũn biết cách tính số xe mỗi loại từ hai thông tin ở trên (chú ý là Bà của Tý và Tũn trước đây chỉ mới học hết tiểu học thôi đấy nhé!).
Các bạn trình bày đáp án của mình vào ô "Gửi ý kiến" phía dưới. Ba bạn có lời giải hợp lý và sớm nhất sẽ được tặng 1 tháng VIP của OnlineMath. Đáp án của các bạn sẽ được công bố vào Thứ Sáu, ngày 26 / 9 / 2014. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Bảy, ngày 27 / 9 / 2014.
--------------------------------------------
Đáp án: Ta phải tìm số xe hai bánh và xe ba bánh thỏa mãn hai ràng buộc:
Ràng buộc 1: Xe hai bánh nhiều hơn xe ba bánh 2 chiếc
Ràng buộc 2: Số bánh xe hai bánh ít hơn số bánh xe ba bánh là 6 cái
Có nhiều cách, ở đây trình bày 3 cách như sau:
Cách 1: (làm cho 2 loại xe bằng nhau):
Nếu bớt xe hai bánh đi 2 chiếc thi số xe hai loại bằng nhau, khi đó số bánh xe loại hai bánh ít đi
2 x 2 = 4 (chiếc)
Số bánh xe hai bánh ít hơn số bánh xe ba bánh là:
6 + 4 = 10 (chiếc).
Số xe bằng nhau mà số bánh xe ba bánh nhiều hơn 10 chiếc => Số xe hai bánh = Số xe ba bánh = 10 (chiếc).
Vậy lúc đầu Số xe hai bánh là 10 + 2 = 12 chiếc, Số xe ba bánh là: 10 chiếc.
Đáp số: Xe hai bánh: 12 chiếc, Xe ba bánh: 10 chiếc.
Cách 2: Lập bảng:
Trong bảng luôn thỏa mãn Ràng buộc 1 (xe hai bánh nhiều hơn xe ba bánh 2 chiếc)
Xe ba bánh
Xe hai bánh
Số bánh của xe ba bánh - Số bánh của xe hai bánh
0
2
0x3 - 2x2 (không trừ được)
1
3
1x3 - 2x2 (không trừ được)
2
4
2x3 - 4x2 (không trừ được)
3
5
3x3 - 5x2 (không trừ được)
4
6
4x3 - 6x2 = 0
5
7
5x3 - 7x2 = 1
6
8
6x3 - 8x2 = 2
7
9
7x3 - 9x2 = 3
8
10
8x3 - 10x2 = 4
9
11
9x3 - 11x2 = 5
10
12
10x3 - 12x2 = 6
(Nhận xét: Cứ tăng mỗi loại xe lên 1 xe thì Hiệu số xe vẫn là 2, nhưng Hiệu số bánh ở cột thứ ba tăng lên 1 chiếc)
Như vậy ta tìm được số xe hai bánh là 12 chiếc và số xe 3 bánh là 10 chiếc thỏa mãn cả hai ràng buộc ở trên.
Cách 3: (thường gọi là giả thiết tạm):
Giả sử số xe ba bánh là 4 xe, số xe hai bánh là 6 xe (hiệu số xe là 2)
=> Hiệu [số bánh xe của xe ba bánh] trừ đi [số bánh của xe hai bánh] bằng: 4x3 - 6x2 = 0 (bánh xe).
Nếu tăng mỗi loại xe lên 1 chiếc thì Hiệu số xe vẫn bằng 2, nhưng hiệu số bánh sẽ tăng lên 1 chiếc (vì tăng xe ba bánh lên 1 xe thì số bánh tăng lên 3, còn tăng xe hai bánh lên 1 xe thì số bánh chỉ tăng lên 2, Hiệu sẽ tăng 3 - 2 = 1 bánh).
Vậy để hiệu số bánh tăng từ 0 lên 6 bánh như đầu bài thì phải tăng mỗi loại xe lên 6 xe nữa. Có nghĩa là xe ba bánh: 4 xe + 6 xe = 10 xe; Xe hai bánh: 6 xe + 6 xe = 12 xe.
Đáp số: Xe ba bánh: 10 xe; Xe hai bánh: 12 xe.
Các bạn có thể tham khảo thêm các dạng toán hai ràng buộc ở đây:
Những tuần cuối cùng của khóa học hè đang diễn ra. Tuần 8 này, các thầy cô OLM đã sẵn sàng đồng hành cùng các bạn học sinh lớp 6 lên lớp 7. Cùng nhau ôn tập thật kỹ để tự tin bước vào năm học mới nhé!
Để tăng thêm phần hấp dẫn cho cuộc đua "Truy tìm kho báu mùa hè" và tạo sân chơi sáng tạo nghệ thuật, OLM chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh "Mùa hè sôi động”
Kể từ khi ra mắt, ứng dụng OLM PHỤ HUYNH vừa giúp ba mẹ theo dõi quá trình học tập của con, vừa là cầu nối hữu hiệu giữa nhà trường và gia đình. Với nỗ lực cải tiến không ngừng, phiên bản mới nhất của phần mềm cập nhật thêm tính năng xem bài làm chi tiết của con.