K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại...
Đọc tiếp

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế 

Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.

Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại học bằng học bổng. Mẹ tôi là giáo viên dạy tiếng Latinh ở trường trung học. Trong Đại chiến Thế giới II, cha tôi tham gia quân đội, là đại úy hải quân, phụ trách đội pháo thủ bảo vệ thương thuyền chở dầu trên Đại Tây Dương. Khi tôi chào đời ở Hanlover, bang New Hanpshire, cha tôi vẫn đang nằm viện ở Texas vì bị gãy xương hông. Lên một tuổi tôi mới được gặp cha.

Sau đó, cha tôi dạy ngoại ngữ ở trường Tilton shool, một trường nội trú nam ở vùng ngoại ô New Hanpshire. Ngôi trường vươn mình kiêu hãnh (hay ngạo nghễ theo như cách nói của dân địa phương)- trên một quả đồi, phía dưới là một thị trấn cũng cùng tên Tilton. Mỗi năm, trường tư này chỉ nhận 50 học sinh cho mỗi lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh ở đây phần lớn là con cái của những gia đình giàu có từ Buenos Aires, Caracas, Boston và New York.

Nhà tôi luôn thiếu tiền, nhưng chúng tôi không bao giờ tự cho mình là nghèo. Mặc dù đồng lương giáo viên của bố mẹ tôi rất ít ỏi, nhưng tất cả nhu cầu thiết yếu của chúng tôi như thực phẩm, nhà ở, lò sưởi, nước, cắt cỏ hay dọn tuyết được cung cấp miễn phí. Từ lúc lên 4, tôi ăn ở bếp ăn nhà trường, nhặt bóng cho đội bóng mà cha tôi huấn luyện, được sử dụng khăn mặt ở phòng thay đồ.

Dù có tỏ ra khiêm tốn thì các giáo viên và vợ con họ vẫn coi mình thuộc tầng lớp cao quý hơn dân địa phương. Tôi từng nghe bố mẹ đùa rằng họ là chủ trang viên, cai quản những nông dân hèn kém – ý nói những người dân thị trấn. Tôi biết đó không chỉ đơn thuần là một câu đùa.
Các bạn học cấp I và cấp II của tôi thuộc tầng lớp nông dân đó. Chúng rất nghèo. Bố mẹ chúng là những người lao động chân lấm tay bùn, thợ xẻ gỗ hay thợ xay bột. Họ không ưa “ lũ học sinh trường tư” chúng tôi, và ngược lại, bố mẹ tôi cũng không thích tôi kết thân với những cô bạn thị trấn mà ông bà hay gọi là đồ “hư hỏng”. Nhưng từ hồi học lớp 1, tôi đã dùng chung sách giáo khoa và bút chì màu với mấy cô bạn trong lớp. Hồi đó, tồi phải lòng ba cô bạn: Ann, Priscilla và Judy. Vì vậy, khó mà chấp nhận quan điểm của cha mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn tôn trọng ý muốn của họ.

0
6 tháng 8 2021

Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút". Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giữa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "mắng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi. Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).

Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.

Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị”:

... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."

6 tháng 8 2021

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

đây nha bạn

6 tháng 8 2021

Bài văn nay rất hay đậm chất Japan:>

k bt nhưng mik báo cáo r 

5 tháng 8 2021

đáng mong chờ đấy

chyện kể : sát thủ kinh tế :chương 1:..Những sát thủ kinh tế (EHMs) là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi lừa các nước trên khắp thế giới lấy hàng nghìn tỷ đôla. Họ đổ tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức “viện trợ” nước ngoài khác vào két sắt của các tập đoàn khổng lồ và vào túi của một số ít các gia đình...
Đọc tiếp

chyện kể : sát thủ kinh tế :chương 1:..

Những sát thủ kinh tế (EHMs) là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi lừa các nước trên khắp thế giới lấy hàng nghìn tỷ đôla. Họ đổ tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức “viện trợ” nước ngoài khác vào két sắt của các tập đoàn khổng lồ và vào túi của một số ít các gia đình giàu có – những người đang nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh này. Công cụ của họ là các báo cáo tài chính gian lận, những vụ bầu cử gian trá, các khoản hối lộ, tống tiền, tình dục và giết người. Họ diễn một trò cũ của chủ nghĩa đế quốc, song đã biến đổi theo những chiều hướng mới đáng ghê sợ hơn trong thời đại toàn cầu hóa.

Tôi biết điều này; tôi đã từng là một EHM. Tôi viết những dòng đó vào năm 1982 để mở đầu cho cuốn sách có tiêu đề là Lương tâm của một sát thủ kinh tế. Cuốn sách này dành tặng cho hai vị tổng thống của hai nước đã từng là khách hàng của tôi, những người mà tôi đã kính trọng và luôn coi như ruột thịt – Jaime Roldós (Tổng thống Êcuađo) và Omar Torijos (Tổng thống Panama). Cả hai đã mất trong những vụ tai nạn khủng khiếp. Cái chết của họ không phải là ngẫu nhiên. Họ bị ám sát vì họ đã đứng lên chống lại phe phái các công ty, chính phủ và các trùm ngân hàng, những người có chung mục tiêu là thống trị toàn cầu. Những sát thủ kinh tế chúng tôi đã không thể mua chuộc được Roldós và Torrijos, và vì thế một loại sát thủ khác, những tên giết người thực sự của CIA, những kẻ luôn đi sau chúng tôi, đã vào cuộc.

Người ta đã thuyết phục tôi không viết cuốn sách đó nữa. Trong 20 năm tiếp sau đó, tôi đã bốn lần bắt tay vào viết tiếp. Lần nào cũng là do tôi bị chứng kiến những sự kiện đang xảy ra trên thế giới: đó là cuộc xâm lược Panama của Mỹ năm 1989, chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất, sự kiện ở Somalia, sự xuất hiện của Osama bin Laden. Nhưng rồi những lời đe dọa hay những khoản đút lót lại níu chân tôi.

Năm 2003, Chủ tịch một nhà xuất bản lớn thuộc một tập đoàn quốc tế hùng mạnh đã đọc bản thảo của cuốn sách mà giờ đây có tên là Lời thú tội của một kẻ sát thủ kinh tế. Ông ta đã mô tả nó như “Một câu chuyện mê ly và cần phải được kể lại”. Nhưng rồi ông ta cười buồn bã, gật đầu và nói với tôi rằng, vì các nhà quản lý tại những cơ quan đầu sỏ thế giới có thể sẽ phản đối nên ông ta không dám mạo hiểm xuất bản nó. Ông ta gợi ý tôi viết nó lại dưới dạng một tiểu thuyết. “Chúng tôi có thể quảng bá ông như một tiểu thuyết gia kiểu John Le Carré hoặc Graham Greene.”

Nhưng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nó là một câu chuyện thực về cuộc đời tôi. Một nhà xuất bản khác dũng cảm hơn, chẳng thuộc một tập đoàn quốc tế nào, đã đồng ý giúp tôi kể lại nó. Câu chuyện này phải được kể ra. Chúng ta đang sống trong thời đại của những cuộc khủng hoảng trầm trọng – và cả của những cơ hội vô cùng lớn lao.

Câu chuyện về sát thủ kinh tế này kể lại công việc chúng tôi đã vươn tới vị trí hiện tại như thế nào và tại sao giờ đây chúng tôi phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua. Cần phải kể ra câu chuyện này bởi vì chỉ khi chúng ta hiểu ra những sai lầm trong quá khứ, chúng ta mới có thể tận dụng những được những cơ hội trong tương lai; bởi sự kiện 11/9 đã xảy ra, và chiến tranh Iraq lần thứ 2 cũng đã xảy ra; bởi vì ngoài 3000 người đã chết vào ngày 11/9/2001, mỗi ngày còn có thêm 24000 người chết đói, vì họ không thể kiếm nổi thức ăn (1).

Quan trọng nhất là, câu chuyện này cần phải được kể ra vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia có đủ khả năng, tiền bạc và quyền lực để thay đổi tất cả những điều này. Đó là quốc gia đã sinh ra tôi và tôi đã từng phụng sự với vai trò là một EHM: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Vậy cuối cùng cái gì đã khiến tôi lờ đi mọi mối đe dọa và những khoản hối lộ?

1
5 tháng 8 2021

Truyện hay

4 tháng 8 2021

Oki bn kể đi . Và chúc bn thi tốt nya

đcccccccccccccccccccccccc

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                            (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập có trong đoạn trích.

3. Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

4. Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

5. Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

 giúp mk với

1

search đi bạn ư