III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO
A.PHÂN MÔN VẬT LÝ:
1. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:
A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.
B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.
C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.
D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.
Câu 2: Chiều dài của một chiếc bàn cho 2 học sinh ngồi là bao nhiêu?
A. 10 m
B. 20 cm
C. 2 km
D. 1,2 m
Câu 3: Trong số các thước sau, thước nào thích hợp đo chiều dài của sân trường?
A. Thước cuộn có giới hạn đo 8m, độ chia nhỏ nhất 5cm.
B. Thước thẳng có giới hạn đo là 1m, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
C. Thước thẳng có giới hạn đo 100 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
D. Thước dây có giới hạn đo 100 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
Câu 4: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:
A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
D. Độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Câu 5: Chọn thước đo thích hợp để đo bề dày cuốn sách KHTN 6
A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
C. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
D. Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,5cm
Câu 6: Trang cuối cùng của sách KHTN 6 có ghi: “khổ 19 x 26,5 cm”, các con số đó có nghĩa là gì?
A. Chiều dài của sách bằng 19cm x 26,5 cm = 503,5 cm2
B. Chiều dài của sách bằng 19cm và chiều rộng bằng 26,5cm
C. Chiều dài của sách bằng 26,5cm và chiều rộng 19cm
D. Chiều dài của sách bằng 26,5cm và chiều dày bằng 19cm
Câu 7: Khi mua trái cây ở chợ. loại cân thích hợp là
A. cân tạ.
B. cân Roberval.
C. cân đồng hồ.
D. cân tiểu li.
Câu 8: Để đo thời gian người ta dùng:
A. Thước
B. Đồng hồ
C. Cân
D. Tivi
Câu 9: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện mấy bước?
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
Câu 10: Để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm người ta thường dùng loại nhiệt kế nào cho phù hợp nhất?
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế y tế
C. Nhiệt kế điện tử
D. Nhiệt kế rượu
Câu 11: “Khi đo chiều dài cần đặt thước đo sao cho một đầu của vật …..... vạch số của thước”. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Ngang bằng với
B. Thụt vào so với
C. Vuông góc với
D. Chéo với
Câu 12: 6 km thì bằng bao nhiêu dm?
A. 6000 dm
B. 600 dm
C. 60 dm
D. 60000 dm
Câu 13: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Độ chia nhỏ nhất là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
B. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.
D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa 2 vạch có in số liên tiếp trên thước.
Câu 14: Chọn phương án sai. Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là:
A. Mét
B. Kilômét
C. Mé khối
D. Đềximét
Câu 15: Trước khi đo độ dài của một vật, càn phải ước lượng độ dài cần đo để:
A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
B. Chọn thước đo thích hợp.
C. Đo chiều dài cho chính xác.
D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.
2/. TỰ LUẬN Tại sao chỉ có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước? |
B.PHÂN MÔN HÓA HỌC:
1/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 2: Trường hợp cho thìa đường vào cốc nước thể hiện tính chât gì ?
A.Tính chất hóa học. B.Tính chất vật lí.
C. Sự nóng chảy. D. Sự bay hơi.
Câu 3: Cho biết trạng thái của đường, dầu ăn, oxygen, giấm ăn lần lượt là
A. khí, khí, lỏng, rắn. B. rắn, lỏng, khí, khí.
C. rắn, lỏng, khí, lỏng. D. rắn, lỏng, lỏng, khí.
Câu 4: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất ?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Câu 5: Nhóm vật thể tự nhiên là
A. cây mía, cây thốt nốt, lá găng rừng, quặng kim loại, rừng.
B. nước hàng, thanh sắt, bàn ghế, giường tủ, nhà cửa.
C. cây mía, cây thốt nốt, lá găng rừng, rừng, xe đạp.
D. bàn ghế, giường tủ, nhà cửa, quặng kim loại, thạch găng.
Câu 6: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?
A. Thể khí.B. Thể lỏng.
C. Thể rắn.D. Không tồn tại
Câu 7: Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều
A. toả nhiệt và phát sáng
B. toả nhiệt và không phát sáng.
C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt.
D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng.
Câu 8: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
A. Nước.
B. Carbon dioxide.
C. Không khí.
D. Thuốc tím (potassium nermanganate).
Câu 9: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxygen trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
C. Sự quang hợp của cây xanh.D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 10: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất?
A. Phun nước.B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào.
Câu 11: Chất khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B. Hydrogen.
C. Nitrogen. D. Carbon dioxide
Câu 12: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Bón phân tươi cho cây trồng.
D. Phun thuốc trừ sâu đề phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 13: Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?
A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu hoả.D.Xe đạp.
Câu 14:Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
A. Điện gió. B. Điện mặt trời.
C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện.
Câu 15: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?
A. Carbon dioxide.B. Oxygen.
C. Chất bụi.D. Nirogen.
Câu 16: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thuỷ tinh. B. Thép xây dựng.
C. Nhựa composite. D. Xi măng.
Câu 17: Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường ?
A. Pin máy tính. B. Túi ni lông.
C. Ống hút làm từ bột gạo. D. Cao su.
Câu 18: Vật liệu xây dựng được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững là
A. gỗ tự nhiên. B. kim loại.
C. gạch không nung. D. gạch chịu lửa.
Câu 19: Dãy gồm các vật liệu là
A. nhựa, gỗ, kim loại, cao su, thủy tinh.
B. nước, nhựa, sắt, thép, cao su.
C. thủy tinh, gỗ, gốm, không khí, thép.
D. kim loại, thủy tinh, nhựa, gỗ, muối ăn.
Câu 20. Sản phẩm được sản xuất từ dầu thô là
A. xi măng.B. dầu hỏa.C. bàn ghế.D. đá ốp lát.
Câu 21. Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là
A. quặng.B. dầu mỏ.C. dầu hỏa.D. đá vôi.
Câu 22. Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?
A. Đất, đá, nhựa.B. Đất, quặng, dầu mỏ.
C. Đất, thủy tinh, dầu mỏ. D. Thủy tinh, gốm, gỗ.
Câu 23: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột).B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).D. Vitamin.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Gỗ. B. Nước khoáng. C. Nước cất. D.Nước biển.
Câu 25: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào?
A. tính chất của chất.B. thể của chất.
C. mùi vị của chất.D. số chất tạo nên.
Câu 26:Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 27: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối,
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 28: Hỗn hợp chất rắn nào sau đây có thể tách riêng từng chất bằng cách cho hỗn hợp vào nước, khuấy kỹ, sau đó lọc và cô cạn?
A. Muối ăn và đường. B. Muối ăn và cát.
C. Đường và bột mì. D. Cát và mạt sắt
Câu 29: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại?
A. dung dịch. B. nhũ tương
C. huyền phù D. hỗn hợp đồng nhất.
Câu 30: Hỗn hợp nào sau đây tạo ra dung dịch không đồng nhất ?
A. Muối ăn tan được trong nước. B. Đường tan được trong nước.
C. Ethanol tan được trong nước. D. Dầu ăn tan trong nước.