Thuyết minh về chiếc bánh trưng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha:
Trải qua ba năm học dưới mái trường tiểu học này, em được học rất nhiều thầy cô giáo nhiệt tình và chu đáo. Nhưng người cô em yêu quý nhất là cô Vân dạy em năm học lớp 3. Năm nay, cô Vân đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất trẻ. Cô có dáng người thon thả, bước đi thật dịu dàng và uyển chuyển. Mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ xinh. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Đôi mắt to, đen láy luôn ánh lên nét cười với chúng em. Miệng cô cười rất xinh, mỗi khi cười lại để lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Đôi bàn tay cô thon và dài, những nét chữ được cô viết ra tròn trịa ngay ngắn ẩn hiện trên chiếc bảng đen như rồng bay phượng múa. Cô coi chúng em như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng em từng li từng tí. Cô chăm chút cho chúng em từ cách ngồi, cách cầm bút viết, cách đọc bài, cách nói, cách làm tính. Học sinh nào ốm phải nghỉ học, cô đều đến bệnh viện hoặc đến nhà hỏi thăm và cho quà. Cô rất hiền và dịu dàng. Cô rất ân cần và chu đáo đối với học sinh, không phân biệt hơn kém. Đối với những bạn nghịch ngợm thì cô ân cần chỉ bảo nhẹ nhàng để các bạn biết sai mà sửa lỗi. Còn đối với những bạn chăm chỉ thì cô yêu quý hết mực và động viên các bạn học tập thật tốt. Cô được rất nhiều người yêu quý vì sự hòa đồng, thân thiện cũng như nhiệt tình với học sinh. Em cũng rất yêu quý cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội.
@꧁ミ〖★ Äŋħ ✔𝕽ҽäӀ✔⁀★〗ミ♪ ᶦᵈᵒᶫ꧂
Hãy viết đoạn văn cho 1 người cô giáo của em .
Bài làm :
Mỗi một năm học, lớp em lại có những giáo viên dạy khác nhau. Ai cũng đều rất tâm huyết và yêu nghề. Nhưng em vẫn thích nhất là cô Nga – giáo viên chủ nhiệm năm lớp một của em. Cô Nga có dáng người hơi gầy, khuôn mặt trái xoan hiền dịu. Mái tóc dài thướt tha như thác nước đổ xuống, lúc nào cũng thoang thoảng hương hoa cam thơm ngát. Đôi mắt của cô lúc nào cũng ánh lên vẻ dịu dàng và tràn ngập tình yêu thương. Miệng cô lúc nào cũng hơi cong cong như đang cười vậy. Đôi tay mềm mại với những ngón tay thon dài xinh đẹp của cô đã từng nắm lấy tay em, hướng dẫn em cách cầm bút, cách viết từng con số, con chữ những ngày đầu đi học. Giọng cô vô cùng trong trẻo và dịu dàng. Lúc cô đọc bài, chất giọng của cô như đưa em hòa nhập vào thế giới của những câu từ, khiến em chẳng thể nào dễ dàng quên đi kiến thức. Cô Nga là một giáo viên tuyệt vời. Em vẫn còn nhớ, khi mới vào lớp Một, cô luôn quan tâm chú ý đến chúng em từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những ngày mùa đông, cô nhắc cả lớp ăn mặc thật ấm. Trước khi ra về, cô đều căn dặn thật cẩn thận. Cô giống như là người mẹ hiền thứ hai của em vậy. Em rất yêu quý cô Nga. Dù bây giờ đã lớn, không còn được học cô nữa nhưng trong lòng em, cô vẫn luôn là người mẹ, là người lái đò tuyệt vời nhất.
Hãy viết 1 đoạn văn cho người chị ở xa của em :
Bài làm :
..., ngày ... tháng ... năm ...
Ngọc Yến yêu dấu,
Tớ rất vui khi nhận được thư của cậu. Hôm nay, tớ mới viết thư trả lời cậu được. Học kì một vừa rồi, tớ đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Ngoài ra, tớ còn được khen thưởng danh hiệu “Kiện tướng kế hoạch nhỏ” trong năm học vừa rồi. Khi nào cậu về quê, tớ và cậu cùng đi ăn mừng nhé. Cuối thư, tớ chúc cậu học tập tốt.
Bạn của cậu
Hà Anh
Tham khảo nha:
Trong những môn học ở trường, em rất thích môn Đạo Đức. Mỗi lần tới tiết học này em đều cảm thấy rất hứng thú. Môn Đạo Đức dạy chúng em nhiều điều về mọi thứ xung quanh, giúp chúng em yêu quý bạn bè, thầy cô hơn. Trong giờ học, cô giáo giảng cho chúng em nghe về lòng yêu thương mọi người, thỉnh thoảng cả lớp còn được nghe cô kể chuyện. Trong lớp ai cũng yêu thích và vui vẻ khi học Đạo Đức. Tiết học rất vui và có nhiều điều có ích cho chúng em.
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi được sinh ra trong một gia đình nhỏ rất hạnh phúc. Gia đình tôi gồm có bốn thành viên, bố, mẹ, tôi và em gái tôi. Tôi đều yêu quý mọi người trong nhà người tôi yêu thương nhất đó chính là bé Min, em gái của tôi. Em đã mang đến cho gia đình tôi nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Bé Min nhà em năm nay lên 6 tuổi. Em rất xinh xắn mà lại rất biết nghe lời người lớn dạy bảo nên mọi người ai ai cũng yêu mến em. Bé nhìn rất dễ thương với hai má bầu bĩnh ửng hồng. Em có nước da giống mẹ nên rất trắng hồng và mịn màng. Đôi mắt em to tròn như hai hạt nhãn. Cái mũi cao, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt tươi sáng ấy là đôi môi trái tim đỏ hồng chúm chím. Min trông ngây thơ như một thiên thần bé nhỏ. Mái tóc dài được buộc bởi bím tóc màu hồng trông thật là xinh. Thân hình em mũm mĩm thật dễ thương khiến cho ai ai nhìn vào cũng thấy yêu. Đôi bàn tay nhỏ nhắn trắng hồng. Cô nàng cũng rất điệu, rất thích màu hồng và những chiếc nơ nhỏ xinh. Mới ngày nào, Min còn là một đứa bé bước những bước chập chững và cất những tiếng nói bi bô mà giờ đây, em đã trở thành một cô bé lớp một lém lỉnh. Em còn có thể giúp đỡ bố mẹ những việc vặt trong nhà. Đôi lúc, em cũng tỏ ra nghịch ngợm với những trò đùa tai quái của mình để quậy phá tôi. Đùa nghịch là như vậy, tôi biết em rất yêu quý tôi. Cứ khi nào hai chị em ở nhà là bé lại quấn lấy tôi không rời. Min hẳn là một cô nhóc rất thông minh. Em rất thích hỏi những câu hỏi tại sao, luôn luôn tò mò vì những điều mới lạ. Khi ngồi vào bàn học, Min tỏ ra rất tập trung. Bé chăm chú viết chữ, những nét chữ của bé tròn trịa, xinh đẹp như chính bé vậy. Không chỉ viết đẹp thôi đâu, em gái em còn có năng khiếu về hội họa nữa. Trên tường trong phòng em dán rất nhiều những bức tranh do chính tay em vẽ. Năm ngoái, bé Min còn được tham gia cuộc thi vẽ tranh thành phố và đạt giải Nhì nữa đấy. Bé thế thôi nhưng Min lại rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Sách vở, đồ dùng học tập khi học xong đều được bé sắp xếp ngay ngắn. Min thân thiện như vậy nên bạn bè ai cũng thích chơi với em. Lớp một thôi mà đã tự ý thức được mình phải học hành chăm chỉ để nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo. Điều này càng làm tôi khâm phục em hơn.
Tôi yêu thương bé Min nhiều lắm. Bé đã mang lại nhiều niềm vui tiếng cười cho mọi người trong gia đình. Tôi mong sao tình chị em của tôi và Min mãi bền chặt như vậy.
/HT\
Phân tích cậu tạo ngữ phá các câu sau :
a) Mùa thu ( TN ) / những con sẻ nâu (CN ) / thong thảo tha ngững cọng rơm vàng về tổ . (VN)
b) Những ngày nắng đẹp (TN) / người (CN) / đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đan cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội.(VN)
c) Những con gà mái (CN) / dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường cái gọi con nháo nhác.(VN)
d) Hoa nước bốn mùa (CN) / xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản (VN)
Chú thích :
TN là trạng ngữ
CN là chủ ngữ
VN là vị ngữ
Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau:
a) Mùa thu/ những con sẻ nâu thong thảo tha những cọng rơm vàng về tổ.
b) Những ngày nắng đẹp/ người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cánhiều màu sắc tung tăng bơi lội.
c) Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường cái gọi con nháo nhác.
d) Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Chú thích :
/ : Là trạng ngữ
in đậm : Chủ ngữ
gạch dưới : vị ngữ
Tham khảo ạ:
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.
Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng - anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.
Sơn - trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.
Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.
Một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.
HT
Tham khảo ạ :
Có ai đó đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Và mỗi trải nghiệm sẽ đem đến cho con người thật nhiều điều ý nghĩa.
Nghỉ hè năm nay, tôi được về quê thăm ông bà ngoại. Lần đầu tiên, tôi có thời gian ở lại quê để thăm thú khắp mọi nơi. Ba tháng hè trôi qua với rất nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi cũng có thêm nhiều bài học bổ ích hơn cho bản thân.
Buổi sáng hôm đó, tôi dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi tạm biệt ông bà để theo gia đình bác Sáu ra đồng thu hoạch lúa. Tôi háo hức vô cùng vì đây là lần đầu tiên tôi được làm công việc này. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa vàng ươm trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng trên cánh đồng thật trong lành.
Ông mặt trời chẳng mất chốc đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi.
Bác Sáu cùng mọi người trong gia đình đã xuống đồng làm việc. Tôi đi theo chị Hạnh - con gái của bác Sáu. Năm nay, chị học lớp chín, đang nghỉ hè nên chị ra đồng phụ giúp bố mẹ. Chị đã dạy tôi cách cầm liềm, cách cắt lúa. Tôi làm theo sự hướng dẫn của chị nhưng không hề dễ dàng. Sau khoảng mười lăm phút loay hoay, tôi cũng cắt được bó lúa đầu tiên. Tôi cầm bó lúa mà sung sướng hò rèo. Bác Sáu còn khen tôi học hỏi nhanh nữa. Mọi người rất nhanh đã quay trở về với công việc của mình. Tôi nhìn đôi bàn tay của bác Sáu cắt lúa nhanh thoăn thoắt. Dưới cái nắng hè, tôi đã thấm mệt từ lâu. Còn mọi người xung quanh thì vẫn đang say mê làm việc. Tôi thêm khâm phục những người nông dân.
Sau một buổi sáng, chúng tôi đã cắt được một nửa ruộng lúa. Bàn tay của tôi mỏi nhừ từ lâu. Nhưng tôi vẫn vui vẻ khi lần đầu tiên được làm công việc này. Buổi trưa hôm đó, tôi đã ăn được tới ba bát cơm và ngủ một giấc ngon lành đến chiều muộn.
Trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Tôi cũng thêm cảm phục và trân trọng những người nông dân, cùng những sản phẩm mà họ đã tạo ra.
HT
Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.
Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …
Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
trong sách lớp 6 tập 1 có đấy.