K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2022

bạn ơi thượng lấy tôi cùng 

tuy rằng khác lớp nhưng chung 1 đề

bạn cho tôi chép tí đê

mai mà tôi đúp mặt bạn bầm đen 

( nói bậy ko chép vô bài ok)

30 tháng 1 2022

nice Phí Lê Giang

Đề thi đánh giá năng lực

30 tháng 1 2022

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sai thì thôi nhé !!

[ HT ]

30 tháng 1 2022

Thuyết minh là một bài thuyết về chi tiết cuả nó , tác dụng của nó và áp dụng cuộc sống ( - 1 đ )

Đấy là tóm tắt ( - 3 đ )

Và chưa có phong cách ngôn ngữ tứ tuyệt ( - 2,5 đ )

Tổng kết :

10 - ( 1 + 3 + 2,5 ) = 4,5 ( điểm )

Bài này đi thi thì chắc trượt tốt nghiệp đại học

27 tháng 1 2022

Tham khảo:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là tác giả yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.

- Tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.

- Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

II. Thân bài

1. Sông đà “hung bạo”

- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông ...”.

- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô ...mượn cạp ngoài bờ vực”,

- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

+ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

2. Sông Đà “trữ tình”

- Khi từ tàu bay nhìn xuống:

+ Sông Đà “”tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình ... đốt nương xuân ”

+ Sông đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

- Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

+ Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.

+ Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

- Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

+ Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.

+ Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

- Nhận xét: Sông Đà trữ tình như một cố nhân, một tình nhân.

- Như vậy: hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận về hình tượng Sông Đà.

- Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây dựng hình tượng thành công.

- Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

27 tháng 1 2022

Tham khảo :

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

- Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một cảnh tượng có một không hai - cảnh vượt thác của người lái đò sông Đà.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm và cảnh vượt thác

* Về tác phẩm:

- “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.

- Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

- Tác phẩm được in trong tập tùy bút sông Đà (1960).

- Bố cục gồm ba phần:

Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò.
Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà.
* Về cảnh vượt thác:


 
- Cảnh vượt thác của ông lái đò nằm ở phần thứ hai: Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình tượng ông lái đò.

- “Cảnh vượt thác” là cảnh tượng người lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với bao tướng dữ quân tợn.

- Được Nguyễn Tuân gọi là cảnh tượng có một không hai, “xưa nay chưa từng có”.

2. Phân tích cảnh vượt thác

* Ở trùng vi thứ nhất:

- Con sông Đà:

Thạch trận với bốn cửa sinh và một cửa tử.
Nước thác reo hò làm thanh viện cho đá.
Sóng thác đã đánh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ.
=> Không khí trận chiến nóng bỏng gay cấn hồi hộp

- Ông lái đò:

Thạch trận dàn bày vừa xong thì con thuyền vut tới.
Mặt ông lái đò méo xệch đi.
Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng.
=> Con thuyền thoát khỏi nguy hiểm.

* Ở trùng vi thứ hai:

- Con sông Đà:

Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá
=> Con sông Đà trở nên khôn ngoan hơn.

- Ông lái đò:

Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá.
Ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh.
=> Vượt qua hết cửa tử.

* Ở trùng vi cuối cùng:

Ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ.
Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.
=> Con sông ngày càng mưu mẹo muốn dồn người lái đò vào chỗ chết.

- Ông lái đò:

Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được.
=> Ông lái đò đã chiến thắng con sông hung dữ.

* Nhận xét:

- Cảnh vượt thác đã thể hiện tài hoa của ông lái đò: Ông chính là hình tượng con người lao động là biểu tượng cho trí dũng song toàn trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.

- Đây chính là một cảnh tượng có một không hai.

3. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.


 
- Sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Lối so sánh liên tưởng độc đáo.

III. Kết bài

- Nguyễn Tuân thực sự đã xây dựng được một cảnh tượng đặc sắc “xưa nay chưa từng có”.

- Người lái đò sông Đà xứng đáng là một tác phẩm kiệt tác viết về người lao động vùng Tây Bắc.

26 tháng 1 2022

hi anh =o

24 tháng 1 2022

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

24 tháng 1 2022

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)

24 tháng 1 2022

?????

22 tháng 1 2022

uk thế k đi =_=

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ sau:Quả sấu non trên caoChót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh nonTrời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữaTrái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn cành congNhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô...
Đọc tiếp

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ sau:

Quả sấu non trên cao

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên ánh nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đầy ngào ngạt
Thoáng như một nghi ngờ
Trái đã liền có thật

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột.

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu.

Chao! Cái quả sấu non
Chưa ăn mà đã giòn
Nó lớn như trời vậy
Và sẽ thành ngọt ngon.

4
18 tháng 1 2022

Gợi ý bài tập:
Bài thơ thể hiện những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua những phương diện sau:
– Về chức năng:
+ Bài thơ làm nhiệm vụ cung cấp hiểu biết về quả sấu, tuy rằng vẫn có ít nhiều thông tin về quả sấu: vị trí, quá trình phát triển, màu sắc, độ chua giòn.
+ Chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: từ hình tượng quả sấu để nói về sự sống, về quá trình hình thành, phát triển, bảo vệ sự sống nói chung và con người nói riêng.
– Hình tượng trung tâm: là hình tượng quả sấu non. Đó là hình tượng cụ thể, sinh động nhưng qua đó nói lên nhiều ý nghĩa khái quát sâu xa. Tính hình tượng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
– Hình tượng quả sấu non được tạo nên bởi những chi tiết cụ thể, sinh động: hình dáng, vị trí, màu sắc, mùi vị… Những điều đó cũng bộc lộ tính cá thể không lẫn với hình tượng khác.
– Bài thơ tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ: nâng niu quí trọng cái đẹp dù nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ.

Nhớ cho một đánh giá câu trả lời hay nhất và cảm ơn nha。

18 tháng 1 2022

Cop mạngggggggggggggggggggggg

ko em ko biet saigon star