Tìm trạng ngữ , chủ ngữ ,vị ngữ của các câu sau
a} Sau tiếng chuông chùa , mặt trăng đã nhỏ lại ,sáng vằng vặc
b}Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá ,tràn ngập con đường trắng xuôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL:
Biện pháp : Nhân hoá :
Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
HT
Tham khảo
Ngôi trường tiểu học (tên trường) đã gắn bó với em suốt năm năm qua. Với em nơi đây giống như ngồi nhà thứ hai vậy.
Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.
Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió.
Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.
Trường học có lẽ đẹp nhất vào lúc sáng sớm. Không khí tấp nập, ồn ào cứ dần dần rộ lên bao trùm cả khu trường. Gió như thổi mạnh lên trên những tán lá bàng. Ông mặt trời chiếu tia nắng đầu tiên xuống sân trường làm những giọt sương mai còn đọng trên khóm hoa mẫu đơn long lanh như hạt ngọc. Rồi mọi người cũng đã đến đông đủ. Tiếng bác trống trường lại vang lên quen thuộc giục chúng em vào lớp.
Trường học có thầy cô, bạn bè cùng chắp cánh cho em những ước mơ tươi đẹp. Mai này dù đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường tuổi thơ. Em rất yêu ngôi trường của mình.
Kham khảo nha:
Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta. Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tâm trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.
Đối với tôi ngôi trường tiểu học A là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học A”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường.
Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .
Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì.
Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảng đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác Hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn, dưới đó là bàn giáo viên .
Thật tuyệt khi bước vào lớp B của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi. Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài. Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.
Ngôi trường tiểu học A đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.
Tham khảo
“Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.
Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.
Tham khảo ạ:
Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại.
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm:
Nhớ gì như nhớ người yêu
...
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:
Ta về, mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.
Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng. Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc - đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,…
Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.
Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:
Những đường Việt Bắc của ta
...
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hy sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: "Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai", sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: "Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hy vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:
Mình về, còn nhớ núi non
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa
Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :
Ở đâu đau đớn giống nòi
...
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.
Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.
Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già;
…
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường
Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;
Nắng trưa rực rỡ sao tràng;…
và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:
Chày đêm nện cối đều đều suối xa;
Đêm đêm rầm rập như là đất rung;…
Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:
Mình về, mình có nhớ ta;
Mình về, có nhớ chiến khu;
Nhớ sao lớp học i tờ;
Nhớ sao ngày tháng cơ quan;
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,…
Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
Em yêu chim cánh cụt vì chim cánh cụt rất dễ thương và ngộ nghĩnh
a. TN : sau tiếng chuông chùa
CN : mặt trời
VN :đã nhỏ lại , sáng vằng vặc
b.
CN:Ánh trăng trong
VN : chảy khắp cành cây kẽ lá , tràn ngập con đường trắng xóa
a} Sau tiếng chuông chùa , mặt trăng /đã nhỏ lại ,sáng vằng vặc
TN CN VN
b}Á nh trăng trong /chảy k hắp cành cây kẽ lá ,tràn ngập con đường trắng xuôi
CN VN