K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

nghĩa là bạn ấy nợ olm 23 điểm đó

24 tháng 1 2022

hoặc do lỗi

24 tháng 1 2022

Bạn ơi mình không thấy hình ảnh bạn ạ?

24 tháng 1 2022

các bạn ơi

máy lỗi

câu hỏi là

Tại sao con người lại thông minh hơn động vật thank you

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sauA) Con đường làngVừa mới đắpXe chở thócĐã hò reoNối đuôi nhauCười khúc khíchB)Phì phõ như bễBiển mệt thở rungC)Tiếng dừa làm dịu nắng trưaGọi đàn gió đến cũng dừa múa reoTrời trong đầy tiếng rì ràoĐứng canh trời đất bao la,Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.a. Sự vật được nhân...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sau

A) Con đường làng

Vừa mới đắp

Xe chở thóc

Đã hò reo

Nối đuôi nhau

Cười khúc khích

B)Phì phõ như bễ

Biển mệt thở rung

C)Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cũng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

a. Sự vật được nhân hóa

-_______________________________________________________________________________________________________

a. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-__________________________________________________________________________________________________________

b. Sự vật được nhân hóa

-___________________________________________________________________________________________________________

b. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

- __________________________________________________________________________________________________________

c. Sự vật được nhân hóa

- __________________________________________________________________________________________________________

c. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-_________________________________________________________________________________________________________

hlep me

Thank you so much

4

TL

a. Sự vật được nhân hóa

-_xe chở thóc

a. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-cười rúc rích,hò reo

b. Sự vật được nhân hóa

-_biển

b. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

- thở rung

c. Sự vật được nhân hóa

- dừa,gió

c. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-đàn(gió),gọi,múa reo,đủng đỉnh như là đứng chơi

24 tháng 1 2022

A) Con đường làng

Vừa mới đắp

Xe chở thóc

Đã hò reo

Nối đuôi nhau.

-Sự vật nhân hóa:Xe chở thóc

-từ ngữ thể hiện sự nhân hóa:hò reo,nối duôi nhau

B)Phì phõ như bễ

Biển mệt thở rung

-Sự vật nhân hóa:Biển

-từ ngữ nhân hóa:Thở rung

C)Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cũng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

-Sự vật nhân hóa:Dừa

-Từ ngữ nhân hóa:gọi;múa reo;đứng canh;đủng đỉnh

28 tháng 11 2017

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

ke-chuyen-ve-tham-que-ngoai-hoac-noi

!-->

Chuyến về thăm quê của em

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

28 tháng 11 2017

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sauA) Con đường làngVừa mới đắpXe chở thócĐã hò reoNối đuôi nhauCười khúc khíchB)Phì phõ như bễBiển mệt thở rungC)Tiếng dừa làm dịu nắng trưaGọi đàn gió đến cũng dừa múa reoTrời trong đầy tiếng rì ràoĐứng canh trời đất bao la,Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.a. Sự vật được nhân...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sau

A) Con đường làng

Vừa mới đắp

Xe chở thóc

Đã hò reo

Nối đuôi nhau

Cười khúc khích

B)Phì phõ như bễ

Biển mệt thở rung

C)Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cũng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

a. Sự vật được nhân hóa

-_______________________________________________________________________________________________________

a. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-__________________________________________________________________________________________________________

b. Sự vật được nhân hóa

-___________________________________________________________________________________________________________

b. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-___________________________________________________________________________________________________________     giúp mình nhé

Đang cần gấp các bạn ơi

    Thank you so much

10
24 tháng 1 2022

a) -Sự vật nhân hóa : xe chở thóc
    -Từ ngữ nhân hóa : hò reo, cười khúc khích

b)

-sự vật được nhân hóa : Biển

-từ ngữ nhân hóa : mệt thở rung

24 tháng 1 2022

mik tự đánh máy cho nên sai đoạn này

- Phì phõ như bễ

Chuyển thành phì phò như bễ nhé

24 tháng 1 2022

thanh hỏi: ở, nổi, hẳn, phải.

thanh ngã: đẽ, 

k cho mình

TL

- Làm cho giập nát hoặc tróc lớp ngoài bằng cách cho vào cối và dùng chày nện xuống liên tiếp : giã

- Ở tình trạng chưa xong chưa kết thúc : dở

-  Có màu sắc tươi sáng, đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên,làm cho người khác phải chú ý:rực rỡ

19 tháng 9 2021

Bạn tham khảo dàn ý nhaa :

1. Mở bài

Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

2. Thân bài

- Lý do xuất hiện trải nghiệm.

- Diễn biến của trải nghiệm:

Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.

Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…

Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…

Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…

3. Kết bài

Bài học nhận ra sau trải nghiệm.

Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

Bạn tham khảo : 

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.

Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.

Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.

Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:

- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!

Em trả lời:

- Xì! Chưa chắc.

Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:

- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.

Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.

Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.

24 tháng 1 2022

tham khảo

Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi trong lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ thấy những bóng người vội vã hối hả trong giờ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là người mất đồ cả.

Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em muốn. . Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghĩ xấu xa đó đi. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.

Đúng! Mình sẽ đem số tiền này trả về chủ nhân của nó. Nhưng biết tìm ai mà trả đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bũng, em chạy ngay đến đó nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp

Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:

–Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?

–Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm ai trả

Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.

–Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và trường lớp vào biên bản nhé

Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố mẹ về việc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau, cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ

Em thấy rất vui vì mình đã làm được một việcc tuy nhỏ nhưng khi nhận được những lời khen ngợi từ mọi người, em thấy vô cùng tự hào

24 tháng 1 2022

Tham khảo !!!

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” của cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậu ấy hét lên:

Sao cậu lại có thể làm như vậy.

Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật ký trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

- Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

tham khảo

Em rất thích những công việc lao động trí óc, đặc biệt là nghề bác sĩ bởi đó là công việc cứu chữa bệnh cho mọi người. Gần nhà em có chú Nam là bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, em rất ngưỡng mộ chú.

Chú Nam còn rất trẻ, dáng người chú thật cao. Người chú luôn thoang thoảng mùi thuốc nhè nhẹ rất dễ chịu. Chú là bác sĩ khoa nhi, bởi vậy chú rất dịu dàng và ôn nhu. Nụ cười luôn thường trục ở trên môi chú khiến người khác cảm thấy rất dễ gần và thân thiết. Đúng là như vậy, vì làm việc với các bạn nhỏ nhiều mà chú rất yêu thích trẻ con. Trẻ con ở trong khu luôn rất yêu quý chú, em cũng không ngoại lệ. Chú còn là người rất kiên nhẫn nữa. Mỗi khi trẻ em trong khu bị bệnh, khóc nháo không chịu khám bệnh, chú đều nở một nụ cười rồi tìm cách dỗ dành, chẳng mấy chốc mà đứa trẻ ấy đã ngoan ngoãn khám bệnh rồi.

Chú Nam là một người rất vui tính. Chú rất hay kể chuyện cười cho em nghe, những câu chuyện cười của chú rất thú vị, khiến em cứ cười mãi không thôi. Có những hôm chú phải trực ca đêm ở bệnh viện, sáng hôm sau mới về, trông chú có vẻ mệt mỏi lắm. Chú nói nghề làm bác sĩ thực sự trông vậy thôi nhưng rất áp lực. Mình làm sai là phải chịu trách nhiệm rất lớn vì đó là mạng người, bởi vậy nên phải rất cẩn thận. Nhưng cứu được người chính là niềm vui của những người làm nghề Y.

Em rất yêu quý chú Nam. Chú là một người vô cùng tuyệt vời, em sẽ học thật giỏi để sau này có thể được trở thành một người như chú.

THAM KHẢO

Chiều hôm qua, mẹ em đi khám ở bệnh viện huyện; trong lúc chờ mẹ ngoài hành lang em chú ý đến cô y tá trong phòng điều dưỡng đang chăm sóc bệnh nhân. Cô y tá đó tỉ mi, cẩn thận hỏi han bệnh nhân và luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh. Cũng vì thế mà em ấn tượng với cô y tá đó.

Cô y tá mặc một bộ đồ màu trắng của bệnh viện, trên đầu đội mũ cũng màu trắng. Cô đi một đôi hài màu đen thấp. Dáng cô mảnh mai nên khi có yêu cầu gì khẩn cấp cô có thể chạy đi nhanh chóng.

Trong lúc cô chăm sóc cho bệnh nhân, cô luôn nở nụ cười thật tươi và thật hiền. Giọng nói trầm nhẹ khi trò chuyện với bệnh nhân khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Mặc dù trong phòng bệnh có rất nhiều người, ai cũng có nhu cầu chăm sóc, tuy nhiên cô vẫn không hề kêu ca, lần lượt chăm sóc người này sang người khác. Cứ từng người, từng người một đều do bàn tay của cô chăm sóc.

Đối với những chị thực tập mới vào, cô cũng hướng dẫn rất nhiệt tình và chu đáo. Luôn động viên thực tập sinh phải cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc.

Cô y tá chăm sóc bệnh nhân này thực sự khiến cho em khâm phục vì đức tính cần cù, chịu khó cũng như có tấm lòng bồ tát với mọi người.