K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )Phần I.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.(Võ Quảng)b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũiđảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.(Nguyễn Tuân)c. Tôi...
Đọc tiếp

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )

Phần I.

1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:

a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.

Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

(Võ Quảng)

b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi

đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

(Nguyễn Tuân)

c. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

(Tô Hoài)

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong khổ thơ sau:

 

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng… Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ.

(Tố Hữu)

3. Thêm thành phần trạng ngữ vào các câu sau sao cho phù hợp:

a…., lắc lư những chùm quả chín vàng.

b…, mặt hồ lóng lánh như mặt gương.

c…, bạn ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc.

d…, quanh cảnh làng quê thật nhộn nhịp.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu

văn sau:

Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc

râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.

(Tô Hoài)

Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Tinh thần yêu nước cũng giống như những thứ của quý. Có khi được trưng bày

trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín

đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ

chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực

hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Hồ Chí Minh)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt

chính của đoạn văn?

 

2. Trong văn bản em vừa nhắc, Hồ Chí Minh viết về lòng yêu nước của nhân

dân ta trong thời kì nào?

3. a. Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn trên.

b. Thành phần nào của câu được rút gọn?

c. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn.

4. Viết đoạn văn khoảng 08 - 10 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần yêu nước và

trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Đoạn văn có sử dụng câu chứa

thành phần trạng ngữ (gạch chân, chú thích).

6
3 tháng 5 2020

phần II

1.-  Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".

   - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Tác giả Hồ Chí Minh viết trong thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp.

3.  Câu rút gọn:

- Có khi được...dễ thấy. (rút gọn thành phần chủ ngữ, khôi phục chủ ngữ sẽ là "tinh thần yêu nước")

- Nhưng cũng có khi...trong hòm. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "......................................")

- Nghĩa là...kháng chiến. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "bổn phận của chúng ta")

3 tháng 5 2020

a)    câu rút gọn :   _ Đã đến Phường Rạch 

_      Thành phần đc rút gọn là chủ ngữ 

_tác dụng : giúp câu văn ngắn gọn , thông tin đến người đọc (nghe) nhanh .

 b)   câu rút gọn :  _ và ngồi đó rình mặt trời lên 

                            _    còn tối đất cố đi mãi đến  đá đầu sư  , ra thầu múi đảo .

thành phần đc rút gọn :  chủ ngữ 

tác dụng : giúp câu văn vừa  ngăn gọn , vừa thông tin được nhanh , tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đằng trước

5 tháng 5 2020

- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện:

+ Bữa ăn hàng ngày

+ Nhà ở

+ Việc làm

+ Lời nói, bài viết.

7 tháng 5 2020

bài này con làm và được chữa rồi ạ ! 

Giải :

Để làm rõ đức tính giản dị của bác  tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện :

-Đời sống sinh hoạt hàng ngày :+Bữa cơm

                                                    +Ngôi nhà

                                                    +Công việc và quan hệ với mọi người

-Lời nói , bài viết

2 tháng 5 2020

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi!Sao nhớ quá!Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương.Hình ảnh thầy cô,bạn bè và cả hình ảnh sân trường mỗi giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

Câu đặc biệt có trong đoạn văn trên là :"Ôi!Sao nhớ quá!"

Tác dụng của câu đặc biệt là :Bộc lộ cảm xúc

Câu rút gọn có trong đoạn văn trên là :"hình ảnh thầy cô,bạn bè và cả hình ảnh sân trường mỗi giờ ra chơi"

Tác dụng của câu rút gọn là : Làm cho câu gọn hơn,vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước

Trạng ngữ có trong đoạn văn trên là :"ngày mai"

Tác dụng :Bổ sung ý nghĩa về thời gian

*Ryeo*

2 tháng 5 2020

cái đó mình viết lộn nha làm lại nè :

Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

7 tháng 5 2020

a. những người chuyên môn mới định được - trạng ngữ

b. khuôn mặt đầy đặn - vị ngữ

c. các cô gái Vòng đỗ gánh - trạng ngữ

e. hắn giật mình - vị ngữ

7 tháng 5 2020

a. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.

b. Bác nhận được tin yêu của nhiều người.

c. Đá được người ta chuyển lên xe.

d. Em bé được mẹ rửa chân cho.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên Bài 1.Đọc – hiểu văn bản“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,...
Đọc tiếp

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên 

Bài 1.Đọc – hiểu văn bản

“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”

 

a.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? ai là tác giả? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên

b.Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên

c.Viết đoạn văn từ 8 -10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn văn trên.( gạch chân, chú thích một câu bị động, một cặp quan hệ từ được sử dụng)

 

1
30 tháng 4 2020

Cho mình hỏi bạn biết cách nào đăng bài làm bằng ảnh không ?

29 tháng 4 2020

Tham khảo:

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.

Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.

Chúc bạn học tốt!