K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

tra google đi cho nhanh

28 tháng 10 2021

TL:

Năm ấy, ta vừa mới lớn, được vua cha rất thương yêu chiều chuộng. Vua cha thường nói với mẫu hậu rằng: “Con gái đầu lòng của ta thật xinh đẹp, hiền lành. Phải kén được một chàng trai có tài cao, chí lớn, ta mới gả nó đi lấy chồng”.

Rồi một hôm, vua cha cho người đi loan báo khắp nơi rằng nhà vua muôn kén rể quý. Nhiều chàng trai từ khắp nơi tìm đến, nhưng chưa có ai khiến vua cha vừa ý.

Bẵng đi một dạo, bỗng một hôm, không hẹn mà nên, có hai người đến cùng một lúc. Một người tự xưng là Sơn Tinh, làm chúa miền non cao. Một người tự xưng là Thủy Tinh, cai quản miền nước thẳm. Hỏi đến tài năng, hai người đều có tài lạ. Sơn Tinh có tài năng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Còn Thủy Tinh cũng không kém. Chàng có tài gọi gió, gió đến; hô mưa, mua về; trong chớp mắt có thể khiến trời nổi dông bão, gây ra lụt lội.

Cả hai người đều muôn cưới ta làm vợ. Vua cha lúc bấy giờ rất băn khoăn. Cứ như ý ta nghĩ thì vua cha có vẻ nghiêng về phía Sơn Tinh hơn. Nhưng, trong hai người, nhà vua từ chối người nào, chọn người nào thì cũng không tiện. Cha bèn mời các vị Lạc hầu, Lạc tướng đến để bàn bạc.

Rồi người truyền với hai vị khách cầu hôn rằng cả hai chàng đều rất hợp ý vua cha. Có được những rể quý như hai chàng, thật là điều đại phúc, cũng là cho đất nước Vãn Lang này. Nhưng ngặt nỗi vua cha lại chỉ có một đứa con gái, không biết làm sao. Nhận lời người này tất sẽ phụ lòng người kia. Thật là khó xử.

Để chọn được một trong hai người mọt cách thuận tình hợp lí, vua cha đã đặt ra điều kiện rằng sáng sớm ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, vua cha sẽ cho người ấy đón ta về nhà. Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Cả đem hôm đó ta không sao ngủ được. Cứ nghĩ đến lúc phải rời hoàng cung về với nhà chồng, xa rời vua cha và mẫu hậu, lòng ta cứ nghẹn ngào. Lại còn chưa biết sẽ về đâu: nơi núi cao hay vùng nước thẳm. Tất cả phải đợi đến sáng hôn sau mới rõ được.

Sáng hôm sau, khi chân trời vừa mới rạng, ta chưa kịp thức giấc, đã nghe lao xao tiếng người ngoài cổng thành xin vào đón dâu. Chính Sơn Tinh cùng với quân lính và người nhà đã đem đủ lễ vật đến trước. Vua cha mừng rỡ thâu nhận sính lễ rồi giục ta mau chóng cùng Sơn Tinh lên đường về núi Tản Viên. Ngước mắt nhìn hoàng cung lần cuối, ta vội vã lên đường. Thoáng chốc, bóng dáng tòa thành đã mất hút trong mây.

Thủy Tinh đến sau, biết chuyện Sơn Tinh đã đến trước và rước ta đi rồi, chàng vô cùng giận dữ, liền thét gọi quân lính hò reo đuổi theo. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Đoàn quân thủy quái từ dưới sông tiến lên rầm rập trên rừng, khí thế vô cùng khủng khiếp.

Từ trên núi cao, Sơn Tinh biết chuyện, chàng bình tĩnh khuyên ta hãy an lòng. Nói rồi chàng vẫy tay dựng núi thành hàng ngăn nước sông. Chàng lại hóa phép dời từng ngọn núi, dựng lên làm những bức thành cao ngất để cản dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao lên chừng nào, chàng lại cho núi cao lên chừng ấy. còn giao cho tướng hổ dẫn quân tiêu diệt đoàn thủy quái đang bò lổm ngổm khắp mặt đất. Cuộc chiến kinh hoàng không sao tả nổi.

Hai bên cứ thế đánh nhau liên tục mấy tháng ròng rã. Quân Thủy Tinh càng đáng càng hăng. Sức của Thủy Tinh lúc đầu thì hung dữ, càng ngày xem ra càng suy yếu. Cuối cùng hắn đành chịu thua, phải rút quân về.

Tuy vậy, Thủy Tinh ôm hận trong lòng quyết không từ bỏ. Liên tiếp từ đó đến nay, năm nào hắn cũng cho quân lên đánh Sơn Tinh, gây cho đất Phong Châu ta cảnh lũ lụt mấy tháng liền, thật là đau khổ không sao kể siết. Sơn Tinh cùng nhân dân thành Phong Châu kiên cường chống lại quyết giữ lấy cuộc sống yên bình. Dù cố hết sức nhưng Thủy Tinh lúc nào cũng nhận lấy thất bại.

~HT~

27 tháng 10 2021

báo cáo

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

1:A.children  B.champagne  C.chapter  D.charity

2:A.conflict  B.forbidden  C.reliable  D.determine

3:A.conducts  B.returns  C.wanders  D.wonders

4:A.attraction  B.artisaC.frame  D.handicraft

26 tháng 10 2021

Câu : viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát này có nghĩa là: khuyên chúng ta nên tha thứ cho người khác vì khi viết lên cát, gió sẽ thổi bay cát đi cùng với sự tha thứ. Còn câu : khắc ghi những ân nghĩa lên đá có nghĩa là khi chúng ta khắc lên đá, gió không thể thổi đi được. Chuyện ân nghĩa đó chúng ta sẽ không bao giờ quên cả.

Tham khảo nha:

Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật " ngụ cảnh tả tình" bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bức phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích " Chị em Thúy Kiều" mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn"

"Sắc sảo" ở đây là vẻ đẹp trí tuệ."Mặn mà" lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: "càng", "hơn".

Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm liễu hờn kém xanh"

Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như " thu thủy"- nước mùa thu, "xuân sơn"- núi mùa xuân.

Vẫn lấy thiên nhiên như "hoa", "liễu" làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân,tươi thắm.

Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ "làn thu thủy" vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao!

Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hoàn của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: " Nghiêng nước nghiêng thành", Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên "thua", "nhường". Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên " hờn", "ghen", đố kị:

"Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn.Chữ "hờn", "ghen" trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên." Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều "Sắc đành đòi một tài đành họa hai", Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

"Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm"

Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm. "Thi họa đủ mùi ca ngâm" là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, "ăn đứt" hơn hẳn người khác là tài đàn:

"Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

"Làu bậc ngũ âm" là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn " bạc mệnh" Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn. Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.

HT