K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2022

easy như lớp 1

haha

Đọc văn bản sau: Thần Lửa A Nhi Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm cho chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Thần Lửa A Nhi

Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.

Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm cho chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú.

Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh và hoa cỏ.

Một hôm thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa, thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng. Trong rừng có năm mẹ con chim Đầu Rìu. Chim mẹ kêu than: “Con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc bị thiêu sống!”.

Bỗng chim mẹ nghĩ được một kế cứu con:

- Các con ơi đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khoả cát lên lấp kín, khi lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.

- Nhưng mẹ ơi - một con chim thưa - con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất!

- Không đâu, bé yêu ạ! Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt mất rồi, chính mẹ trông thấy.

- Còn có những con chuột khác, mẹ ạ! - Một con chim nữa nói - Bị chuột ăn thì đau đớn và nhục nhã quá! Mẹ ơi, thà chết thiêu còn hơn!

 - Bị thiêu nóng lắm, các con ạ! Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.

- Không, không mẹ ơi! Không đời nào!

Bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khôn nhất nói:

- Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thôi. Và họ Đầu Rìu nhà ta sẽ tuyệt giống, tuyệt nòi. Mẹ còn trẻ lắm. Thoát nạn này mẹ sinh một lũ em… Mẹ hãy bay đi, bay nhanh đi, lửa đến rồi! Chúng con van mẹ!

- Mẹ trốn một mình sao đành chứ ?

- Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! - Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn:

- Bay nhanh đi, nếu không chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem!

Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đôi cánh chưa có lông sắp xông vào lửa. Chim mẹ hoảng quá, đành phải bay đi.

Bấy giờ, bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.

- Thần Lửa A Nhi quảng đại ơi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác? Rồi mẹ chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khô. Chỉ có ngài là cứu được chúng con. Hỡi A Nhi nhân hậu!

Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:

- Các con đừng lo sợ! Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.

Đó là tiếng của thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim Đầu Rìu mẹ cũng bay về.

Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông vũ của mình, ngụ ý thờ thần Lửa ở trên đầu.

                                                                                                                          (Theo Thần thoại Ấn Độ)

           Viết bài văn khoảng 500 chữ nêu cảm nhận của anh /chị về nhân vật thần Lửa A Nhi  trong câu chuyện thần thoại trên.

1
30 tháng 11 2022

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Cảm nhận về nhân vật trong câu chuyện Thần Lửa A Nhi

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

* Tóm tắt cốt truyện theo nhân vật chính

* Cảm nhận cụ thể về nhân vật:

- Đặc điểm của thần Lửa:

+ Hình dáng, tầm vóc: Thần Lửa A Nhi có tầm vóc khổng lồ, kì vĩ, vẻ đẹp độc đáo (Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường).

+ Tính cách: 

  • Thần chăm chỉ và yêu thương các sinh vật, chăm lo cho sự sống trên trái đất 

Ø  Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm;nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sang cho con làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn, ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú).

Ø  Hay đi giúp người (Thần giúp người đốt cỏ và mải đi giúp nhiều  người khác).

Ø  Nghe tiếng cầu cứu thống thiết của bốn anh em chim Đầu Rìu con, thần A Nhi đã kịp thời xuất hiện và dập tắt đám cháy, cứu sống gia đình nhà Đầu Rìu.

  • Thần có tính nóng vội và giúp nhiều người cùng lúc nên không làm xuể công việc và đã gây hậu họa.    

-> Thần Lửa vừa phi thường vừa gần gũi, đời thường.  

+ Tài năng và công việc:

  • Có khả năng làm những việc siêu nhiên để giúp loài người duy trì sự sống: tạo mặt trời, ánh sáng của các vì sao để chiếu sáng cho thế gian, nấu chín thức ăn.
  • Có phép phân thân để làm nhiều việc cùng lúc nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách.

- Cơ sở hình thành sự tưởng tượng của người Ấn Độ xưa về thần Lửa:

+ Bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc sống lao động, sinh hoạt, người Ấn độ xưa nắm bắt những đặc điểm nổi bật của lửa để hình dung, tưởng tưởng hình tương thần Lửa: lửa màu đỏ, bén rất nhanh nên họ hình dung thần Lửa cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường; mặt trời, mặt trăng đều phát sáng nên được hình dung chúng do thần Lửa tạo ra; Lửa vừa đem lại lợi ích, vừa gây họa cho con người được người xưa lí giải do Thần Lửa không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh...

+ Người Ấn Độ xưa với thế giới quan “vạn vật hữu linh” đã  hình dung; trao cho lửa tính cách, hành động như con người.

- Ý nghĩa của hình tượng thần Lửa A Nhi:

+ Phản ánh nhận thức của con người nguyên thủy về thế giới tự nhiên: giải thích các hiện tượng tự nhiên (mặt  trời, sao, lửa, cháy rừng, chim Đầu Rìu có chòm lông đỏ trên đầu). 

+ Phản ánh quan niệm “vạn vật hữu linh” của người nguyên thủy . Vì cho rằng vạn vật đều có linh hồn nên người  xưa đã nhân hóa lửa thành vị thần và trao cho thần công việc kiến tạo thế giới.

+ Gi gắm khát vọng chinh phục thiên nhiên, sáng tạo thế giới , đem lại cuộc sống hữu ích cho con người của người nguyên thủy  (quá trình tìm ra lửa,tạo ta ánh sáng xua bóng đêm, dập nạn cháy rừng, giúp nấu chin thức ăn...).

+ Phản ánh vẻ đẹp riêng của tín ngưỡng, văn hóa của cộng đồng Ấn Độ xưa: đề cao vai trò quan trọng của thần Lửa, vị thần tối linh trong văn hóa, tín ngướng của người Ấn Độ , chỉ đứng sau thần Sấm, Sét; vì  dù ở thiên đường, hạ giới hay không trung đều cần có hơi ấm của thần Lửa A Nhi để sinh sôi, tồn tại và phát triển.

* Đánh giá chung: 

- Nghệ thuật khắc họa hình tượng Thần Lửa A Nhi:

+ Nhân hóa, gán cho hiện tượng tự nhiên (lửa) tính khí,  thói quen,  hành động của con người.

+ Thủ pháp cường điệu, phóng đại.

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, hoang đường (tung quả cầu lửa để sưởi ấm cho loài người, thắp sáng các vì sao, phân thân  làm nhiều việc) để thể hiện tài năng, sức mạnh của thần Lửa A Nhi; lí giải các hiện tượng tự nhiên: mặt trời có sức nóng, mặt trăng chiếu sáng... hoặc giải thích các hiện tượng (cháy rừng).

- Nội dung:

+ Qua nhân vật  thần Lửa A Nhi, có thể thấy được trí tưởng tượng phong phú của người xưa trong việc giải thích hiện tượng tự nhiên; đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngướng và văn hóa cộng đồng Ấn Độ.

+ Nhân vật cũng đem lại cho con người hôm nay bài học về lòng thương người và sự cẩn trọng, đúng lúc khi giúp người.

+ Nhân vthần Lửa A Nhi góp phần làm nên vể đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại Ấn Độ.

d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

   Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Nắng mới Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không.   Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.   Hình dáng me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không.

 

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

 

Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra;

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1998, trang 288)

Lựa chọn  phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nắng mới là ai?

A. Nắng mới

C. Người mẹ

B. Tôi

D. Con gà

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

C. Bài luật

B. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn

Câu 3. Cho biết hoàn cảnh làm nảy sinh tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình.

A. Khi “nắng mới hắt bên song”.

B. Khi nghe tiếng “xao xác, gà trưa gáy não nùng”.

C. Mỗi khi nhìn thấy nắng đầu mùa báo hiệu kết thúc những ngày lạnh ẩm, nghe tiếng gà trưa xao xác gợi lại dĩ vãng khi xưa, mỗi lúc như thế mẹ thường mang áo ra phơi.

D. Mỗi khi nhớ lại dĩ vãng năm xưa có mẹ

Câu 4. Những từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

A. Xao xác, não nùng, rượi buồn, chập chờn, nhớ.

B. Xao xác, não nùng, buồn, sống lại, mường tượng.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười

Câu 5. Người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật tôi với những hình ảnh nào?

A. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Hãy còn mường tượng lúc vào ra

B. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo

C. Người phơi áo trước dậu, người mẹ thủa thiếu thời

D. Lúc người còn sống, lúc vào ra

Câu 6. Anh/chị hiểu nắng mới trong bài thơ là gì?

A. Ánh nắng tinh khôi, đầu tiên của một ngày mới.

B. Ánh nắng đầu mùa báo hiệu đã hết những ngày lạnh, ẩm.

C. Ánh nắng rực rỡ buổi trưa hè.

D. Ánh nắng hiu hắt, yếu ớt cuối mùa.

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.

B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.

C. Nỗi nhớ thương tha thiết với người mẹ thân yêu.

D. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo”?

Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật “tôi” bằng một đoạn văn 7-10 câu.

2
30 tháng 11 2022

  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...    

30 tháng 11 2022

câu 1: C   câu 5: A

câu 2: B   câu 6: B

câu 3: C   câu 7: C

câu 4: A   câu 8: 

Các từ láy đó là: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng

-  Tác dụng:

+ Biểu hiện trực tiếp, sinh động tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Gợi nỗi buồn trong hiện tại, nỗi nhớ về dĩ vãng với hình ảnh người mẹ thân yêu.

Câu 9:

Câu thơ gợi lên nét cười tươi tắn, rạng rỡ, ấm áp với hàm răng được nhuộm đen bóng (một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa) và rất duyên dáng (vì nụ cười được che phần nào sau tay áo) của mẹ.

Câu 10:Trong kí ức của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên rất sắc nét, gần gũi, thân thương. Mẹ đi xa khi “tôi” còn nhỏ  tuổi. Những kí ức của “tôi” về mẹ vẫn như mới hôm qua. Có lẽ, hình ảnh “áo đỏ người đưa trước dậu phơi” cùng với “nét cười đen nhánh sau tay áo” đã là những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong tâm trí “tôi”. Mẹ là người phụ nữ tươi duyên, hiền hậu. Mẹ chịu thương chịu khó và lạc quan… Kí ức đẹp đẽ đó không bao giờ có thể phai nhạt.  Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:      Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

0
26 tháng 10 2022

1+1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:      Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ. (Phong Tử...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

(Phong Tử Khải, Yêu và đồng cảm)

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

c. Dấu hiệu nào cho thấy liên kết giữa đoạn văn này và đoạn văn kề trước đó của văn bản Yêu và đồng cảm.

d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dung từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

0
27 tháng 2 2023

Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản: 

- Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.

- Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,…