K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Luật thơ:

"Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh":

Trong thơ bảy chữ,  những tiếng 1, 3 và 5 không phải tuân thủ theo luật bằng trắc. Các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ nghiêm ngặt theo luật bằng trắc.

        Luật  thơ 7 chữ, ta chia làm 2 loại; luật vần bằng và luật vần trắc
Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu thứ nhất trong bài thơ ta có thể phân biệt được bài thơ đó làm theo luật bằng hay trắc.  Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần bằng (B) thì bài thơ sẽ tuân thủ theo luật bằng. Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần trắc (T) bài thơ sẽ phải tuân thủ theo luật vần trắc.
Các chữ 2, 4, 6 phải phân định rạch ròi. Nếu chứ thứ 2 là vần bằng (B) thì chữ thứ 4 là vần trắc (T) và thứ 6 là vần bằng (B) và ngược lại. Nếu chữ thứ 2 là vần trắc (T) chữ thứ 4 sẽ là bằng(B) và 6 là (T). (chữ thứ 2 và 6 giống nhau cùng 1 vần chữ thứ 4 ngược lại với 2 và 6 ).
Trong thơ 7 chữ, các câu 1 và 4 niêm với nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, nghĩa là các câu 1 và 4 áp dụng luật bằng, trắc giống nhau, các câu 2 và 3 áp dụng cùng 1 luật bằng, trắc.

Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4

Luật bằng:

(Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng)
Các câu 1 và 4 
Câu 1:  B (Bằng), T (Trắc) , B (Bằng)
Câu 2:  T               B              T
Câu 3:  T               B               T
Câu 4   B               T               B

Ví dụ:

Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em

(Bẽn Lẽn – Hàn Mặc Tử)

Luật Trắc:
(Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc)

Câu 1:    T        B         T
Câu 2:    B        T         B
Câu 3:    B        T         B
Câu 4:    T         B        T

Ví dụ:

Bên khóm thùy dương em thướt tha 
Bên này bờ liễu anh trông qua 
Say mơ vướng phải mùa hương ướp 
Yêu cái môi hường chẳng nói ra

(Âm Thầm – Hàn Mặc Tử)

Trong 1 bài thơ 7 chữ ta có thể vận dụng xen kẽ giữa hai loại luật bằng và luật trắc trong cùng 1 bài thơ. 

Mùa Xuân Chín

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
-"Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"

Hàn Mặc Tử



Gieo vần 

1. Vần tréo (thường dùng)
Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

Huy Cận

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tô Thùy Yên


Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ 
Một cung bạch ngọc náo trường CANH
Tay run điệu múa hương rừng thắm 
Biển vọng hồi âm ngẩn mắt XANH. 

(Đàn Thu Tay Ngọc - Đinh Hùng) 

2. 3 tiếng bằng bằng (Thường dùng)
Các chữ cuối trong câu 1, 2, 4 gieo vần với nhau.

Ta trút linh hồn giữa lúc đây 
Gió sầu vô hạn nuối trong cây 
- Còn em sao chẳng hay gì cả ? 
Xin để tang anh đến vạn ngày.
          
(Trút Lnh Hồn – Hàn Mặc Tử)

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

Huy Cận

19 tháng 11 2017

bức tranh gợi cho em vấn đề gia tăng dân số quá nhanh trên trái đất.
suy nghĩ:
Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đời sống xã hội. Dân số tăng nhanh tức là lượng lương thực, thực phẩm dành cho mỗi người sẽ giảm đi. Điều đó có ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình nước ta và rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới. 

Bởi thực tế, nước ta vẫn là một trong số những quốc gia nghèo, tỉ lệ thiếu ăn còn khá cao. Bên cạnh vấn đề kinh tế, vấn đề văn hoá giáo dục cũng bị ảnh hưởng lớn. Dân số tăng lên, chất lượng các dịch vụ về văn hoá, giáo dục, y tế… cũng sẽ giảm do phải chạy theo số lượng để phục vụ số đông. Các gia đình đông con không đủ điều kiện cho con cái học hành đến nơi đến chốn, không được tiêm phòng đầy đủ…

Từ đó dẫn đến tình trạng kinh tế suy giảm, sức khoẻ người dân không được đảm bảo đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em, trình độ văn hoá thấp kém… Tình trạng ấy sẽ trực tiếp ảnh hưởng rất xấu đến đời sống xã hội, đến tương lai nước nhà.

19 tháng 11 2017

Bạn hỏi làm gì để tự trả lời???    -_-

12 tháng 11 2017

Câu 1:

Ôn tập truyện kí Việt Nam

 

Câu 2:

a. Giống nhau:

- Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945.

- Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực.

- Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.

 

- Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.

- Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8.

b. Khác nhau:

- Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

    + Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.

    + Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Câu 3:

- Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ.

 

- Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ.

- Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

12 tháng 11 2017

làm CTV khổ nhở??? 
 

8 tháng 11 2017

kích hoạt học liệu có nghĩa là mink bật chế độ học liệu lên á bạn

nhớ tk cho mink nha

1 tháng 11 2017

Đề 1 

MB: Giới thiệu tình huống để nhớ về con vật nuôi

C1 : Miêu tả bằng những câu văn : Không gian, thời gian, quang cảnh,..... để gợi nhớ kỉ niệm với con vật ấy

C2 : Gợi nhớ bằng những âm thanh

C3 : Bắt đầu những suy nghĩ về loài động vật

B,Thân bài

- Kể lại diễn biến kỉ niệm với con vật nuôi ấy.

- Hoàn cảnh con vật xuất hiện.

- Em đã nhìn gì khi thấy con vật . ( tả hình dáng, bộ lông, đôi mắt,, cái nhìn của nó, trạng thái của con vật khi đó)

- Thái độ của mình khi gặp nó như thế nào ? Em đã làm gì? Những hành động, cử chỉ của em đối với con vật như thế nào ? Trạng thái, cảm xúc của con vật ra sao?

- Kết thúc chuyện như thế nào?

C.KB : - Tạo cớ để trở về hiện tại

           - Nêu suy nghĩ và mong ước của bản thân.

1 tháng 11 2017

Viết dài lắm dàn ý nhé .

Chú ý: 1 kỉ niệm( chứ không phải là nhiều, chú ý không kể miên man, chỉ chú tâm vào kỉ niệm chính ấy) và phải đáng nhớ( có nghĩa là sâu sắc, mang ý nghĩa lớn) và là con vật nuôi em yêu thích.

Trong bài văn phải kết hợp yếu tố kể, tả và bộc lộ cảm xúc:
- Miêu tả: con vật nuôi( màu lông, dáng hình, mắt,...), tả khung cảnh xảy ra kỉ niệm ấy, hành động và cử chỉ của con vật hoặc của em...
- Biểu cảm: Cảm xúc của em thế nào khi xảy ra kỉ niệm ấy, tình cảm của em vs con vật,...

Dàn ý:
Mb: Thời thơ ấu, ai cũng có những kĩ niệm sâu sắc. Em cũng vậy và có lẽ kỉ niệm sâu sắc nhất chính là kỉ niệm với chú chó của em- một lần suýt chết đuối. ( MB có thể chọn nhiều cách khác nhau, quan trọng là nêu ra được đề bài)
Tb: - Buổi chiều mùa hè hôm ấy, trời nóng nực, em và đứa bạn rủ nhau ra bờ sông chơi, chú chó quấn quýt chạy theo...
- Em đùa nghịch, lội ra giữa dòng không biết đso là chỗ rất sâu, nuớc cuốn em đi: hốt hoảng, vùng vẫy, kêu cứu,...
- Chú chó lao xuống, kéo em vào bờ, chạy lăng quăng, vẫy đuôi tít, sủa vang như gọi mọi ng đến.
- Em được cứu thoát... Từ đó, em càng yêu mến thêm chú chó của mình...
Kb: -Tuy 4 năm đã trôi qua, nhưng em chưa bao giờ quên đc kỉ niệm lần ấy- về một chú chó trung thành. Dù bây giờ chú chó ấy không còn nữa nhưung em luôn nhớ đến chú chó với một lòng biết ơn- như một vị ân nhân của mình...

P/s: Có thể đặt tên cho chú chó ấy và miêu tả ở phần Tb.

1. Mở bài:

-   Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

-  Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

-    Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

-    Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

-   ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

-   ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3.  Kết bài:

-  Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.

-   Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.



 

27 tháng 10 2017

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

k cho mk nha bn

27 tháng 10 2017

Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác.

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích

Người em thấy vậy sôt ruột lắm, bèn nói với chim:

“Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”

Thấy vậy chim bèn nói:

“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”

Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả.

Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.

Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.

26 tháng 10 2017

Nguyễn Đức Thắng copy trên mạng về, sao mà bạn ấy làm dài vậy được. Không công bằng, xin đừng tk cho bạn ấy

26 tháng 10 2017

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

    Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

16 tháng 10 2017

Cha mẹ là những người đà sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.

Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn cua mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ.Chỉ riêng nhóm tôi, cả đám tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy. từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực,oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu tuột đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Các làn sóng nhàn tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cành vật đang hòa mình theo lời gọi mời của các bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bay tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải đồ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vồ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, có bé đã ngừng han tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đâ lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thế tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thế giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu tuột cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu tuột cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông lười. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của câu tuột ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.

Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào vê tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tôt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.

16 tháng 10 2017

m, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

16 tháng 10 2017

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Thứ. Ông giáo Thứ là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào... để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người. 

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay: 
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 

Ông giáo ngạc nhiên: 
– Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là...? 

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót: 
– Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? 

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ: 
– Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! 

Ông giáo vỗ an, an ủi lão: 
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ! 

Lão Hạc cố gượng cười: 
– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn! 

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói: 
– Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng! 

Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn: 
– Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. 

– Việc gì thế cụ? 

– Chuyện là thế này, ông giáo ạ! 

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. 

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc: 

– Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! 

Lão Hạc vẫn năn nỉ: 
– Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! 

Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: 
– Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn? 

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần: 
– Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! 

– Vâng! Cụ lại nhà! 

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má... sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. 

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.

16 tháng 10 2017

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Cụ bán rồi?

Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:

Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở.

Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.