Bài 1:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 140)
Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.
Câu 2: Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 4: Hai câu thơ cuối bài đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?
Câu 5: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh.
Câu 6: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên.
Bài 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu
- Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc
- Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người
- Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng
- Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét
- Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu
2. Hai câu thơ sau
Lòng yêu nước sâu sắc
Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết
Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.
III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.