Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại, đứng đầu là tên quan phụ mẫu thời kì thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó thể hiện niềm cảm thông của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân, lên án thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.
Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ...
Trả lời câu hỏi:
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên : Miêu tả , biểu cảm
2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm : So sánh để làm nổi bật cảm xúc của nhà thơ tình yêu quê hương da diết, ấm áp hòa quyện với thân quen
3. Hãy nêu cảm nhận của bạn về quê hương trong đoạn thơ trên
Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội - chốn bình yên để trở về .
1. "Tiền Đọc" là làng Đọc rất giàu có, nhiều của cải, tiền bạc.
"Thóc Nhữ" là làng Nhữ rất trù phú, đất đai màu mỡ, nên có nhiều thóc, lúa gạo.
"Chữ Chằm" là làng Chằm có truyền thống hiếu học, nhiều bậc hiền tại thông sâu hiểu rộng
Cả câu tục ngữ chỉ ra những đặc điểm nổi bật, truyền thống tốt đẹp của từng làng
2. Nghĩa tương tự câu (1)
3. Nghĩa tương tự 2 câu trước
Mở bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh
Bác chúng ta có rât nhiều nơi để công tác, gắn trên những đoạn đường ấy, bao suy tư về cảnh và người đã thúc giục thi nhân lưu lại nó trong những trang sách để đời. Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử là nơi bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn của dân tộc, nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn nhiều thi nhân bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương để gửi lại nơi đây qua bài thơ thất ngôn bát cú cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.
Thân bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh
Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Với âm thanh lay động những tâm hồn, giúp tâm hồn thanh bình trở lại cùng hòa quyện với mây trời, có tiếng của thiên nhiên, tiếng của rừng xanh làm người ta vui thích, kích thích sự tưng bừng và sáng tạo “Vượn hót chim kêu” giữa không gian hùng vĩ.Không quên diễn tả tình cảm đôn hậu của người dân nơi đây, thể hiện tình hiếu khách là đặc trưng của họ, để thơm nức tiếng xa gần, sự tiếp đón nhiệt thành của người Việt Bắc chẳng có gì ngoài đặc sản của rừng núinó càng mộc mạc“ngô nếp nướng”, lại càng thiết tha, chân thành làm người ta mỗi khi đi xa phải nhớ.
Tấm lòng son ấy còn thể hiện sự hoạt động đầy mạnh mẽ, hoang dã của người dân ở mỗi buổi “đi săn” những con thú rừng sa đó sẽ trở thành thứ quà ngon đãi khách quý “thịt rưng quay”, thể hiện sự vui thích khi thưởng thức nó qua động từ “chén”. Hình ảnh của Việt Bắc kháng chiến là địa danh lịch sử, mà vẻ đẹp thơ mộng của nó ở sự hùng vĩ của phong cảnh núi rừng ở đây, mượn thành ngữ xưa “Non xanh nước biếc” mới lột tả hết vẻ đẹp của nơi này
Chúng ta, dẫu giàu hay nghèo; dẫu ở thành thị hay nông thôn, miền núi cũng từng đi qua tuổi thơ, từng được nghe những lời ru. Lời ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có thể khác nhau về làn điệu, cách luyến láy nhưng thường là những câu ca lục bát bắt nguồn từ vốn sống của người lao động bình dân, được truyền tụng bao đời. Những câu ca ấy thật dễ nhớ, dễ thuộc; kết tinh được bao tinh hoa, văn hóa tốt đẹp. Có những lời ru mang âm hưởng rộn rã, vui tươi; nhưng cũng có những lời ru réo rắt, trầm lắng giàu chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư.
Lời ru là những câu ca đưa ta vào giấc ngủ. Thuở còn nằm nôi, còn được ẵm bồng, mẹ vẫn ru ta bằng những câu ca dịu ngọt: “Cái bống là cái bống bang…” rồi “Con cò mà đi ăn đêm…”… Nếu dòng sữa ngọt lành, thơm thảo của mẹ nuôi ta khôn lớn phần xác thì lời ru mát lành của mẹ nuôi dưỡng ta lớn khôn phần hồn. Lời ru của mẹ dỗ con nín khóc những khi con khó chịu trong người hay buồn ngủ; lời ru của mẹ là quạt mát ngày hè, là chăn ấm đêm đông, là hương hoa mùa xuân, là trái ngọt khi thu về. Ai được mẹ sinh ra và được nghe lời ru của mẹ đều cảm thấy mình là người diễm phúc.
Lời ru của mẹ là sự gửi gắm những ước mong, nhắn gửi những tâm tình, những trải lòng, trăn trở, suy tư về lối sống, nếp nghĩ, như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, hay “Anh em như thể tay chân…”, … Người mẹ nào cũng muốn con cái lớn khôn nên người. Có lẽ bởi thế, tình yêu của mẹ mách bảo rằng, mẹ chính là người thầy đầu tiên của cuộc đời con. Và có biết bao “cái lẽ ở đời” đã có trong những lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ dạy con biết yêu ông bà, biết quý công lao cha mẹ, biết sống yêu thương, biết làm những điều nên làm… Lời ru của mẹ đẹp và quý biết nhường nào!
Có những người may mắn có mẹ trong đời, được lời ru của mẹ chắp cánh cho những ước mơ. Nhưng cũng có rất nhiều bạn nhỏ, khi sinh ra đã không có được tình yêu của mẹ. Vì mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng, vì mẹ đi làm ăn xa, hay vì một lý do nào khác... Nhưng bù lại, các em vẫn còn có được lời ru của bà, của chị… những người phụ nữ cũng yêu thương các em như tình yêu của mẹ. Lời ru theo các em đi vào giấc ngủ, giấc mơ; lời ru theo các em ra cánh đồng với ngô, khoai, sắn, với lúa đồng ấm no, trù phú; lời ru theo các em trên mỗi con đường đến trường… Ðể mai này lớn lên, trong hành trang cuộc đời mỗi người có những lời ru mênh mang, sâu lắng ấy.
Nhịp sống xô bồ hiện đại khiến con người có thể đánh mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Các bậc cha mẹ ngày nay, vì những lý do và mục đích khác nhau đã ít coi trọng đến những lời ru dành cho con. Giờ đây, ít có những đứa trẻ có được những kỉ niệm êm đẹp bên những lời ru của mẹ từ thuở còn nằm nôi. Người ta bảo, lời ru như những viên ngọc lấp lánh, trong ngần. Ai từng đi qua những lời ru ấy như được sở hữu một món quà vô giá.
Lời ru giản dị mà thiêng liêng. Nó vô cùng cần thiết với thế giới của trẻ thơ. Lời ru với chúng ta là kỉ niệm, là nguồn vui, là niềm hạnh phúc… những khi nghĩ về mẹ, về những người phụ nữ trong cuộc đời mình. Ðể rồi một mai khi đã trưởng thành, lòng ta lại rưng rưng một niềm thành kính khi chợt nhận ra: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với sự phát triển của quê hương, đất nước là vô cùng to lớn. Trong chiến tranh, tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì đất nước mà không sợ khó khăn, thử thách. Là những người may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng ta cần phải biết trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và kế hoạch cụ thể trong tương lai, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng. Là học sinh, chúng ta cần ra sức học tập để có nguồn kiến thức cần thiết, phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Trách nhiệm của tuổi trẻ ở thời chiến hay thời bình tuy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người cần có ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân từ sớm, góp phần phát triển xã hội ngày càng vững mạnh.
Vai trò của tuổi trẻ hả?
Tưng như trứng, hứng như hoa :). Mọi thứ vô ưu tiên hết ! ha ha ha...
thi gì cơ??????????