Nêu sự tiến hóa hệ vận động của người so với thú và giải thích tại sao?
Mk cần gấp lắm, giúp mk với!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thành phần của máu và vai trò của chúng
Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương. Trong tế bào máu bao gồm: Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ)
Khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn miền Bắc Việt Nam, vì:
- Nam Á có dãy Hymalaya cao đồ sộ và kéo dài như một bức tường thành cản không khí
lạnh từ phương Bắc xâm nhập xuống.
- Miền Bắc Việt Nam có các dãy núi hình cánh cung xoè ra như nan quạt nên không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống dễ xâm nhập sâu vào.
- Quanh khu vực Nam Á là biển Ấn độ dưong, nên lựong hơi nứoc nhiều hơn hẳn so với miền bắc nứoc ta. Hơn nữa miền bắc nước chịu ảnh hửong từ khối không khí lục địa phía bắc.
->Vì vậy tuy ở cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam nhưng khu vực Nam á có mùa đông ấm hơn.
#Trang
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh xuống đến cấp xã cho tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên vừa là điều kiện vừa là biện pháp có tính quyết định đối với công tác hòa giải. Bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền thì đội ngũ làm công tác hòa giải không có điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao kiến thức và kỹ năng hòa giải. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền thể hiện ở những nội dung sau:
- Cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên để từ đó có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và quy định các chế độ thù lao đãi ngộ đội ngũ này.
- Xây dựng chế độ thông tin báo cáo của các tổ hòa giải và hòa giải viên, thực hiện sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng trong đội ngũ này.
2. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên
2.1. Xắp xếp đội ngũ hòa giải viên
Hòa giải viên hoạt động ở tại thôn, khu phố là những người được bầu theo quy định của pháp luật, do vậy khi tiến hành lựa chọn người để bầu phải lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có uy tín trong nhân dân; Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; Tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác hoà giải. Vì đối với đội ngũ Hòa giải viên hoạt động vì lòng nhiệt tình, hiện nay nhiều tổ hòa giải và Hòa giải viên hoạt động không có kinh phí, không có chế độ thù lao.
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải
Đây là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức cho các Hòa giải viên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, do vậy hàng năm các ngành, các cấp cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ này. Nội dung tập huấn cần xây dựng mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với đặc thù công tác hoà giải ở địa phương. Bên cạnh đó tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở để qua đó phổ biến pháp luật đến mọi người dân, đặc biệt trú trọng lĩnh vực bạo lực gia đình.
3. Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ Hoà giải viên
Việc cung cấp thông tin pháp luật, tài liệu văn bản pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động hoà giải ở cơ sở. Tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật có thể gồm các đề cương tuyên truyền các văn bản luật; Sổ tay nghiệp vụ hoà giải; báo chí về pháp luật; Sách hỏi-đáp pháp luật; tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu cần thiết khác. Vì vậy, các ngành, các cấp cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hoà giải ở cơ sở cho các Tổ hoà giải và hòa giải viên. Cần đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn để có nguồn văn bản cho các Hoà giải viên.
4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hay tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về hoạt động hoà giải ở cơ sở
Đây là công việc cần thiết phải làm thường xuyên, một mặt theo dõi tổng hợp, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải và hòa giải viên, mặt khác đây còn là diễn đàn để các Hoà giải viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, giúp nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác hoà giải. Đồng thời, qua việc sơ kết, tổng kết về hoạt động hòa giải ở cơ sở giúp chính quyền địa phương có điều kiện hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, kết quả cũng như kiến nghị về công tác hòa giải để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả.
Khi nghiên cứu về mâu thuẫn, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc sau đây: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
Vận dụng những hiểu biết trên đây vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì tiến bộ, cái gì lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.
Source: Sgk GDCD 10 =)))
Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Từ khóa tìm kiếm:
cảm nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm, cái chết của cô bé bán diêm có ý nghĩa gì, cái chết của cô bé bán diêm, suy nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, đoạn văn về cái chết của cô bé bán diêm
Bài làm
Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.
# Học tốt #
Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Không có môi trường, chúng ta sẽ không có không gian sinh sống, không có thức ăn để tồn tại, không có không khí để hít thở,…Vì thế, bảo vệ môi trường là một công việc mà thiết nghĩ ai cũng nên làm, và em cũng đã làm một việc để góp phần vào công việc ấy.
Mỗi ngày khi đến trường, em thường đi bộ trên một đoạn đường tương đối vắng. Do ít người qua lại nên đoạn đường này rất sạch sẽ, không khí thì trong lành, hoa lá phát triển tươi tốt. Trước buổi học, khi đi ngang qua con đường ấy, em lại cảm thấy khoan khoái và thoải mái vô cùng.
Hôm đó, cũng như thường lệ, em đến trường sớm và rảo bước trên con đường quen thuộc. Bất ngờ, từ xa xa, em phát hiện có một túi nilông màu đen rất lớn đang nằm choán giữa đường. Xung quanh không có ai nên em không thể xác định được chiếc túi ấy là của người nào để mang trả. Em tò mò, không biết có thứ gì bên trong. Liệu đây là chiếc túi chứa đồ ăn của ai đó vừa đánh rơi? Hay trong đây chứa tài sản giá trị nào đó? Hàng loạt câu hỏi vang lên trong đầu, thế là em quyết định mở chiếc túi ra kiểm tra. Khác xa với dự đoán của em, chiếc túi bị vứt ấy chỉ là một túi rác không hơn không kém. Trong túi ngổn ngang biết bao li nhựa, hộp xốp, vỏ trái cây,…đang trong thời gian phân hủy và bốc mùi vô cùng hôi thối. Em vội vàng buộc chặt miệng bao và đẩy lại chỗ cũ. Toan bước tiếp thì em cảm thấy mình phải làm gì đó, nếu để túi rác giữa đường như thế này sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu, lại có thể khiến người đi đường bị vấp và bị thương. Nghĩ vậy, em bèn quay lại chỗ cũ, mang túi rác theo bên mình. Đây là đoạn đường vắng nên không hề có một thùng rác nào cả, em đành mang túi rác đến trường trước sự cười đùa của các bạn. Tuy vậy, em lại không hề cảm thấy xấu hổ mà trong lòng lại rất vui vì có lẽ, em vừa làm một việc, dù là nhỏ nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đoạn đường em thường đi học đó thi thoảng vẫn xuất hiện những túi rác. Cứ mỗi lần như vậy, em lại mang chúng đến trường và bỏ vào thùng rác. Em không hề thấy khó chịu mà còn cảm thấy đó là việc đúng đắn mà một học sinh như em nên làm.
Em hi vọng rằng, mỗi người trong chúng ta hãy có ý thức và cùng chung tay bảo vệ môi trường, để môi trường mãi là không gian sống trong lành, sạch đẹp cho chính chúng ta.
Phân tích hình ảnh Lão Hạc và Chị Dậu
Phân tích tấm lòng lương thiện, nhân hậu của Lão Hạc
Vì sao cái chết của Lão Hạc ở cuối truyện lại gây bất ngờ
Phân tích tình cảm thiêng liêng thể hiện trong văn học Việt Nam
Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Lão Hạc, Chị Dậu trong tác phẩm 'Lão Hạc' của tác giả Nam Cao và văn bản 'tắt đèn' của tác giả Ngô Tất Tố.
Chế độ phong kiến, những người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề và họ phải chịu đựng những thứ thuế vô lí.
Nhân vật Lão Hạc, chị Dậu chính là hiện thân của những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Hoàn cảnh tột cùng thống khổ ấy được các nhà Văn Nam Cao, Ngô Tất Tố tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua hai văn bản 'Lão Hạc' và 'Tức nước vỡ bờ'.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tê của Nam Cao là một con người nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo lắm, nghèo xơ nghèo xác. Ba sao vườn, một túp lều, một con chó Vàng, ... đó là tài sản suy nhất còn lại của lão. Vợ chết đã lâu, lão Hạc phải chịu cản gà trống nuôi con.
Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ ' Lão thương con lắm' . Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày theemchoongf chất. Thương thay cho số phận nghèo khổ ấy!
Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó Vàng. Lão bị một trận ốm kéo dài suốt mấy tháng. không một người thân bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tiếp theo một trận bão to cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làm mất nghề sợi, đàn bà con gái trong làng tranh nhau giành hết mọi iệc. Lão à cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Điều ấy trở thành bi kịch cho đời lão.
Tình cảnh thật đáng thương biết bao! Vì quá thiếu thốn lão dứt tâm đành bán con chó àng - vật tri kỉ của người con trai để lại. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó 'các nếp nhăn xe lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc'. Đói khổ quả nhưng lão vẫn giữ trọ vẹn ba sào vườn cho con 'mảnh vườn là của con ta, của mẹ nó tậu thì nó hưởng'. Đói khổ, bần cùng, cô đơn ngày một thêm nặng nề, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc rau má.
Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch 'rồi lão quyết định ăn bả chó để tự tử. Cái chết của lòng tự trọng, chết để tạ tội với cậu Vàng. Xót xa thay, cay đắng thay cho số phận của con người đơn hậu, hiền lành này.
Cũng giống như nhân vật lão Hạc, hình ảnh chị Dậu trong văn bản 'tắt đèn' của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động nhưng bị áp bức bóc lột dã man của bọn phong kiến.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình lên đến bậc nhất nhì trong hạng gia đình nghèo. Con cái thì nheo nhóc, đói rách. Vì tội thiếu suất sưu của người em họ đã chiết từ năm ngoái, chồng chị bị bọn háo lí cùm kẹp, đánh đập dã man giữa sân đình. Chị đã rất bật chạy vạy ngược xuôi để vay mượn nhưng rồi lại về không.
Như kẻ cùng đường chị Dậu đau khổ, tai họa chồng chất đè lên người đàn bà tội nghiệp. Mặc dù vậy nhưng trong chị vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chị quạt cho nguội, rón rén mang đến cho chồng hỏi xem chông ăn có ngon không. Sức sống mãnh liệt và tình yêu thương chồng sâu sắc thể hiện qua việc chị đối phó với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cảm nhận về cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ và lí trưởng
Sau khi nhiều lần van xin khẩn khoản không được, chị thay đổi cách xưng hô và lắng tên người nhà lí trưởng ngã ngào ra thềm. Chị dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn thống trị đã cướp đi quyền sống làm người của họ.
Những người nông dân như lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân lương thiện, lam luc làm ăn nhưng đều phải chịu cảnh đời cơ cực, cùng quẫn, cái nghèo đeo bám họ, chịu sự bất công bởi họ sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Những cảnh đời, số phận ấy khiến ta hiểu hơn về nông thông Việt nam, con người Việt Nam xưa, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống. Cả những vẻ trong sáng cao đẹp của tâm hồn, lương tri con người.
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.