K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2019

Sau khi xiu nghe thấy tôi bảo là cụ bowmen đã qua đời thì khuôn mặt của xiu buồn hẳn.ánh mắt như có một nỗi buồn gì đó vừa ào tới.rồi xiu quay sang noi voi tôi;''em rất buồn vì chỉ vì em mà cụ bơmenđã phải mất,nhưng em nghĩ thay vì mỗi buồn đó thì em phải cố gắng sống và cống hiến cho dời cho nghề thuật và làm tiếp những điều mà cụ bơmen chưa làm được có đúng không nào?''.tôi quay sang cười và nói đứng rồi em hãy làm tiếp và làm tốt hơn những điều mà cụ bơmen chưa làm được

TL  :

Sau khi nghe chị Xiu kể lại chuyện của cụ Bơ-men cho Giôn-xi, cô bé đã khóc rất nhiều,những giọt nước mắt lăn trên má cô rớt xuống gối.Giôn-xi và Xiu im lặng một lúc lâu trong cảnh hoàng hôn tĩnh lặng.Tối hôm đó khi đang ăn cơm với Xiu, Giôn-xi nói : Chị Xiu thân yêu ơi,em rất buồn vì sự ra đi đột ngột của cụ Bơ-men ,em cũng rất biết ơn cụ với kiệt tác của cụ đã giúp em khỏi bệnh.Nhưng chị Xiu ơi đâu có ngờ vì tình yêu thương sự quan tâm của cụ với em mà cụ đã mất và để lại kiệt tác khi cụ chưa được chứng kiến kiệt tác của mình đã giúp cho một con người bi quan như em sống trở lại.

3 tháng 11 2019

O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.


Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.

3 tháng 11 2019

“Chiếc lá cuối cùng”là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
“Chiếc lá cuối cùng”là“bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối  cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quýcủa nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

3 tháng 11 2019

Nếu ai hỏi tôi: Tình cảm nào thiêng liêng cao đẹp nhất? Tôi xin trả lời là tình mẫu tử! Nếu ai hỏi tôi: Nhà văn Việt Nam nào viết về tình mẫu tử đẹp nhất? Tôi xin trả lời là Nguyên Hồng! Có phải chăng vì Nguyên Hồng là một người con thương mẹ tha thiết, nên ông đã nổi tiếng khi viết về mẫu thân mình? Vâng, chính tác phẩm Những ngày thơ ấu được Nguyên Hồng viết khi vừa tròn mười tám tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và vững chắc. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.

Sau đây, chúng ta chủ yếu đi vào đoạn trích "Trong lòng mẹ để phân tích nhân vật "bé Hồng". Bằng cách dẫn truyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình khá giả nhưng bất hạnh. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lễ, đồ mừng chật ních cả nhà. Tưởng rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng đâu ngờ cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. "Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám". Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi biết :người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm cười êm ấm, dịu dàng", nhưng trong lòng thì "luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn". Trong máu nhà thơ ấu của bé Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà như không có tình cảm, tất cả là vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, Hồng phải sống trong sự dằn vặt, phân vâ, không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia cảnh sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là một sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ của em: Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà đã phần nào giảm bớt không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đình Hồng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ăn bám vào vợ. Vậy đấy! Cái cuộc sống tưởng như sung sướng, nhàn hạ của Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Mà không những em thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ của em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút sách, sống ăn bám, đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút! Thử hỏi rằng ai mà không xấu hổ, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy? Cuối cùng, thì cha Hồng, cả đời sống tối tắm, u uất, đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập.

Mẹ Hồng bao lâu khao khát yêu thương, đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát, nay đã vùng lên, thoát khỏi sự cổ hủ của phong kiến đè nặng lên cuộc đời mình. Bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những ngời họ hàng giàu có. Hồng phải chịu đựng những lời cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội giàu có. Hoàn cảnh làm em phải trở thành đứa trẻ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát cuộc sống, một tình yêu thương đích thực. Thế mà cái mong muốn giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Nô – en không có chỗ cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước của Chúa, mà chỉ dành cho những ông Tây, bà Đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới len được vào, để có thể nhìn thấy bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thỉu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết làm sao được! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thẳm tăm tối, vô đáy. Cái vự thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hồn nhiên, ngây thơ, chân thật của mình.

Tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn cứ là vì sao lấp lánh giữ bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của em vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con, nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng, ngay cả chúng ta cũng phải công nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bởi với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời thăm hỏi âu yếm, không xin được mẹ một đồng quà thì khi bắt gặp câu hỏi (của người cô) có muốn vào chơi với mẹ hay không? Với tâm lý ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là có, nhưng chợt nhận ra những điều không tốt đẹp trong câu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình. Để có được cái chợt ấy quả là một quá trình quan sát lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu được. Những động cơ xấu, như lời bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hồng, để đến nỗi mỗi lời nói, mỗi hành động của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Trong em, sự độc ác của bà cô đã cho em một bài học về cách tính tốn của người lớn, đã biến em thành một người khôn ngoan, "phòng thù kẻ xấu" đã trở thành bản năng tự vệ, và vũ khí duy nhất của em, để bảo vệ cho danh dự của người mẹ thân yêu. Bởi ở cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: "Cháu không muốn vào" như gây cho người đọc cảm giác dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc đù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm yêu thương mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào.

3 tháng 11 2019

Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể". Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".

Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, “hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng niu"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.

Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông" thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống và dám hi sinh vì cuộc sống!

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:

... Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...

Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân”. Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp" khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.

Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mật tinh túy và thơm ngọt nhất.

Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hun đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh.

Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khác vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa?

Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

xã luận ngày 20-11

Xã luận 20/11 hay cho báo tường: Bài học đầu tiên

Người Thầy vẫn lặng lẽ ươm mầm cho cuộc sống, để rồi khi cây non xanh lá thì người ươm đã già. Mái tóc pha sương còn vươn màu bụi phấn, nhịp thời gian hằn trên manh áo đã sờn vai.

Trong cuộc sống bộn bề hôm nay, tất cả như bị cuốn tít vào dòng chảy của thời gian, và những lần về thăm cô cứ ít dần, ít dần. Cô đã quên đi hạnh phúc của bản thân, hi sinh cả đời cho những mầm non thơ dạy. Và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, cô vẫn khát khao được cống hiến, được hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ. Bởi lẽ cô yêu lắm những ánh mắt ngây thơ, cô hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười em nhỏ. Cô dành dụm đồng lương hưu ít ỏi mua một gánh hàng để bán quà sáng cho các em.

Lặng đứng nhìn cô xoa đầu lũ trẻ, ánh mắt hiền và nụ cười móm mém trên môi, lòng tôi xốn xang vô hạn. Cô ơi! Con đã về, đứa học trò nhỏ luôn được cô ân cần khuyên dạy đã về đây.

Trong phút giây bùi ngùi cả tôi và cô đều khóc, cô ôm lấy tôi không nói nên lời, mái tóc xanh hòa vào màu tóc trắng, và cảm giác ấm áp của ngày nào ùa về như mới hôm qua. Cô kể cho tôi nghe thật nhiều, cuộc đời giáo viên đầy niềm vui và cũng lắm nỗi buồn.

Và tôi cảm nhận một điều, trái tim cô vẫn tràn đầy nhiêt huyết, chính bầu nhiệt huyết ấy đã nuôi lớn tâm hồn và thắp sáng ươc mơ tôi. Ngày hôm ấy trôi qua nhanh quá, tôi ra về, cô dõi mắt nhìn theo, ánh mắt trìu mến thân thương nhưng làm lòng tôi khắc khoải. Thương cô nhiều nhưng biết phải làm sao?

Thầy cô là vậy đó! Có những lớp học trò lớn lên mà chưa từng trở lại thăm cô, nhưng ở nơi đây cô vẫn mong chờ. Đời giáo viên duy nhất một niềm vui nhưng mãi đến lúc xa rồi con mới hiểu, những khó khăn, nghiêm khắc ngày nào, giờ đây đã trở thành bài học quý đời thường là hành trang cho con vững bước vào cuộc sống.

Cầu chúc cho cô thật nhiều sức khỏe, để con được hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của cô.

Thầy tôi tóc đã điểm sương

Nói sao cho hết tình thương của thầy

Tuổi thơ muôn vạn tháng ngày

Lắng trong kí ức dáng thầy năm xưa

Mồ hôi đổ giữa ban trưa

Vì đàn em nhỏ, nắng mưa không rời

Bao năm bao tuổi thầy ơi

Vắt từng nhịp sống cho đời nở hoa

Xã luận về ngày Nhà giáo: Ơn thầy cô

Tiết trời trở lạnh sang đông, ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động.

Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần mười năm em đến trường được thầy Cô giảng dạy, mười năm mà tình nghĩa của thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường ........ thân yêu, học lớp 10 với thầy cô mới nhưng 2 tháng qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng em cảm thấy chúng em đã lớp 10 rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp.

Điều mà em đón nhận được ở tất cả các vị thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở thầy cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm thầy cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn!

Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho thầy cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.

Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ... Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng thầy cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!

Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.

Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm viếng thầy cô mỗi dịp Tết, lễ... nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.

...Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc thầy cô đã bạc đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.

Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.

Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em giành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã mong mỏi ở chúng em.

Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả ,

Đã cho em đôi cánh bước vào đời

Trong lòng em mãi luôn thầm nhủ:

"Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!"

Trên đây là một số mẫu bài xã luận ngắn về ngày 20-11 các bạn có thể tham khảo đưa lên báo tường, ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo thêm những lời ngỏ báo tường hay nhất hay những bài thơ hay đăng lên báo tường để cho báo tường lớp mình thêm phần sinh động và ý nghĩa nhé.

3 tháng 11 2019

:v tự đăng , tự trả lời 

3 tháng 11 2019

Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương.

Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên.

Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.

Trong cuộc sống ngày nay vẫn còn nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh đáng thương và không may trong cuộc sống, truyện ngắn này dù đã lâu nhưng giá trị còn mãi. Em bé chết vì đói rét vì sự vô tâm của mọi người, đôi má hồng, đôi môi mỉm cười cách miêu tả của tác giá đã thể hiện sự cảm thông, thương yêu của tác giả dành cho nhân vật cô bé bán diêm.

3 tháng 11 2019

Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.

- Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi...=>Số phận 1 ng phụ nữ vất vả
- Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má=> Người phụ nữ nhân hậu với tấm lòng trong sạch, yêu con

3 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

2 tháng 11 2019

vớ vẩn

Đọc rồi thì đọc lại ik nè đọc đến khi thuộc

"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

2 tháng 11 2019

kết nhiều bạn để làm chi á

8 tháng 11 2019

Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Những cơn gió mang hơi thở lạnh lẽo của mùa đông phương bắc, cái giá lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà khi đi học, tôi lại không mặc áo ấm. Ngồi trong lớp tôi rét run lên và thầm nghĩ :" Sao lạnh quá! Kiểu này về thế nào cũng ốm mất.Ước gì bây giờ mẹ mang áo tới cho mình." Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ đang đứng ngoài của lớp với chiếc áo lên trên tay nét mặt mẹ tươi cuwoif nhưng cũng có phần lo lắng. Mẹ xin phép cô cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là là chiếc áo len mẹ đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái, khoác chiếc áo vào tôi cảm thấy được sự ấm áp của tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn ôm chầm ấy mẹ mà nói rằng "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!"

2 tháng 11 2019

Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.

Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.

Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.

Sử dụng túi nilon thuận tiện và hữu ích, việc sử dụng túi lion là một biện pháp khá tốt, bên cạnh đó chúng ta nên sử dụng túi nilon một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế sử dụng nó để góp phần làm sạch môi trường.

2 tháng 11 2019

tac hai cuaviec su dung bao ni long la:

- gay o nhiem moi truong.

- viec su dung tui ni long se rat kho phan huy 

- khi chung ta dung tui ni long va vut xuong song bien thi nhung loai dong vat duoi nuoc se an phai vi khong phan biet duoc thuc an va tui ni long chung se khong the tieu hoa dc va chet di dan dan