sách là người bạn quý giá của con người.hãy chứng minh điều đó là đúng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
cre;mạng
Trả lời :
Ý nghĩa của câu trên là : Ông cha ta dạy con cháu về sự tu dưỡng nghề nghiệp, là học nghề gì, làm việc gì cũng phải cho đến nơi đến chốn, cái đích hướng đến là sự thành đạt của bản thân, nghĩa gần với câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Trong bất cứ một lĩnh vực nào thì con người đã dành thời gian cũng như tâm huyết của mình ra để mà theo đuổi thì không nên bỏ cuộc. Hãy thật yêu thích công việc của chính mình để có thể hoàn thành tốt nhất nó, chứ không phải mình làm hết việc này đến công việc khác nhưng không một nghề nào ra hồn cả. Cha ông ta xưa cũng đã răn dạy người đời thông qua câu tục ngữ hết sức là đặc sắc. Đó chính là câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ này có ý nghĩa là gì? Tại sao lại nói được “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Vế đầu tiên ta như thấy dược “một nghề cho chín”, thì "chín” ở đây được coi chính là sự thành thạo, tinh thông và thật giỏi trong nghề nghiệp của mỗi người. Khi con người ta bắt đầu một công việc, dĩ nhiên không ai có thể biết được mình có thể làm tốt công việc của mình đến đâu, nhưng chắc chắn cần phải có quá trình rèn luyện thì mới có thể tinh thông trong nghề được. Như các bậc tiền nhân xưa cũng đã có câu “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta cứ làm mãi thì nó cũng thành thân thuộc và công việc cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta không được thụ động cũng cần phải cố gắng để mà sáng tạo cũng như học hỏi không ngừng trau dồi những kỹ năng cần thiết đối với công việc của mình đang làm. Thì chắc chắn rằng khi ta gắng bó với một công việc đó, tập trung cho một công việc đó sẽ thành công thôi. Còn đối với “Chín nghề” trong câu nói ở đây nhằm như là để chỉ là một người làm nhiều việc, nhiều nghề khác nhau.
Nói tóm lại ta như thấy được câu tục ngữ khuyên chúng ta khi đã chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc mà thôi. Khi chúng ta tập trung vào một công việc và làm công việc đó một cách thật là chăm chỉ, tận tâm,và khi đó chúng ta mới có thể như để đạt đến độ tinh thông trong công việc và yên tâm. Có thể chính bằng lòng với nghề nghiệp của mình, mà bản thân của mỗi người chúng ta cũng không nên "đứng núi này trông núi nọ". Hay tự bản thân chính con người của chúng ta là cũng không yên tâm, đồng thời cũng rất hay thay đổi công việc, nghề nghiệp mà thiếu sự chuyên tâm vào một nghề cụ thể chắc chắn sẽ không đi đến đâu được.
Ta như thấy được chính thực tế cho thấy nghề nghiệp nào trong cuộc sống cũng đều đáng quý báu hết cả. Và ta như cũng phải biết được rằng nếu như chúng ta làm nghề nghiệp đó bằng tất cả tình yêu, làm bằng tất cả những sự hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp. Hơn hết ta như biết được rằng nếu như chúng ta mà biết chọn nhiều nghề, chúng ta sẽ không có đủ sự kiên tâm, hay có cảsức lực và kĩ năng để thực hiên tốt. "Một nghề" có chất lượng còn hơn số lượng "chín nghề" đúng là một lời dạy thật tâm đắc của ông cha ta để lại cho con cháu đời sau.
Thực sự có rất nhiều công việc ta sẽ được làm, và hãy tập trung cho một ngành nghề. Đầu tiên ta phải xem sở thích cũng như khả năng của chúng ta ở đâu và phù hợp với ngành nghề gì thì sẽ thật tập trung vào ngành nghề đó. Không nên cứ đứng núi này trông núi nọ. Em cũng đã biết được có một câu nói rất hay đó chính là “Thà làm một y tá giỏi còn hơn là một bác sỹ tồi”. Hãy biết trách nhiệm công việc và tập trung hoàn thành tốt công việc của mình một cách đến nơi. Chứ đừng mà vì những danh phận, địa vị mà không làm được việc gì ra hồn cả. Hãy yêu thích và thật tập trung cho công việc của mình đang làm cho thật tốt. Bạn sẽ chạm đến đỉnh vinh quang sớm nhất. Đừng vì hiếu thắng hay chỉ vì những cảm xúc nhất thời của mình mà có những sự chọn lựa sai lầm. Đúng vậy cứ hãy trở thành một cô ý tá tốt, mọi bệnh nhân sẽ đều yêu thương cô vì cô tận tụy, yêu công việc chăm sóc bệnh nhân. Còn hơn là một ông bác sỹ không chuyên tâm vào công việc, kiến thức nghề nghiệp không trau dồi đúng không nào.
Câu tục ngữ hay chính là lời dạy của cha ông ta thật đúng đắn và cũng thât ý nghĩa biết bao nhiêu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” quả thật là một bài học đáng giá ngàn vàng cho chúng ta – những con người hiện đại vẫn còn trẻ dại có những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Mái trường-hai tiếng gần gũi và thân thương biết bao.Ai sinh ra mà không được cắp sách tới trường thì quả là bất hạnh.Bởi đó không đơn giản chỉ là nơi chúng ta đến để học,học và chỉ học.
Mái trường là thiên đường,là chốn bình yên,tươi đẹp trong trái tim,là một phần không nhỏ trong tâm hồn mỗi cô,cậu học trò.Tuổi học trò hồn nhiên và thú vị lắm.Những trò nghịch phá dường như không bao giờ cũ đi,chúng luôn được làm mới bởi sự "sáng tạo" của tuổi trẻ-Sự nghịch ngợm mà đáng yêu.Mái trường là thiên đường ư?
Đúng vậy....Chính nó là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người hoàn thiện nhân cách,trưởng thành ;là nơi chắp cánh những ước mơ cháy bỏng;nơi lũ học trò có thể nói ra biết bao suy nghĩ trăn trở cùng thầy cô,bạn bè.Kỉ niệm về những ngày thơ ấu đạp xe đi học cứ tràn đầy ăm ắp trong kí ức.Ở đó có tất cả: niềm vui,nỗi buồn,nụ cười và những giọt nước mắt.Mái trường là nơi nuôi dưỡng bao tâm hồn,những ước mơ,nơi có những người bạn,người cha,người mẹ thân thương.Nó ghi dấu cả những lỗi lầm của một thời thơ dại.Ở đó còn có âm thanh rộn rã của bác trống hiền từ,của tiếng ve;màu hoa phượng đỏ rực rỡ cả một khoảng trời làm nức lòng lũ học trò.Mỗi lần bất giác nhận ra hoa phượng nở,bao cảm xúc lẫn lộn lại chực trào dâng trong lòng.Lo lắm vì một mùa thi lại đến,vui vì sắp được tận hưởng một mùa hè thú vị,còn buồn,buồn vì sắp phải xa thầy cô,xa mái trương,bạn bè,xa những kỉ niệm.Tất cả đó chỉ có những ai từng trải qua tuổi thơ cùng mái trường mới có thể hiểu được.Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhưng cũng trôi qua nhanh lắm!Nhanh đến mức khi tiếng đồng hồ kêu tích tắc....chậm chạp vang lên đếm từng giây từng phút còn lại của năm học ta mới bất giác giật mình và lòng chợt buồn vô hạn.
Rồi cũng đến thời khắc phải tạm biệt nhau,tạm biệt mái trường gắn liền với tuổi thơ....nhưng ,hình ảnh mái trường sẽ luôn đọng lại trên những nét nét vẽ tươi đẹp trong trái tim mỗi người.
Cảnh ngày hè là một trong số những tác phẩm nổi bật của tác gia Nguyễn Trãi, được rút từ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ Nôm xuất sắc của thời đại. Tác phẩm được viết khi nhà thơ đang có cuộc sống ẩn dật, xa rời nhiếp chính. Trong đó, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được tác giả miêu tả với những nét đặc sắc riêng biệt.
Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sống cuộc sống giản dị, gắn liền với thiên nhiên nơi quê nhà. Trong cuộc sống an nhàn, thanh bình ấy, Nguyễn Trãi có dịp sống và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên. Tình yêu cuộc sống, tấm lòng tha thiết với cuộc đời đã giúp ông phát hiện ra những vẻ đẹp rực rỡ của ngày hè, đồng thời qua bức tranh ngày hè trong “Cảnh ngày hè”, ông còn kín đáo thể hiện những tâm sự, khát vọng cao cả của bản thân về một khung cảnh quốc thái dân an, nhân dân được đời đời ấm no. Lúc nhàn rỗi, việc hóng mát suốt ngày dài khiến con người có chút chán ngán, nhưng đó là cái thanh thản, khoan thai trước thiên nhiên vạn vật, bỏ lại sau lưng bao bon chen bộn bề trong cuộc sống. Ngay từ câu thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Cây hoa trước sân, lá xanh đùn đùn, tán rộng giương ra, cây lựu trước hiên nhà còn liên tục trổ ra những bông hoa đỏ thắm, sen hồng ngoài ao vẫn nức hương thơm ngát. Tác giả liên tiếp liệt kê cảnh sắc mùa hè, sử dụng những động từ mạnh như “đùn đùn, rợp, giương, phun, tiên’, bộc lộ sức sống căng đầy, chất chứa trong từng tạo vật. Các tính từ chỉ màu sắc như màu xanh của cây hòe, sắc đỏ rực rỡ của hoa thạch lựu, sắc hồng dịu dàng của hồng liên đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc, một vẻ đẹp rực rỡ. Những tính từ chỉ màu sắc “đỏ”, “hồng” cũng được sử dụng linh hoạt để tái hiện đầy chân thực bức tranh nhiều màu sắc của ngày hè. Bức tranh cảnh ngày hè được mở ra với sắc xanh của cây hòe như muốn dồn dập, tuôn ra mãnh liệt, tán lá như muốn tỏa rộng ra mãi, một nguồn sống dồi dào bất tận. Cộng hưởng với sắc xanh ấy là sắc đỏ của hoa lựu. Trong một câu thơ mà có đến hai từ gợi sắc đỏ:” đỏ” và “lựu:, bản thân từ “lựu” cũng gợi ra cái đỏ mọng quyến rũ. Nắng hè rực cháy được tô đậm hơn bao giờ hết.
Nếu ở câu thơ trên, ta bắt gặp từ “đùn” và “giương” thì ở câu thứ ba, tác giả lựa chọn từ “phun” để miêu tả, góp phần thể hiện sức sống căng tràn bên trong cảnh vật. Từ “còn” diễn tả trạng thái tiếp diễn. Và cuối cùng, chi tiết làm nên nét đẹp hoàn hảo cho bức tranh cảnh ngày hè là hình ảnh đóa sen hồng với hương thơm nức. “Tiễn” ở đây nghĩa là đầy, là thừa. “Tiễn mùi hương” hay chính là “ngát mùi hương”. Nhà thơ đã diễn tả được hương sen đặc trưng của ngày hè. Tác giả cảm nhận sắc hè qua cả hình ảnh, màu sắc, hương vị. tất cả đều tỏa ra sức sống bất tận và vẻ đẹp rực rỡ.
Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được miêu tả với nét đẹp của sức sống, của tuổi trẻ. Vạn vật dưới ánh nắng hè dường như tỏa sáng chói lòa hơn, mang trong mình một dòng nhựa tiềm tàng, sẵn sàng khoe sắc thắm. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã sử dụng toàn bộ giác quan để miêu tả cảnh sắc mùa hè, cộng hưởng thêm lối dùng từ rất chính xác và phong phú. Tất cả đã tạo nên một bức tranh có màu, có hồn, có hương vô cùng sáng tạo và độc đáo.
Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng Tư”. Và nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định về điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hãy nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì ăn hàng ngày. Và hơn thế nữa sách đã thực sự là người bạn lớn của con người”.
Bạn ạ, đã có rất nhiều người từng đi qua cuộc đời bạn, 70% trong số họ chỉ là người quen, 20% là bạn, 8% là bạn tốt, chỉ có 2% ít ỏi thực sự là những người bạn lớn. Một người bạn lớn là một người đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc với bạn, không chỉ mong muốn bạn tốt lên mà thực sự góp công vào việc khiến bạn trở nên hoàn hảo. Và, sách là một người bạn lớn như vậy!
Soi mình vào trang sách, tôi thấy những bức tranh kì diệu về cuộc sống, thấy mật ngọt thành công hoà lẫn với rượu đắng thất bại, thấy cả nền văn minh đồ sộ của nhân loại xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sách giúp tôi khám phá từ những điều nhỏ nhặt, đến những điều rộng lớn của thế giới. Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại, là cầu nối giữa con người nhỏ bé với vũ trụ bao la và đại dương sâu thẳm. Sách chính là chìa khoá để con người mở cánh cửa tương lai – một tương lai tươi sáng…
Một cuốn sách hay là một cuốn sách chứa đựng cả tâm hồn người viết và người đọc, là cuốn sách mà mỗi lần đọc nó, bạn lại thấy mình lớn thêm một chút. Những cuốn sách như vậy không có nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm! Đọc Thằng gù nhà thờ Đức bà của Vích-to Huy-gô, tôi thương cảm cho số phận thằng gù, cô gái Exmêranđa. Đọc Lão Hạc, Tắt đèn tôi thấy đau đớn khi lão Hạc phải chết vì bả chó, khi chị Dậu phải bán đứa con gái thân yêu để trả tiền thuế. Từng câu, từng chữ, từng cuộc đời, từng số phận trong trang sách cứ hiện lên trước mắt tôi, lung linh dưới dòng lệ thương cảm, nghẹn ngào. Sách dạy cho tôi biết cảm thông, chia sẻ, biết khóc với những tâm hồn khốn khó, khổ đau, biết hướng đến cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống vốn vội vã xô bồ này.
Và, không chỉ dạy cho tôi cách yêu người, sách còn dạy cho tôi yêu cuộc sống, yêu chính bản thân mình. Tôi luôn thấy say mê, thích thú với các câu chuyện trong bộ Những tấm lòng cao cả. Truyện thì ngắn mà ý nghĩa lại rộng lớn bao la. Cũng chính nhờ những trang sách ấy mà tôi – một đứa con gái hay tự dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ và lo sợ vẩn vơ cho một tương lai xa xôi, cuối cùng cũng đã ngẫm ra rằng:
“Hôm qua đã là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó
Chỉ có hôm nay là hiện tại – là quà tặng của cuộc sống ”
Những bài học như vậy chưa bao giờ là cũ. Qua trang sách ấy, tôi học được rằng: khó khăn và thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống, như con tằm phải trải qua đớn đau để tự chui ra khỏi kén và trở thành con bướm biết bay. Điều quan trọng chỉ là ta biết cách dũng cảm đối mặt và vựợt qua thất bại để thành công. Tôi cũng nhận ra rằng “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, ta không thể vảy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên mình”. Và những lúc ấy, tôi càng thấy yêu cuộc sống, yêu nắng vàng tinh khôi của sớm mai, yêu làn gió mát lành đượm hương hoa cỏ của buổi trưa, yêu sắc tía chói lòa mỗi khi hoàng hôn tới. Trên tất cả, tôi ý thức hơn về cách sống đúng, một cách sống đẹp để mà phấn đấu, để mà hoàn thiện mình.
Sách là một người bạn tốt, luôn an ủi, làm cho tôi vui vẻ mỗi khi buồn chán. Những lúc ấy, hoà mình vào chuyến phiêu lưu kì thú với Tom, Gu-li-vơ, Rô-bin-xơn hay Ca-rich và Va-li-a để cùng tới bao miền đất mới mẻ và đẹp đẽ, tôi bỗng thấy cuộc đời thật vô cùng phong phú, nỗi buồn chán bỗng đâu tan biến mất…
Sách đối với tôi thực sự là một người bạn lớn!
Bạn ơi, sau khi đọc bài văn này của tôi, bạn hãy nhớ rằng: hãy gìn giữ những cuốn sách như bạn đã trân trọng, nâng niu quả bóng thuỷ tinh mang hai chữ “tình bạn”. Hãy để sách – người bạn lớn trong cuộc đời dạy cho bạn cách sống, như tôi đã từng làm! Tôi yêu quý sách!
cre;mạng
1. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.
2. Lập ý cho đề bài
3. Xây dựng lập luận