Kể về 1 cầu thủ bóng đá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ước mơ” hai từ đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát vọng của mỗi người. Sống trên đời, ai cũng có một ước mơ cho riêng mình, dù ước mơ lớn hay bé thì đều đáng tôn trọng. Mỗi ước mơ là mục đích vươn lên trong cuộc sống của mỗi người, người biết mơ ước là người có nghị lực, có ý trí cầu tiến. Tại sao ai cũng có ước mơ? Đơn giản là họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp sau này, hơn nữa là họ muốn làm giàu cho quê hương, đất nước. Em cũng vậy, em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.
Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”. Để làm được hướng dẫn viên du lịch, em nghĩ tài ăn nói phải rất tốt để người hướng dẫn viên có thể trổ hết tài năng của mình nói hết tất cả cái nét đẹp rất ViệtNam. Ngoài yếu tố trên, thì trình độ văn hóa, ngoại hình và lòng yêu nghề cũng là những yếu tố để hình thành nên một hướng dẫn viên du lịch thực thụ.
Ngành du lịch phát triển nên các hướng dẫn viên du lịch cũng được coi là các nhà kinh tế, thật tự hào biết bao khi được đứng vào hàng ngũ những hướng dẫn viên giúp ích cho Tổ quốc.
Làm nghề này em sẽ “được” rất nhiều điều, em sẽ được đi nhiều nơi, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa, được tiếp xúc với nhiều người… Qua đó em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân, vốn kiến thức của em sẽ được nâng cao, em còn được trau dồi và phát huy rất nhiều kỹ năng như kỹ năng quản lý nhóm du khách, kỹ năng quản trò, tinh thần trách nhiệm, sự năng động, khéo léo và linh hoạt… Có thể nói hướng dẫn viên du lịch là một nghề rất có ích, góp phần xây dựng đất nước, hình thành nhân cách con người.
Ước mơ này đã được hình thành trong em từ sớm, ngay lần đầu tiên em bắt gặp cô hướng dẫn viên du lịch duyên dáng với bộ áo dài truyền thống em đã có ấn tượng với nghề này rồi, em bị cuốn hút bởi tài ăn nói lưu loát, sự hòa đồng và sự say mê mà em cảm nhận được tự cô ấy. Lúc mới có ước mơ này thì điều em muốn có trong ngành này là em được mặc đồ đẹp (vì là con gái nên mong muốn này không có gì là lạ, đúng không?) nhưng giờ đã lớn, em thấy điều đó chỉ là mong muốn nhỏ thôi, điều quan trọng là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chứ không phải được mặc đồ đẹp như em từng nghĩ. Giờ đây em chỉ muốn ngồi trên những chuyến xe rong ruổi khắp chiều dài của đất nước hình chữ S này, và rồi thỏa sức mà tìm hiểu các điều thú vị, phong tục riêng của từng vùng miền. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn, được thả hồn vào những đồng ruộng mênh mông, cò bay thẳng cách, những cách rừng xanh bạt ngàn, những hang động, núi non hùng vĩ hay những bờ cát bên bãi biển mênh mông? Trong những chuyến đi như vậy, chúng ta sẽ được sống hòa hợp với người dân từng vùng. Tình đồng bào sẽ khăng khít hơn… Ôi! Mới nghĩ đến thôi mà sao tình yêu quê hương của em lại bùng cháy mạnh mẽ hơn thế!
“… Việt Nam yêu dấu xanh xanh lũy tre
Suối đổ về sông, qua những nương chè
Dòng sông cuốn dồn về biển cả
Lứa thanh niên vui thỏa cuộc đời
Mùa xuân tới, nguồn sống dâng sục sôi
Đất nước tôi, Việt Nam sáng ngời…”
Mỗi lần nghe đâu đó vang lên những lời ca êm dịu, thắm thiết của bài hát “ViệtNamquê hương tôi” là em lại thấy rộn ràng tình yêu tổ quốc. Yêu Tổ quốc bao nhiêu thì ước mơ muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong em càng muốn nhanh trở thành hiện thực bấy nhiêu. Em muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch thật nhanh để góp một phần nhỏ công sức của mình quảng bá hình ảnh đất nước ViệtNam.
Để đạt được ước mơ đó, điều đầu tiên em cần làm được là học tập thật tốt, tu bồi đạo đức và rèn luyện nhân cách, em sẽ phấn đấu để đạt được mơ ước của mình. Đóng góp công sức để phát triển đất nước cũng là mong muốn của em, hãy tin ở em, em sẽ làm được một cô hướng dẫn viên du lịch thực thụ trong tương lai.
Đây là một việc khá quan trọng. Bạn nên tìm hiểu về bóng đá ở trong sách vở, báo chí hay trên internet. Hãy đọc những tin tức về bóng đá, xem bóng đá một cách thường xuyên để biết được các kĩ thuật bóng đá từ cơ bản đến nâng cao cũng như kinh nghiệm trên sân của các cầu thủ xuất sắc.
Ronaldo -cầu thủ xuất sắc nhất thế giới
tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó
Trần Văn Thành
trạng thái :
tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đóchúc bn học tốt !
Tháng 7 năm 1994, người Việt Nam có một tin vui. Đó là tin “Tìm thấy một bản Truyện Kiều được viết tay từ năm 1894, tại Luân Đôn”.
Hầu như tất cả chúng ta đều phải nhận rằng Truyện Kiều là một án văn truyệt tác trong văn chương Việt Nam. Người viết Truyện Kiều là Đại Văn Hào Nguyễn Du, tự là Tố Như. Nguyễn Du đã theo “Truyện Thúy Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, bên Trung Quốc để viết Đoạn Trường Tân Thanh, tức là “Truyện Kiều” ngày nay. Dù vậy, “các nhà phê bình văn học đều cho rằng, Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một tác phẩm có tính cách sáng tạo.
Khi đọc Truyện Kiều ai cũng phải khen ngợi Nguyễn Du đã viết những dòng thơ tả tình, tả cảnh thật đặc sắc. Nhưng nếu chúng ta đọc Truyện Kiều để thưởng thức cái hay của việc tả cảnh hay tả tình thì chưa đủ. Tại sao? Tại vì Nguyễn Du vốn đã từng làm quan với nhà Lê, nhưng nay phải làm quan cho nhà Nguyễn. Điều này Ông cho là lỗi đạo với nhà Lê. Nên Ông đã viết Truyện Kiều để gởi gắm tâm sự của mình. Ông mượn lời nàng Thúy Kiều để than thở với nhà Lê:
“ Kim Lang ơi! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Điều đặc biệt hơn nữa là khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa ra những quan điểm về niềm tin trong Nho Giáo, trong Phật Giáo và niềm tin riêng của ông.
Nho Giáo tin vào Trời, tức là Đức Chúa Trời. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đề cập rất nhiều về niềm tin Nho Giáo. Viết Truyện Kiều tới 3.254 câu, thế mà mới viết đến câu số 7, Nguyễn Du đã đề cập đến “Trời” ông viết:
“Lạ gì bỉ sắc thư phong.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.”
Trong niềm đớn đau, nhìn con phải bán mình chuộc cha. Vương Ông than thở:
“Trời làm chi cực bấy Trời!”
Thúy Kiều có khi đã phó thác số phận của mình cho Trời:
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Thử xem Con Tạo xoay dần tới đâu?”
Niềm tin vào Trời của Nho Giáo đã được Nguyễn Du viết rõ ràng như sau:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân,
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Nho gia tin rằng Trời đã định cho ai số mạng thế nào, thì người ấy phải chịu vậy mà thôi. Chính Khổng Tử dạy: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý do Thiên” (Tạm dịch: Chết sống có mạng, giàu sang tại Trời).
Nếu chúng ta để ý sẽ thấy Nguyễn Du không những đề cập đến Nho Giáo mà Ông cũng đề cập đến Phật Giáo nữa: “Rỉ rằng: Nhân quả dở dang.” Nhân quả là một giáo lý rất quan trọng của Phật Giáo. Nguyễn Du giảng giải thêm rằng:
“Kiếp xưa đã vụng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi”.
Dần về cuối truyện, niềm tin Phật Giáo được Nguyễn Du diễn đạt rõ hơn nữa, như:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Nghiệp là gì? Phật Giáo tin rằng “nghiệp do nơi mình gây ra, không có Ông Trời ở trong Cái Nghiệp. Mình gây ra “cái nghiệp” thì mình chịu kết quả và ảnh hưởng của nghiệp ấy… Nhà Phật chủ trương nghiệp báo; không công nhận mệnh Trời”.
Nho Giáo dạy đệ tử tin vào Ông Trời. Phật giáo dạy Phật Tử tin vào chính mình. Đức Phật dạy rằng : “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được”. Vì “Nghiệp lực do tâm đạo, nghiệp lực cũng do tâm hủy diệt. Tự chính mình tạo lấy, rồi tự chính mình hủy diệt. Không có một vị Thần Linh nào có quyền hủy hoại hoặc ban phước cho ai cả”. Cho nên Hòa Thượng Thích Thanh Từ viết: “Hạnh phúc hay đau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khắc, ngay Phật, Trời cũng không dự phần trong đó”. Vị Hòa Thượng dạy thêm rằng: “Đừng bao giờ xem Đức Phật đủ cả quyền năng ban phúc, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả cuộc đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội Đức Phật và cũng không phải là người phật tử.”
Như vậy, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến “Thiên mệnh” của Đạo Nho và “cái nghiệp” của Đạo Phật. Ngoài ra, Nguyễn Du còn nói đến một niềm tin của riêng Ông. Ông viết:
“Có Trời mà cũng tại ta.”
Điều này, Nguyễn Du đã đi đến niềm tin giống như nhiều tin trong Đạo của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã dạy: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Sống đời đời là sống ở trên Thiên Đàng với Đức Chúa Giê-xu mãi mãi. Trong câu này có hai điểm chính: (a) Đức Chúa Trời tức là “Trời”; (b) hễ ai, nghĩa là “chúng ta”.
- Khi Nguyễn Du nói “Có Trời” Ông đã nói đúng vào điều quan trọng trong Đạo Chúa. Đạo Chúa nói: “Trời” và nói rõ là “Trời” đã yêu thương nhân loại. Nhìn vào nhân loại, ai cũng thấy đầy dẫy tội lỗi như: “Gian ác, hiểm độc, nói xấu, phao vu, ghét Đức Chúa Trời, xấc láo, kiêu căng, khoác lác, ưa tìm cách làm ác mới mẻ, nghịch cha mẹ, không phân biệt thiện ác, bội ước, không tình nghĩa, không thương xót.” (Rô ma 1: 29-31 BDY). Dù nhân loại tội lỗi như vậy, Đức Chúa Trời cũng thương yêu đã bằng lòng ban xuống cho nhân loại Con Một của Ngài, là Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Đấng đã đến trần gian và chịu khổ hình trên cây thập tự- dù Ngài vô tội- để chịu hình phạt thay cho những người biết mình có tội bằng lòng tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.
- Khi Nguyễn Du nói “cũng tại ta”. Ông đã nói đúng vào điều quan trọng nữa ở trong Đạo của Chúa. Đạo của Chúa nói: ‘ta’ là chúng ta, tức là ‘hễ ai’ nghĩa là “hễ ai tin con ấy”, tức là tin Đức Chúa Giê-xu là Đấng vô tội “chịu chết vì chính chúng ta”. (I Cô-rinh-tô 15:3). Ta phải tin. Tại sao? Vì dù là Chúa Cứu Thế Giê-su đã hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại mà Đức Chúa Trời đã hoạch định để cứu loài người, nhưng không phải vì vậy mà tất cả nhân loại đều được cứu. Sự cứu rỗi phải có ở ai phía: Một bên là do Đức Chúa Trời, một bên là do loài người.
- Bên phía Đức Chúa Trời, là “Trời”. Ngài đã hoàn tất điều Ngài cần phải làm, là Con Ngài đã chịu chết thay cho tội nhân trên cây thập tự.
- Bên phía loài người là ‘ta’. ‘Ta’ phải tin nhận Chúa Giê-xu làm cứu Chúa của mình. Thánh Kinh viết rõ : “Ấy là nhờ ân điển và đức tin mà anh em được cứu.” (Ê-phê-sô 2:8). Ân điển hay ân huệ là do “Trời”, còn lòng tin thì do chính “ta”.
Đức Chúa Trời cho chúng ta được tự do, chúng ta được tùy ý quyết định tin hay không tin Con của Ngài là Đức Chúa Giê-xu. Cho nên, chúng ta có thể nói như Nguyễn Du đã nói: “Có Trời mà cũng tại ta”.
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.
Lời bài thơ Bánh trôi nước
Bánh Trôi Nước
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)
(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.
Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro sinh ra tại Santo António, một khu phố của Funchal, Madeira,[7] mẹ anh là Maria Dolores dos Santos Aveiro, một đầu bếp, và bố là José Dinis Aveiro, một người làm vườn thời vụ. Ronaldo là con út trong gia đình, anh có một anh trai (Hugo) và hai chị gái (Elma và Liliana Catia).[1][8] Tên của Ronaldo là do bố và mẹ anh cùng nhau đặt, người mẹ đã chọn tên Cristiano còn Ronaldo đã được người cha đặt theo tiếng Bồ Đào Nha từ Ronald Reagan, diễn viên mà ông ưa thích và cũng là tổng thống Mỹlúc bấy giờ [9][10][11].
" Bị đuổi học cũng tốt, vì nếu tôi có ở lại trường cũng vậy thôi. Bị điểm thấp, quậy phá và trốn học thường xuyên là ba điều tôi nhớ nhất về con đường học vấn của mình ".
–Cristiano Ronaldo [9]
Tuy nhiên, gia đình sớm tan rã khi cha mẹ Ronaldo ly thân lúc anh mới 11 tuổi,[12] sau đó người cha cũng mất ở tuổi 52 vì bệnh viêm gan, hậu quả của việc nghiện rượu nặng.[7][10]
Thuở còn đến trường, sức học của Ronaldo không khá lắm vì suốt ngày mải mê đá bóng và nhiều lúc anh còn trốn học để chơi môn thể thao này, một lý do khác là Ronaldo hay bị bạn bè chê cười vì giọng nói đặc vùng Madeira của mình do đó hay xảy ra xô xát trong lớp. Có một lần lên tới đỉnh điểm, khi giáo viên của Ronaldo hùa theo đám học trò giả giọng vùng Madeira chọc anh, Cristiano đã cầm ngay chiếc ghế ném về phía vị giáo viên đó. Kết quả là cuối năm anh chỉ xếp loại yếu và còn bị đuổi học.[8][9]
Em rất yêu bộ môn thể thao bóng đá và thường xuyên xem các trận đấu bóng đá cùng bố bằng tivi ở nhà. Trong số các cầu thủ bóng đá Việt Nam, em thích nhất là cầu thủ bóng đá Công Vinh. Chú Công Vinh là cầu thủ bóng đá rất nổi tiếng, chú không chỉ đá bóng giỏi mà chú còn thường xuyên làm các chuyến từ thiện, giúp các em học sinh nghèo vượt khó.
Ấn tượng của em về chú Công Vinh là chú có dáng cao, thân hình chắc khỏe. Mỗi lần ra sân thi đấu chú thường chọn màu áo bóng đá màu đỏ với số hiệu 09. Mỗi lần xem chú Công Vinh đá bóng, em rất ấn tượng bởi những cú phá bóng, đưa bóng vào lưới mà chú thực hiện. Mỗi trận đấu bóng đá có chú dường như hấp dẫn và sôi động hơn rất nhiều. Hơn nữa, chú ghi bàn thắng rất giỏi. Trong nhiều trận đấu, chú bị trấn thương nặng nhưng vẫn cố tranh bóng và ghi bàn thắng cho đội tuyển. Đây là điều khiến em rất thán phục tinh thần của chú. Ngoài việc ghi bàn thắng về cho đội tuyển Việt Nam, chú cũng là người rất hay làm từ thiện ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó. Trong đó, chú cũng đã đến và ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó mà trường tiểu học nơi em đang học dịp lễ khai giảng đầu năm.
Em rất thích xem bóng đá, đặc biệt là các trận đấu bóng đá có chú Công Vinh. Em cũng hy vọng chú sẽ gặt hái được nhiều bàn thắng hơn nữa, làm nhiều chuyến từ thiện ý nghĩa để giúp đỡ được nhiều bạn học sinh nghèo vượt khó như trường em đang theo học.
Để có bài văn tả một cầu thủ bóng đá bằng tiếng anh, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn bé viết bài bằng tiếng Việt như trên đây sau đó dịch sang tiếng Anh. Hy vọng những chia sẻ trên đây về dàn ý bài văn tả một cầu thủ bóng đá lớp 3 sẽ giúp các bậc phục huynh, các bé có một bài viết miêu tả tốt hơn.