Viết 1 đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về bài thơ Bức tranh quê của tác giả Thu Hà.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gia đình em là con út. Trên em còn có một người anh trai. Em luôn thấy mình là một người may mắn bởi có một người anh trai yêu thương và chiều chuộng em hết mực. Anh là một người con hiếu thảo và một người anh trai số một trong lòng em.
Anh trai em tên Nguyễn Công Tâm . Anh là sinh viên năm cuối của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.Anh trai em hơn em 8 tuổi.Anh cao khoảng hơn một mét bảy . Khuôn mặt anh trông rất hiền. Nước da trắng hồng khiến anh trông thật khỏe khoắn. Anh có đôi mắt rất đẹp, đen láy và trong vắt, ẩn dưới hàng lông mi dài. Cặp lông mày của anh sậm đen nổi bật hẳn trên khuôn mặt vuông và góc cạnh. Anh rất hay cười, mỗi khi anh cười lại làm lộ ra hàm răng trắng và đều như hạt bắp.
Trong nhà, anh luôn chứng minh mình là một người đàn ông của gia đình. Mỗi khi bố đi vắng, những việc nặng trong nhà anh đều đảm đương hết. Như việc sửa chữa điện nước, đi chợ với mẹ anh cùng tranh xách đồ nặng để mẹ cầm đồ nhẹ hơn. Anh em luôn nhường nhịn em trong tất cả mọi việc. Chúng em chẳng bao giờ xích mích với nhau, vì anh em thương em lắm. Đôi khi em làm biếng không chịu làm việc nhà. Anh em lại lắc đầu cười rồi làm thay em. Có những khi bài tập khó, em không biết cách làm. Anh lại thay bố mẹ ngồi giảng bài cho em tới khi em hiểu. Anh còn rất hay giúp đỡ bố mẹ trong việc nhà. Những khi mẹ bận việc không thể về nhà nấu cơm. Anh em lại vào bếp thay mẹ nấu cơm cho em và bố, Anh em dù là con trai nhưng nấu ăn chẳng kém gì mẹ. Ai nhìn vào cũng bảo sau này ai mà lấy được anh em thì là nhất rồi. Anh em tính tình rất hiền lành. Chẳng bao giờ anh to tiếng hay xô xát với ai. Đối với mọi người xung quanh anh rất hòa nhã và hay giúp đỡ người khác. Có lần đang đi trên đường, thấy có một bà cụ đang không biết sang đường như thế nào. Anh liền dừng xe lại, chạy ra giúp bà cụ qua đường.
Em rất yêu quý anh trai. Vì có anh trai nên em luôn được chiều chuộng .Đôi khi còn được làm nũng với anh. Em tự hứa sẽ luôn nghe lời anh và bố mẹ, để anh và bố mẹ được vui lòng.
Trong gia đình, em là con út nên được bố mẹ và mọi người vô cùng chiều chuộng, trong đó người yêu thương và luôn lo lắng cho em là anh trai em. Em vô cùng yêu quý và kính trọng anh.
Anh trai em năm nay tròn mười bảy tuổi. Anh có dáng người cao khỏe mạnh với làn da màu bánh mật. Mái tóc của anh được cắt tỉa gọn gàng càng làm cho anh trở nên năng động và hoạt bát hơn trong mắt mọi người xung quanh. Gương mặt vuông chữ điền của anh lúc thì toát ra vẻ nghiêm nghị, lúc lại dí dỏm hài hước.
Anh em có đôi mắt sáng và tinh tường. Đôi mắt ấy như biết nói, biết cười, biết động viên mỗi khi em gặp chuyện buồn, biết sẻ chia mỗi khi em có chuyện vui. Ngoài ra anh còn có nụ cười rất đẹp, mỗi khi cười sẽ khoe ra hàm răng đều như hạt bắp và trắng như muối biển. Anh có giọng nói khá trầm và hơi khàn vì đang trong giai đoạn vỡ giọng, vậy nhưng em cảm thấy giọng nói ấy rất thân thương.
Anh em tuy hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc. Đặc biệt là trong học tập, anh ấy không bao giờ cho phép em sao nhãng và chủ quan dù là điều nhỏ nhất. Hồi còn nhỏ, em rất ghét phải ngồi vào bàn học, có học cũng chỉ là qua loa cho có lệ sau đó sẽ nhân lúc bố mẹ không để ý mà nhanh chân chạy đi chơi. Chính vì vậy mà kết quả học tập hồi đó của em rất tệ, suốt ngày đội sổ toàn không với một. Vào lúc đó, anh đã ngồi suốt nửa tiếng đồng hồ giảng cho em hiểu lợi ích của việc học và bắt đầu kèm cặp em. Nhờ sự kiên trì và kiên nhẫn của cả anh và em mà bây giờ em đã vươn lên đứng ở top đầu của lớp.
Không chỉ vậy anh trai em còn rất gọn gàng và ngăn nắp. Điều này thể hiện ở cách sắp xếp phòng ốc vô cùng gọn gàng và trật tự của anh. Phòng của anh sạch sẽ và thoáng mát bao nhiêu thì phòng của em lại bừa bộn và bức bối bấy nhiêu. Anh luôn bảo em rằng: “Em phải sắp xếp phong cho gọn gàng để lúc mất thứ gì việc tìm sẽ không tốn quá nhiều thời gian”. Tính cách hai chúng em trái ngược nhau như vậy chẳng hiểu sao vẫn dính lấy nhau như hình với bóng, có lẽ là bởi em yêu quý anh và anh nhường nhịn em nên chúng em mới thân thiết đến vậy.
Em rất yêu quý anh trai em. Em chỉ mong chúng em sẽ mãi mãi thân thiết như bây giờ. Anh quả thực là một tấm gương sáng cho em để em học tập và noi theo. Em yêu anh nhiều lắm!
cho tui nha :<
oạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều
Bố cục
Xem thêm Bố cục Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
Nội dung chính
Xem thêm Nội dung chính Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý
+ Văn bản biết về vấn đề gì?
+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?
+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
- Ở văn bản này người viết muốn thuyết phục người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nhân dân cực khổ lầm than.
- Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng sau:
+ Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều à đây là con người nhạy cảm, dễ xúc động.
+ Nguyên nhân do khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là do thiếu tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh qua các dẫn chứng cụ thể, cha mất năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng khinh miệt, ruồng bỏ nên lấy chồng mới lại hay đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt
- Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, dân lao động. Được tác giả chứng minh qua tuổi thơ phải tiếp xúc cùng những hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi thì nhập hẳn vào cuộc sống đó được thể hiện cụ thể qua ngoại hình và cung cách sinh hoạt.
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
Trả lời:
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh
1. Cuộc đời
- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
- Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
2. Sự nghiệp
- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.
- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
3. Những tác phẩm tiêu biểu
- Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.
- Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Trả lời:
- Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.
Trả lời:
- Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Trả lời:
- Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Trả lời:
- Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông
Trả lời:
- Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Trả lời:
- Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.
b. Sau khi đọc
Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ
- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”
- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”
Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
Trả lời:
- Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi
+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước
+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...
+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”
Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Trả lời:
- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.
- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông
Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Trả lời:
- Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.
- Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ
Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Trả lời:
Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.