K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2021

Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.

Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.

Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.

Việc nói dối trong đa số trường hợp đều không tốt với mục đích nào đó để đánh lừa người quen, mặc dù đôi khi lời nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe nhưng đa số trường hợp sẽ khiến bản thân người nói dối mang cảm giác, tâm lý nặng trĩu khi luôn phải nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm cho tâm hồn không được nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì điều ấy, bản thân bạn tuyệt đối không nói dối nhé cho dù lời nói thẳng sẽ khó nghe, làm người nghe khó chịu nhưng thà mất lòng trước còn hơn được lòng sau.

Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.

Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.

“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.

Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.

Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.

HT nha bạn

# Hoàng Đức Tùng #

các bn ơi giúp mik đi ạ , mik bí ý tưởng quá , mik cần gấp trg sáng mai r , cảm ơn các bn nhìu ạ ^^

22 tháng 8 2021

đừng gian lận nha Châu Anh

19 tháng 8 2021

Bạn tham khảo :

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà. Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng. Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

        Ps: nhớ k

                                                                                                                                                       # Aeri # 

7 tháng 4 2022

chon đam am xo2

19 tháng 8 2021

là ae phải biết yêu thương nhau 

k cko nha

19 tháng 8 2021

Tham khảo nhé bạn :

Dàn ý:


1/ Mở bài:

Giới thiệu về kho tàng văn học dân gian Việt Nam và nêu khái quát xem những câu ca dao dạy ta điều gì? Trong đó có khuyên dạy chúng ta phải biết yêu thương người thân trong gia đình hay không? Bằng chứng qua câu ca dao nào??? (trích dẫn)


2/ Thân bài:
- Để hiểu được lời dạy thâm thúy của cha ông ta phải…..
* Nghĩa đen:
- Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể, nếu thiếu nó con người sẽ thế nào? Từ đó khẳng định vai trò
* Nghĩa bóng:
- Anh em trong gia đình là những người có quan hệ ruột thịt, máu mủ, gắn bó với nhau như thế nào? Tầm quan trọng ra sao?
* Trong cuộc sống:
- Nêu tình cảm anh em trong gia đình như thế nào?
- Nếu thiếu thì ra sao?
- Câu ca dao khuyên anh em trong nhà phải biết làm điều gì? Tại sao lại khuyên như vậy
- Nếu 1 gia đình anh em bất hòa thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Làm sao để giữ cho tình an hem hòa thuận, biết tương trợ lẫn nhau?


3. Kết bài: Khẳng định giá trị câu ca dao và nêu suy nghĩ, bài học của bản thân nói riêng và lời khuyên cho mọi người

                 Ps : nhớ k 

                                                                                                                                                # Aeri # 

18 tháng 8 2021
Đối với em niềm tự hào của em chính là đất nước mình,đất nước chứa chan những lòng nhân ái.Tuy Việt Nam của chúng em không được phồn vịnh như các đất nước khác nhưng lại có các di sản văn hoá mà khiến ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ.Bên cạch những di sản văn hoá vật thể thì bên cạch đó cũng có những di sản văn hóa phi vật thể ví dụ như :Ca Huế, Quan họ Bắc Ninh, Ca Trù,...Nhưng quan trọng nhất đó chính là lòng nhân ái giữa người với người.Điều này được chứng minh cụ thể hơn khi tình hình Covid 19 đang căng thẳng thì họ đã giúp đỡ những người không có cái ăn, việc làm bằng cách "Lấy của người giàu chia cho người nghèo" bằng những đồng bạc, những lương thực và những lời nói sâu sắc.Những việc làm đó đã cho thấy sự đoàn kết, sẻ chia của những con người có tình người.Nhưng những thứ trên chỉ góp 1 phần khiến em cảm thấy đất nước chính là niềm tự hào, thứ mà em cảm thấy tiền hào nhất chính là bác Hồ-Vị lãnh tụ cao cả mà ai cũng gọi người với những cái tên thân thiết như cha, ông, bác,...Bằng sự giản dị trong mọi hành vi, việc làm và cách mà người ra đi tìm đường cứu nước đã khiến không chỉ mọi con dân Việt Nam mà cả những người ở các nước khác nhau, màu da khác nhau cũng phải cảm thán .Họ mặc dù không biết rõ về xuất xứ hay tính cách của bác, nhưng chắc khi mà họ biết những cách mà bác ra đi cứu nước và những nỗi khổ mà bác phải chịu thì họ đã hiểu được bác là người như nào.Sau khi viết ra những lời này thì em lại cảm thấy tự hào hơn về bản thân và đất nước của mình .Em chắc chắn rằng những con người Việt Nam sau khi đọc bài viết này cũng cảm thấy tự hào về đất nước mình.
18 tháng 8 2021

Yêu thương tình nghĩa là một trong những chủ đề chính của ca dao Việt Nam. Nội dung chủ yếu của các bài ca dao này phản ánh đời sống tình cảm, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, tình bạn, láng giềng... góp phần tích cực vào việc thể hiện nội dung ấy là một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh ví von, nhân hóa, ẩn dụ và các mô thức ngôn ngữ...

      Biện pháp nghệ thuật mà ca dao yêu thương tình nghĩa thường xuyên sử dụng là so sánh (còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ tạo những cảm xúc thẩm mĩ cho người nghe, người đọc. Ca dao yêu thương tình nghĩa sử dụng biện pháp so sánh để bóc lột những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình:

“Tình anh như nước dâng cao

 Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.

     Biện pháp so sánh trong ca dao yêu thương tình nghĩa là cách so sánh trực tiếp. Các từ so sánh thường gặp là; “như’, “như thế'’. Nhờ có so sánh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể hơn, dễ hiểu hơn:

“Đôi ta như thể con ong

Con quấn con quýt con trong con ngoài".

    Bên cạnh so sánh, nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai”.

     Nhờ biện pháp nhân hóa, những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy cũng chính là tình nghĩa của con người được giãi bày, bộc lộ trong ca dao.

     Cùng với so sánh nhân hóa, ẩn dụ cũng được sử dụng thường xuyên. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm, so sánh gián tiếp. Biện pháp này làm cho bài ca dao được rút ngắn và do đó trở nên hàm súc, cô đọng hơn.

“Cô kia đứng ở bên sông

 Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.

      Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền - bến, cây đa - bến nước, mận - đào, trúc - mai...

       Ngoài những biện pháp tu từ trên, ca dao yêu thương tình nghĩa còn sử dụng biện pháp lặp, lặp từ ngữ và lặp câu trúc. Việc lặp lại một số từ ngữ hay cấu trúc nào đó trong nhiều bài ca dao đã tô đậm thêm chủ đề và làm tăng thêm sức biểu hiện. Chẳng hạn, trong bài ca dao sau đây, cấu trúc và các từ ngữ ‘Ước gì... để” được lặp lại nhiều lần:

   "Ước gì anh hóa ra gương

    Để cho em cứ ngày thường em soi

     Ước gì anh hóa ra coi

        Để cho em đựng cau tươi trầu vàng”

      Việc lặp lại như vậy đã đem lại giá trị biểu hiện đáng kể. Nó đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng của chàng trai luôn muốn được gần gũi bên cạnh người yêu, thỏa nỗi nhớ niềm thương mà chàng dành cho người yêu.

     Trên đây chính là những biện pháp nghệ thuật truyền thống quen thuộc trong ca dao yêu thương, tình nghĩa nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-mot-so-bien-phap-nghe-thuat-thuong-gap-trong-ca-dao-yeu-thuong-tinh-nghia-c37a925.html#ixzz73tFWSXdn

18 tháng 8 2021

Trả lời

 Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:

  • Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).
  • Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
  • Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.