viết những hoạt động bảo vệ an ninh trật tự
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.
Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.
Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.
nếu muốn miêu tả nỗi khổ của mẹ mk thì hãy đặt cả tấm lòng của mk và tập trung để tả chứ ko cần đăng câu hỏi đâu
như thế mk mới thể hiện tình cảm đối với mẹ chứ
ghi là:
- Mẹ em rất khổ.Mẹ em mất r nên em thấy mẹ rất khổ.
Hết.
Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP LÀ:
YEU NƯỚC, CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM, ĐOÀN KẾT, NHÂN NGHĨA
HIẾU HỌC, TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO....
Bọ ngựa có thay đổi lớp da . Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc vàng, nâu.
CHÚC HỌC TỐT!!!
Bộ Bọ ngựa, danh pháp khoa học: Mantodea là một bộ thuộc Liên bộ Cánh lưới Dictyoptera.
Bộ này gồm các loài bọ ngựa. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 – 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt. Đốt ngực trước dạng ống kéo dài và ở phía trong các xương chậu của đôi chân trước có 1 chấm đen, thường với một điểm nâu sáng ở chính giữa. Đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt mồi và chiến đấu với kẻ thù. Con cái thường lớn hơn con đực (Cái 48 – 76 mm; đực 40 – 61 mm). Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc vàng, nâu.Chúng có mắt được ghép bởi nhiều tế bào thị giác khác nhau giúp chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa.
Con non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián, v.v... Con trưởng thành thậm chí còn ăn cả chim nhỏ, thằn lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân cây hay cành lá chờ con mồi đi ngang qua, rồi dùng hai chân trước có gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại (hành động này diễn ra rất nhanh), con mồi sẽ không chết ngay và bọ ngựa ăn dần con mồi khi mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ ngựa, bọ ngựa không bao giờ ăn những con mồi đã chết.[cần dẫn nguồn] Rất nhiều bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình của chúng sau và thậm chí ngay trong khi đang giao phối.
Bọ ngựa hầu hết là các loài côn trùng có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng. Tại Trung Quốc, người ta đã quan sát bọ ngựa săn mồi và từ đó nghĩ ra môn Đường lang quyền (đường lang trong tiếng Trung nghĩa là bọ ngựa).
Việt Nam: khắp trên lãnh thổ Việt Nam, theo các tài liệu đã tìm thấy chúng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Đây là loài duy nhất thuộc bộ bọ ngựa Mantodea được đưa vào sách đỏ Việt Nam Thế giới: là loài phân bố rộng ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới thuộc các châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi, thậm chí cả ở Bắc Mỹ và Australia.
Vùng đồi quê ấy, dành cho cọ. Tôi được ru trong mái nhà mát rượi, nhỏ bé, mái cọ lợp đầy, hàng rào bằng cẳng cọ, máng nước dẫn vào bị chiếc vại sành bằng thân một cây cọ đang thì... Lời mẹ hát:
Quạt xanh, ngọn gió cũng xanh
Cha con lên thác xuống ghềnh lầm than
Ngủ đi con ngủ cho ngoan
Cọ xanh làm lọng làm tàn chở che...
Giấc ngủ của tôi trong màu xanh đồi cọ với những lọng tàn mơ ước. Khi dậy, bóng cọ vào tận thềm nhà, mang theo đủ, tiếng chim hót ban mai. Tiếng con khướu ríu ran ở dưới tầng cọ thấp, tiếng sáo lang hồ bởi ở những lùm cọ lít trên cao...
Cọ quê đẹp đủ các tầng... Đồi cọ thường uốn lượn theo các thung lũng trung du. Lũng lúa, hoặc ao sâu, hoặc một lạch nước giữ cho độ phì nhiêu của một vùng đệm của rừng núi, bên cạnh một bờ sông... Khi làm trẻ mục đồng thì tán cọ đã nhập hồn vào đám trẻ làng... Chúng tôi chọn những thân cọ già, chẻ ra, làm gậy, làm gươm, làm tay thước. Và chiến trận đủ kiểu xảy ra trong những rừng cọ. Trận mưa đá nện cho cái đám trẻ chăn trâu hống hách làng bên một bữa nhớ đời. Trận bắt sống tên trùm sò làng Hạ nửa người nửa ngợm, hay rình rập để chòng ghẹo các cô gái làng tôi. Cả những trận máu "Yêng hùng" nổi lên, không có đối thủ, thì chia đôi ra để mà đánh nhau, thử tài cao thấp... Những năm ấy, ai làm tướng thì được che lọng (tất nhiên cũng bằng lá cọ) khi chiến thắng trở về... ai có công thì đi sau tướng. Bắt được một tù binh được che một lọng, bắt được hai, được che hai lọng... Thời trẻ chúng tôi, vinh quy đỗ trạng đã tắt ngóm tự bao giờ... Những tán lọng uy vũ trong tôi và các bạn bè vẫn thiêng liêng và không làm sao quên nổi...
Có một cậu bé mê được che lọng một lần, cũng không sao có được, bởi bé quá... thấy bạn bè được che lọng, lập được chiến công, còn mình xung trận thì chẳng bắt được ai, cậu ta khóc hu hu... Cậu bé bạn tôi ấy, tôi đã nhường lọng của tôi che cho cậu một lần, sau này làm trung tá trong cuộc kháng chiến chống Pháp, làm thiếu tướng trong chiến tranh chống Mĩ, khi tôi đến "cậu" coi tôi là thượng khách và cười ầm lên khi thấy tôi lại theo nghề văn mà không theo nghề võ...
Tôi yêu cọ như làng chài yêu thuyền... Những năm xa quê, về thành phố, hoặc đi chiến đấu thật xa, nỗi nhớ quê đầu tiên là những tán cọ rì rào ở đầu thềm. Những trận mưa trên cọ râm ran, ầm ào... Những trận gió những cơn bão từ đâu thổi đến, khiến cho rừng cọ nghiêng ngả vật lộn, gió rú rít gào thét trong những tán cọ... sấm chớp rạch ngang, bổ dọc, gió vặn hết lớp cọ già, cọ đang xoan, rồi chà xuống uy hiếp cả đám con non mới; xoè ra được một vài tán lá... Nhưng rừng cọ sau cơn mưa vẫn đẹp lạ thường vẫn che chở được cho làng, cho hoa màu, lúa má. Bài học của rừng cọ chính là bài học của những cuộc chiến tranh giữ nước. Khi đi chôn cất bè bạn của tôi, đứng lặng trước mộ, trước khi vào cuộc chiến đấu mới, tôi nghĩ đến những thân cọ bị gẫy sau cơn bão, đến những tán cọ bị sơ tướp, nhưng chỉ vài ba tuần lễ, rừng cọ vẫn rì rào ca hát, đầy sức sống hát cho cả những cây gục trong bão, những tán lá bị tướp táp trong mùa đông...
Thành phố gọi tôi về. Tôi vẫn không bao giờ quên rừng cọ... Đêm tôi bay về với rừng cọ của tôi... Tôi treo một tranh cọ ở trong nhà ở một hoạ sĩ một thời từng sống gắn bó với trung du.Cho đến những năm sau này, đất đai trở nên cấp bách, làng tôi đã phá những đồi cọ để làm nhà, làm ruộng, trồng chè, trồng dứa. Những rừng cọ tuổi thơ hầu như đã vắng bóng... Những đứa trẻ mới sinh ở trong những ngôi nhà ngói... Đồi quê chang chang nắng... Rừng cọ cuối cùng đang cháy nghi ngút. Một nỗi đau vô cớ ùa ngập trong lòng tôi... Nhưng làm sao được; cuộc vận chuyển luân hồi, để có những làng quê văn minh, ắt hẳn phải đụng chạm đến những thứ dù đẹp mà chẳng làm ra được mấy tiền. Lớp trẻ mới vui với hon đa, với dàn cát sét, những rừng cọ đã biến dần trong các làng trung du... Những cơn giông, cơn bão, không còn bị cản lại bởi những bìa cọ trùng trùng điệp| điệp. Nhưng những ngôi nhà mới vẫn bền vững. Những chủ nhân mới của làng vui theo kiểu khác...
Nhưng với tôi, thì tôi vẫn sẽ là hiệp sĩ của rừng cọ tuổi thơ mà trên đầu mình, trong buổi thắng trận được che tới hai chiếc lọng xanh...
1/Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.
Ra ngoài giúp nước, giúp non,
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
2/ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Học tốt
a. Công tác phòng chống tội phạm
b. Giữ gìn trật tự công cộng
c. Phòng chống tệ nạn xã hội
d. Phòng ngừa tai nạn
e. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Hok tốt =.=
tuân thủ quy định pháp luật
Nhãn