Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương. Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì. Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm. Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân. Này một thân nuôi già dạy trẻ, Nỗi quan hoài mang mể biết bao. Nhớ chàng trải mấy sương sao, Xuân từng đổi mới đông nào còn dư. |
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,
Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.
Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:
Này một thân nuôi già dạy trẻ,
Nỗi quan hoài mang mể biết bao.
Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?
Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?
cả 2 đều sai
Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;
Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Còn thơ măng sữa, / Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.
Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:
- Đảm đang, tần tảo.
- Giàu đức hi sinh.
Câu 6:
- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.
-> Tình cảm, suy nghĩ:
+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.
+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.