Em hỏi hơi không liên quan một chút, mọi người giúp em được không ạ?
Câu hỏi: Hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Mọi người giúp em với ạ!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.
Đi theo vĩ tuyến 22° Bắc từ biên giới việt lào đến biên giới việt trung thì phải đi qua các vùng núi nào con sông nào ?
- Vượt qua các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.
- Vượt qua các dòng sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông cầu, sông Kì Cùng.
I.Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
-Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nếnức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2/ Kĩ năng:
*năng bộ môn: Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả phù hợp với logic lập luận của bà văn nghị luận.
*năng sống:Trình bày ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực về vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng nội dung đã học một cách có hiệu quả vào bài làm.
II. Chuẩn bị:
1- GV : Nghiên cứu sgk , sgk, tài liệu tham khảo, soạn giảng, bảng phụ, phương án tổ chức lớp học.
2- HS : Học bài cũ, đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi .
III. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề , hoạt động nhóm, ………..
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh (3-5 em)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài: Yếu tố biểu cảm đưa lại nhiều lợi ích trong văn tự sự, miêu tả, vậy trong văn nghị luận yếu tố biểu cảm có vai trò gì, bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- H/s đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thuộc kiểu văn bản nào ?
GV:Sở dĩ văn bản này có sức động viên kêu gọi ,thúc giục người đọc là do tác giả sử dụng có hiệu quả yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
? Dựa vào kiến thức đã học về văn bản biểu cảm, cho biết yếu tố biểu cảm thường được thể hiện ở những phương diện nào ?( từ ngữ biểu cảm , câu cảm thán , giọng điệu , lời văn )
? Theo em yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì ?->mục 1
? Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong bài văn?
-HS trả lời-GV định hướng –HS dùng bút chì gạch vào sgk:
+Từ ngữ biểu cảm:hỡi,muốm ,phải,nhân nhượng ,lấn tới,quyết tâm cướp, không, thà,nhất định , không chịu, phải đứng lên, hễ là…thì, ai có…dùng, ai cũng phải
+Câu cảm: Những câu in nghiêng sgk
Gv lưu ý: Trong bài văn có một số câu có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người nói nhưng không có dấu hiệu hình thức (từ ngữ cảm thán )-> không phải là câu cảm thán .
? Theo em văn bản “Hịch tướng sĩ “ (TQT) và “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “(HCM) có điêûm nào giống nhau ?
( Sử dụng từ ngữ , câu có tính chất biểu cảm ).
? Em hãy dẫn ra một số câu văn có yếu tố biểu cảm trong bài “ HTS” cho biết cảm xúc được bộc lộ trong từng câu là cảm xúc gì ?
? Hai văn bản trên có yếu tố biểu cảm nhưng vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm . Theo em vì sao vậy ? ( Mục đích của người viết là nghị luận :nêu quan điểm ,ý kiến bàn luận đúng sai,phải trái -> người nghe nên suy nghĩ và hành động ntn–yếu tố BC không thể đóng vai trò chủ đạo chỉ là yếu tố phụ trong quá trình NL )
? Vậy yếu tố biểu cảm đóng vai trò như thế nào trong văn NL ?
-GV treo bảng phụ (bảng đối chiếu sgk/96): HS thảo luận 1 bàn/nhóm (2 -3 phút) :
+ Cho biết hành động thực hiện trong hai câu sau là gì?
- Lúc bấy giờ ...bị bắt. ( Dự đoán )
-Lúc bấy giờ .........chừng nào ! ( Dự đoán + Bộc lộ cảm xúc )
+ Qua việc so sánh em thấy câu văn ở cột nào hay hơn . Vì sao ?
+ Hãy chỉ ra yếu tố BC ở cột 2 ?
-GV gạch chân các từ ngữ sgk in nghiêng trên bảng phụ
-GV chốt ý
à ngoại mình là giáo viên dạy Ngữ văn, bà là người rất thích đọc và sưu tầm nhiều loại sách. Chính bà là người đã truyền cảm hứng đọc sách cho mình ngay từ khi mình bắt đầu biết đọc. Bà có tặng mình một cuốn sách vừa đẹp vừa hay. Mình sẽ tả lại nó cho mọi người cùng nghe.
Cuốn sách bà tặng mình khá dày, có hơn hai trăm trang sách. Kích thước của nó bằng với các loại sách thông thường, khoảng 24 x 17cm. Được in với chất liệu giấy rất đẹp. Cầm quyển sách rất chắc chắn. Bìa trước và sau của của cuốn sách được làm bằng loại giấy dày và cứng, mặt trên nhẵn bóng có lẽ vì được in cùng với một lớp ni-lông mỏng. Ở bìa trước của cuốn sách mình thấy nó được trang trí rất đẹp và bắt mắt. Ở bốn góc là đường nét hoa văn tinh tế giống như những đám mây đang bồng bềnh trôi trên bầu trời. Phía gần trên cùng là dòng chữ ghi tên cuốn sách được in đậm bằng mực màu đen: KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM. Chính giữa bìa sách là một bức tranh rất sinh động với những cô tiên xinh đẹp đang bay lượn giữa bầu trời, có cô cầm đàn đang ca hát, có cô lại cầm giỏ với những loài hoa thơm cỏ lạ… Bên cạnh các cô là những đám mây trắng vờn nhẹ xung quanh. Bên dưới bầu trời các cô tiên đang bay lượn là hình ảnh một làng quê yên bình với những con đường làng trải đầy rơm rạ vàng óng. Một vài người dân đang gặt lúa trên cánh đồng. Phía xa xa, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Ở dưới cùng là hàng chữ in nhỏ, màu đen NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC. Khi mở sách ra, mình thấy thơm phức mùi giấy mới. Từng dòng chữ màu đen in trên nền trang giấy trắng tinh mang đến cho mình bao nhiêu câu chuyện hay và bổ ích. Nào là chuyện chàng Sọ Dừa thông minh, tài giỏi, chuyện nàng Ba tảo tần, hiền dịu, chuyện cô Tấm chịu thương chịu khó, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm thật thà và tên Lí Thông gian ác cuối cùng cũng bị trừng trị. Mỗi câu chuyện đều đã mang lại cho mình những bài học hay, ý nghĩa. Rằng ở hiền thì lại gặp hiền và kẻ làm điều ác nhất định sẽ gặp báo ứng. Có lẽ, khi bà tặng cho mình cuốn sách này, bà muốn nhắc nhở mình phải luôn học hỏi và làm theo những điều tốt lành, phải tránh xa và biết phê phán cái ác. Ở gáy sách còn gắn một dải ruy băng bằng lụa, màu đỏ để có thể dễ dàng đánh số trang khi mình đang đọc dở.
mình yêu bà ngoại và vô cùng thích quyển sách mà bà tặng. Mình đã đọc nó nhiều lần tới nỗi có thể thuộc lòng những câu chuyện trong đó nhưng mình chưa bao giờ chán. Mỗi lúc có thời gian, mình lại kể những câu chuyện hấp dẫn ấy cho em gái nhỏ của mình nghe. Em tuy còn bé nhưng rất chăm chú nghe mình kể chuyện nên mình đã rất vui.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ có những cuốn sách yêu thích của mình. Còn đối với tôi cuốn sách yêu thích là một cuốn truyện của nhà văn Nhật Bản "Totto-chan Cô bé bên cửa". Cuốn sách này là cuốn sách dành cho thiếu nhi, chắc hẳn ai cũng từng trong hoàn cảnh giống cô bé vậy. Truyện về cô bé Totochan hiếu động, nghịch ngợm nhưng vô cùng đáng yêu. Bạn đọc sẽ cùng cười, cùng khóc với những kỉ niệm của Totochan qua những tình huống hài hước nhưng không kém phần nhân văn cảm động. Tottochan khác biệt với phần còn lại lớp học. Em gây ra một mớ rắc rối khiến cả lớp hỗn loạn. Những rắc rối khiến người đọc cười không ngớt với giọng văn hóm hỉnh của Kuroyanagi Tetsuko. Không thể trừng phạt Totochan bằng kỉ luật, đòn roi bình thường, nhà trường buộc thôi học em. Totochan đã may mắn khi học ở ngôi trường mới lý tưởng, giúp em phát triển bản thân một cách tự nhiên. Ngôi trường Tomoe dạy em nhiều điều, những gì em làm không còn đáng lo ngại. Xuyên suốt cả cuốn sách là những bài học về sự sẻ chia, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu, ước mơ và hoài bão xoay quanh Tottochan. Thời gian thơ ấu của em cứ như vậy trôi qua rực rỡ. Đó là nền tảng cho một tương lai vô cùng tươi sáng, một Tottochan dũng cảm, thành công, giàu lòng yêu thương. Điều quan trọng nhất em vẫn là chính mình, được sống như em mong muốn, không trộn lẫn với bất kì ai. Ôi ! Câu chuyện " Totochan Cô bé bên cửa sổ" là một câu chuyện hay và để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm không chỉ cho những lớp thiếu nhi và kể những người lớp trong chúng ta về phương pháp giáo dục hiện nay.
tôi đi học .
“Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”
lão hạc.
“Khốn nạn... ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)... Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yêu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)."
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả
Bạn tham khảo nhé :
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng
Chúc bạn học tốt !
Đối với bài văn tả cây phượng thì các bạn học sinh cần xác định được cây phượng thuộc loại cây gì, sử dụng các giác quan để có thể miêu tả đặc điểm của cây phượng từ thân, hoa, lá, cành, rễ như thế nào. Như vậy, bài văn miêu tả cây phượng của bạn mới hay và hấp dẫn, được giáo viên đánh giá cao.
NHỮNG BÀI VĂN TẢ CÂY PHƯỢNG, HOA PHƯỢNG HAY NHẤT
Sau đây là những bài văn tả cây phượng, hoa phượng hay nhất sẽ giúp bạn biết cách viết các phần của một bài văn: mở bài tả cây phượng, kết bài tả cây phượng và thân bài và viết bài hoàn chỉnh.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 1
Hoa phượng - Một màu đỏ tinh khiết của nắng và gió
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.
Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.
Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.
Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.
Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.
Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.
Xem thêm các bài văn tả cây phượng trên Taimienphi.vn
- Tả cây phượng vĩ
- Viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa
- Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 2:
Phượng đến từ câu chuyện cổ tích bà kể
Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.
Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!
Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.
Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.
Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.
Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.
Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.
Ôi, cây phượng thật đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường. Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp. Đối với tôi, phượng là loài hoa đẹp nhất.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 3:
Cây phượng già trường em
Đứng bên cổng trường em là cây phượng già. Một buổi trưa tháng năm, em ngồi dưới gốc phượng, ngắm nhìn những đóa hoa thắm tươi như báo hiệu một mùa hè nữa lại bắt đầu.
Cây phượng đã già lắm rồi, nghe bác bảo vệ kể lại, ngày xây dựng ngôi trường này, thầy hiệu trưởng đã trồng cây phượng làm kỷ niệm. Hai mươi năm trôi qua, cây phượng đã hai mươi tuổi. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch của phượng trông như màu đất ải. Quanh gốc cây giờ đã được xây một cái vòng tròn có đường kính năm mét. Bờ gạch xây giữ đất gốc được láng xi măng cho chúng em ngồi chơi.
Buổi trưa ngồi trên bờ gạch, chúng em thích thú ngắm cây phượng tỏa bóng mát cho sân chơi. Cái thân nó đẫy đà vòng tay của em, sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai, rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía. Tán phượng xòe rộng ra như một cái ô che mát cả một góc sân, chim đậu làm tổ trên đó, suốt ngày đua nhau hót líu lo. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng.
Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát. Bây giờ đang mùa hè, các cành nở bung chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay. Một chùm hoa trong gió như bướm kết chùm lại. Hè còn về là phượng còn nở, là còn một khung trời trong sáng dành cho tuổi thơ, là còn những trang lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, với lời lẽ ngây thơ nhưng chứa chan biết bao cảm xúc.
Bỗng nhiên không khí chợt xôn xao hẳn lên khi trên tán cây con ve sầu cất tiếng. Tiếng ve inh ỏi. Một con ve kêu, hai con ve kêu... cả một dàn nhạc ve sầu lên tiếng. Tán phượng say nồng những cành mềm rung rinh màu lá xanh hoa đỏ. Sau mùa thi cử, những cánh bướm làm bằng hoa phượng lại bay lượn trong các quyển lưu bút học trò. Bóng tán lá xanh sáng hôm nay bỗng hừng hực sắc đỏ nôn nao. Sắc đỏ nhập nhòa trong tâm trí em dòng mực đỏ lời phê, điểm số của thầy giáo, cô giáo, sắc đỏ của hoa phượng bên màu đỏ mái ngói ngôi trường như thì thầm nói: Mùa nghỉ hè nữa lại về.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 4
Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em
Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.
Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.
Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay. Có lúc em thầm hỏi: "Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế?". Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.
Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất Số 5
Hoa học trò - Cách gọi hoa phượng trìu mến và thân thương
Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò
"Hoa học trò". Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.
Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát.
Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công "ve sầu" râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 6
Hoa phượng báo hiệu mùa hè
Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.
Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.
Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.
Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc! Cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến.
Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 7
Cây phượng cho em nhiều kỉ niệm dưới mái trường
Trên sân trường em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phượng. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.
Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở đỏ rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò. Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me một chút.
Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện và có những trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này. Trò chơi rất thú vị, đó là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phượng, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi. Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve êu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.
Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 8
Cây phượng - Người bạn tri kỉ của tuổi học trò
Mùa xuân đã trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ nhường chỗ cho mùa hè mến yêu. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.
Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng dãi dầu mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu. Cành cây đâm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mởn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền dịu quá.
Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.
Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp. Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn.
Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè. Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên, vẫy tay trong nắng.
Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả. Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc phải xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặt trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao.
Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng. Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về.
Phượng ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất Số 9
Cây phượng vĩ trong sân trường em
Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.
Cây phượng ở trường em khá to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể. Phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, vươn xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 10
Hoa học trò - Xuân Diệu
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với Mặt Trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Đối với những bài văn tả cây phượng theo từng khối: bài văn tả cây phượng lớp 6 hay nhất, bài văn tả cây phượng lớp 4, tả cây phượng lớp 5, tả cây phượng lớp 7 văn biểu cảm ... sẽ có cách tả khác nhau và yêu cầu cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, thông qua những bài văn tả cây phượng, hoa phượng trên đây, các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt được miêu tả cây phượng thì miêu tả những gì, cách diễn đạt ra sao, từ đó, bạn nhanh chóng viết bài văn tả cây phượng hòa chỉnh.
Trong tài liệu soạn tiếng Việt lớp 4 cũng có đề cập tới cách tập làm văn, luyện tập miêu tả cây cối, các bạn học sinh có thể tham khảo tài liệu soạn bài miêu tả cây cối để vận dụng vào bài văn miêu tả của mình nhé.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nhung-bai-van-ta-cay-phuong-hoa-phuong-hay-nhat-32871n.aspx
Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 5, các em sẽ được luyện tập khả năng viết lách thông qua các đề tập làm văn lớp 5 vô cùng thú vị. Để có thể học tốt môn Tiếng Việt thì bên cạnh việc học trên lớp, các em nên tham khảo thêm văn mẫu lớp 5. Hầu hết các bài văn trong Văn mẫu lớp 5 đều được tuyển chọn từ từ nhưng bài văn hay nhất của các học sinh giỏi tiếng Việt nên tham khảo tài liệu giúp các em nhanh chóng bổ sung kiến thức, biết cách sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt của mình mạch lạc hơn.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.
Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.
Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.
Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.
Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…
Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển.
Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.