K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

hoa kho vi dung dc lau va gia thanh re

12 tháng 11 2018

Hoa tươi vì thơm và đẹp

12 tháng 11 2018

help me!!!

12 tháng 11 2018

Mặt (1) :

theo nghĩa gốc, có nghĩa là khuôn mặt.

Mặt (2):

heo nghĩa chuyển: chỉ ở phần trên của sự vật (đất đai.) bằng phẳng.

12 tháng 11 2018

1 . Chủ nghĩa tự nhiên là khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX  ở châu Âu và Mĩ

2 . Những nguyên tắc mỹ học chính của chủ nghĩa tự nhiên có thể tóm tắt như sau :

  1. Sự nhận thức nghệ thuật cũng phải giống như sự nhận thức khoa học. Tác phẩm văn học được xem như là “tư liệu về con người”, và tiêu chuẩn mỹ học chủ yếu của nó là sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó.
  2. Từ bỏ việc luân lí hóa tác phẩm văn học, vì họ cho rằng cái thực tế được mô tả một cách khách quan lạnh lùng, chính xác với thái độ vô tư, khoa học tự bản thân nó đã đủ sức diễn cảm rồi.
  3. Văn học cũng như khoa học không có quyền lựa chọn tư liệu, đối với nhà văn không có những cốt truyện vô dụng và những đề tài không xứng đáng. Do đó, họ đã mở rộng hệ đề tài và thích thú với những hiện tượng “giản dị” của cuộc sống.
  4. Đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu sinh hoạt vật chất. Theo họ, tính cách con người được quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường được quan niệm chủ yếu là môi trường sinh hoạt vật chất, trực tiếp xung quanh, tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử. Những nguyên tắc mỹ học trên đây đã hạn chế những khả năng nghệ thuật của văn học tự nhiên chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự thâm nhập của sự thật đời sống vào tác phẩm văn học của họ đã lật đổ những nguyên tắc lí thuyết và khiến cho một số tác phẩm ưu tú của chủ nghĩa tự nhìên có một tác động nghệ thuật không nhỏ. Chính sự nghiên cứu sinh học vật chất đã giúp phần nào cho các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa phát hiện ra bản chất giai cấp của ý thức, ví dụ : E. Dô-la (1840 – 1902) trong Mùa gieo mầm từ chỗ mô tả cuộc sống gia đình Mai-ơ đã khám phá ra cội nguồn của đấu tranh giai cấp.
12 tháng 11 2018

Chủ nghĩa tự nhiên (tiếng Pháp : naturalisme) là một khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX ở châu Âu và Mĩ.

Chủ nghĩa tự nhiên hình thành và xác định cương lĩnh trước tiên ở Pháp trên cơ sở triết học thực chứng của A. Công-tơ (1798 – 1857) nhà triết học và xã hội học Pháp, mỹ học của H. Ten (1828 – 1893) nhà triết học, mỹ học ngưòi Pháp và những tư tưởng của khoa học tự nhiên, trước hết là sinh lí học. ‘Tôi khảo cứu tình cảm và tư tưởng như người ta đã làm đối với các cơ năng và khí quan. Hơn nữa, tôi cho rằng hai loại sự kiện ấy đều cùng một loại bản chất, đều chịu sự chi phối của những tất yếu như nhau và chúng chỉ là mặt trái và mặt phải của cùng một cá thể. Cá thể ấy là vũ trụ.” (H. Ten). Có thể nói đây là trào lưu văn học lấy phương pháp khoa học tự nhiên làm cơ sở cho sáng tác. Những nguyên tắc mỹ học chính của chủ nghĩa tự nhiên có thể tóm tắt như sau :

  1. Sự nhận thức nghệ thuật cũng phải giống như sự nhận thức khoa học. Tác phẩm văn học được xem như là “tư liệu về con người”, và tiêu chuẩn mỹ học chủ yếu của nó là sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó.
  2. Từ bỏ việc luân lí hóa tác phẩm văn học, vì họ cho rằng cái thực tế được mô tả một cách khách quan lạnh lùng, chính xác với thái độ vô tư, khoa học tự bản thân nó đã đủ sức diễn cảm rồi.
  3. Văn học cũng như khoa học không có quyền lựa chọn tư liệu, đối với nhà văn không có những cốt truyện vô dụng và những đề tài không xứng đáng. Do đó, họ đã mở rộng hệ đề tài và thích thú với những hiện tượng “giản dị” của cuộc sống.
  4. Đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu sinh hoạt vật chất. Theo họ, tính cách con người được quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường được quan niệm chủ yếu là môi trường sinh hoạt vật chất, trực tiếp xung quanh, tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử. Những nguyên tắc mỹ học trên đây đã hạn chế những khả năng nghệ thuật của văn học tự nhiên chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự thâm nhập của sự thật đời sống vào tác phẩm văn học của họ đã lật đổ những nguyên tắc lí thuyết và khiến cho một số tác phẩm ưu tú của chủ nghĩa tự nhìên có một tác động nghệ thuật không nhỏ. Chính sự nghiên cứu sinh học vật chất đã giúp phần nào cho các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa phát hiện ra bản chất giai cấp của ý thức, ví dụ : E. Dô-la (1840 – 1902) trong Mùa gieo mầm từ chỗ mô tả cuộc sống gia đình Mai-ơ đã khám phá ra cội nguồn của đấu tranh giai cấp.

Trong những năm 60 – 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tự nhiên đã có một tác động tích cực đến sự phát triển văn học như : mở rộng đề tài, xới lên những tầng mới của hiện thực cuộc sống, nghiên cúu sự tác động qua lại giữa cá nhân và quần chúng, vai trò của vô thức trong tâm lí con người,…

Thuật ngữ chủ nghĩa tự nhiên trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực đã không còn mang nội dung như đã được xác định trên đây, mà được dùng để chỉ cách tiếp cận sinh lí học phi xã hội đối với con người, hoặc để chỉ một khuynh hướng văn học chủ trương mô tả những hiện thực cuộc sống theo lối sao chép thiếu sự lựa chọn, khái quát, đánh giá.

11 tháng 11 2018

 1.Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em .

Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

10 tháng 11 2018


Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

20 tháng 10 2021

                                                                                    Đoạn văn

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên chủ yếu thời gian chúng em được các thầy cô dạy học online và không phải đến trường. Thật may mắn rằng Việt Nam đã kiểm soát được dịch và cuộc sống trở lại như bình thường. Chính vì thế, việc quay lại trường trong ngày đầu tiên của năm học mới đối với chúng em vô cùng ý nghĩa.

Hơn nửa năm chỉ học ở nhà không được gặp thầy cô và bạn bè khiến em vô cùng buồn chán. Khi nhận được tin mùa thu này chúng em được quay lại trường học em đã rất vui mừng. Em cùng bố mẹ đi hiệu sách sắm sửa sách vở cẩn thận, chu đáo. Từng quyển sách, quyển vở được em bao bọc và dán nhãn thật đẹp đẽ. Em hồi hộp đếm từng ngày được gặp lại bạn bè và mái trường thân yêu.

Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, sau bữa cơm tối, bố mẹ dặn dò em kiểm tra lại sách vở đồ dùng, quần áo một lần nữa để ngày mai có thể đến trường thật tốt. Em ngồi khoanh tay trên bàn ngắm nhìn những quyển sách mới tinh được xếp ngăn nắp và suy nghĩ miên man. Không biết trong những tháng ngày qua các bạn đã thay đổi như thế nào; những cái cây bé xíu trong trường đã lớn thêm nhiều chưa;… bao nhiêu câu hỏi vây quanh em vừa làm em háo hức, hồi hộp lại thêm trằn trọc khó ngủ.

Sáng ngày tựu trường em dậy sớm và được mẹ đưa đến trường. Trước cánh cổng rộng lớn đang mở ra trước mắt mình, em vẫy tay chào mẹ rồi bước vội vào trong. Hiện ra trước mắt em là một sân trường đông đúc, rộn rã tiếng cười đùa, trò chuyện của các bạn học sinh sau bao ngày gặp lại. Những hàng cây như lớn hẳn lên, chững chạc, cứng cáp hơn trước rất nhiều. Thoang thoảng là mùi sơn mới của những bức tường, những bộ bàn ghế lâu ngày không sử dụng được nhà trường tân trang lại.

Em từ từ bước đi, hít thở bầu không khí ở trường học đã lâu không được tận hưởng thì chợt có một cánh tay vỗ vào vai em. Hóa ra đó là cô bạn thân cùng lớp của em. Chà! Cậu lớn hơn nhiều đấy nhỉ. Chúng em cùng nhau trò chuyện tíu tít và bước đi đến lớp học của mình - cái cảm giác mà lâu lắm rồi mới có lại được vô cùng dễ chịu. Bước chân vào lớp học, các bạn tươi cười chào em; bạn nào cũng lớn hơn, đáng yêu hơn và vui vẻ hơn. Vì là ngày đầu tiên nên chúng em chưa phải học gì nhiều chỉ nghe cô giáo dặn dò và chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai. Cô giáo từ từ bước vào lớp, trên tay cầm quyển sổ ghi chép tươi cười nhìn chúng em. Cô mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng và có nụ cười tươi. Cô phổ biến chúng em về nội quy của lớp học và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chính sự tập trung và say mê của cô làm cho chúng em đắm chìm mà quên mất đi sự trôi chảy của thời gian.

Sau khi phổ biến xong nội quy lớp học và nội dung chương trình, cô trò chuyện cùng chúng em để hiểu nhau hơn. Buổi dặn dò kết thúc trong niềm hân hoan của cả cô và trò. Trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ, em hi vọng đây sẽ là một năm học đầy may mắn và hứng khởi. 

                                                                                      Hok tốt!

10 tháng 11 2018

Hằng năm cứ đến ngày sinh nhật của em, ngày 23 tháng 6, bố em thường có mặt ở nhà để cùng chung vui. Năm nay bố bận đi công tác nước ngoài, không về kịp. Trước khi đi, bố có hứa sẽ gởi quà sinh nhật cho em trước một ngày. Chờ mãi từ sáng đến tối em vẫn không thấy món quà ý nghĩa mà bố em dành cho em nhân ngày sinh nhật lần thứ 12. Đêm đó em trằn trọc mãi không thể nào ngủ được, cứ nghĩa hay vì bận công việc mà bố quên ngày sinh nhật của mình rồi… Bao nhiêu giả thiết cứ đặt ra, rồi tự trả lời. Mệt quá, em thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng sớm hôm sau, em còn đang mơ mơ màng màng thì có tiếng chuông cửa reng, reng. Em vội vàng ra mở cửa. Ôi chao! Một con gấu bông thật là to được cô thư kí của bố mang tới, kèm theo là một tấm thiệp thật là đẹp. Em cảm ơn và vội vàng mời cô vào nhà, cô bảo:
- Cô rất bận, hẹn cháu lúc khác. Cô chúc mừng cháu nhân ngày sinh nhật lần thứ 12, chúc cháu học giỏi, chăm ngoan và chóng lớn.
- Cháu cảm ơn cô, chiều nay 5 giờ cháu mời cô tới dự tiệc sinh nhật của cháu.
- Cảm ơn cháu, chiều nay chắc chắn cô sẽ tới.
Sau khi tiễn cô, em vào nhà bóc tấm thiệp ra, một tấm thiệp đầy ý nghĩa, mặt trước là một đóa hoa hồng vừa mới nở, mặt sau là những lời chúc tốt đẹp của bố.
Em sung sướng vô cùng, háo hức chờ cho đến giờ làm tiệc sinh nhật.

10 tháng 11 2018

Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.

Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập.  Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.

Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.

Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.

Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.

10 tháng 11 2018

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em về quê ngoại chơi với ông và và cậu mợ. Chuyến đi ấy chỉ 10 ngày nhưng em có rất nhiều kỉ niệm không thể quên từ chuyến đi chơi ý nghĩa ấy.

Năm ngoái, chỉ mình em về quê chơi, còn ba mẹ không về, vì bận công việc. Quê ngoại em rất yên tĩnh, nhà bà ngoại nằm cạnh cánh đồng lúa mênh mông. Lúc đó đang mùa thu hoạch lúa nên cánh đồng rợp màu vàng trải dài đến vô tận. Bà con cô bác xung quanh nhà nội dậy thật sớm và dắt trâu, kéo xe bò ra đồng bắt đầu gặt lúa.

Em cũng đòi cậu mợ cho đi cùng để dắt trâu với thằng Tèo. Cậu mợ cho em ngồi lên chiếc xe bò và bắt đầu ra đồng. Cảm giác lần đầu tiên được ngồi xe bò thật là thích, chiếc xe di chuyển chậm chạp nhưng rất an toàn. Lúa ruộng nào cũng nặng trĩu bông, mọi người cười đùa với nhau rất vui vẻ. Hình như là vụ mùa bội thu.

Bà ngoại em biết em thích ăn bánh lá nên hôm nào đi chợ bà cũng mua cho em hai cái. Buổi chiều ở quê thực sự rất đẹp, mát mẻ và trong lành. Ông ngoại làm cho em và thằng Tèo một con diều sáo to, khi gió nổi bọn em lại mang diều ra thả. Nhìn diều bay lượn giữa không trung bao la em rất thích thú và thấy thoải mái.

Mặc dù ở quê ngoại không có nhiều bánh kẹo, xe cộ như ở thành phố nhưng ở đây mọi người rất thân thiện, sống tình cảm với nhau. Em về nhà ngoại chơi nhưng hàng xóm của ngoại vẫn sang chơi và cho em quà bánh. Em rất yêu mến họ.

Có nhiều hôm, thằng Tèo dẫn em đi chăn trâu cùng, chăn từ chiều đến tối, lúc mặt trăng lên cao mới lùa trâu về. Trẻ con ở xóm này đứa nào cũng chăm chỉ chăn trâu như vậy. Em rất thích thú khi được theo mấy đứa ra đồng, nhìn mấy đứa tát cá ở dưới con mương dài ngoằn nghèo.

Về đây em lần đầu tiên được đi tắm ao, nhưng ngoại phải đứng trên bờ trông thì em mới dám bước xuống ao tắm. Được vẫy vùng giữa dòng xanh mướt, dịu nhẹ của ao quê nhà, em rất thích thú.

Mặc dù em chỉ ở quê ngoại được mười ngày nhưng với em đã có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ với vùng quê này. Em mong sao hè năm nay ba mẹ sẽ cho em được về quê ngoại được, để được vui đùa thoải mái mà không phải lo lắng điều gì.

13 tháng 11 2018

trả lời cho mk câu hỏi về BCNN nhé. đề bài  tìm các BC nhỏ hơn 500 của 30 và 45?

9 tháng 11 2018

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Phần sau mình k biết :)

9 tháng 11 2018

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá, để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thoả thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

9 tháng 11 2018

"Tiếng ve rộn rã báo hiệu mùa hè đã đến rồi đó . Có điều gì đó tươi mới đằng xa kia, sự trông chờ, bồi hồi, xao xuyến . Một năm học đã qua, thu nhận thêm được nhiều điều, và giờ ta đã lớn thêm nhiều . Đi trên sân trường một ngày nắng, phượng nở đỏ rừng rực một góc sân . Một cảm giác lâng lâng  choán lấy tâm hồn . Xa bạn bè, thầy cô một thời gian ko phải là quá dài, nhưng đã đủ để có một niềm nhớ . Rồi sẽ đi đến với những niềm vui trong những ngày hè, một điều gì đó vui, một điều gì đó lạ . Hè về ! Những lần trao đổisay sưa, những lần chơi đùa, chờ nhé ! Thoang thoảng mùi của yêu thương và chờ đợi.