giữa một vùng sỏi đá khô cằn , cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật đẹp. nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nêu trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tô1
Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.
Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.
Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:
– Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.
Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:
– Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.
Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:
– Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.
Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.
Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.
Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.
Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...".
Tôi không bao giờ tin vào những lời nói kiểu như "tiền nhiều để làm gì?", "tiền có mang lại hạnh phúc hay không?" hoặc "sống không cần tiền"... Nếu không từng bôn ba, thành - bại vì tiền, họ sẽ không đủ cảm xúc để phán những câu kiểu như vậy.
Không thể phủ nhận chuyện cuộc sống vẫn còn có những giá trị mà chưa chắc tiền bạc chen chân vào được. Tuy nhiên, gom tất cả điều đó mà phán bằng những câu hỏi tu từ về tiền bạc kiểu như trên, thì không ổn.
Khi đặt câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?", không biết ông chủ cà phê Trung Nguyên còn nhớ câu chuyện ông từng bộc bạch trên một tờ báo về thời ông còn tay trắng, người thân mổ ruột thừa nhưng ông không có nổi 2 triệu để lo viện phí. Chính điều này đã hình thành nên động cơ để ông phải làm giàu.
Đây là câu chuyện đẹp dành cho những người muốn sống có ích. Trong một khoảnh khắc hay hoàn cảnh nào đó, chẳng có điều gì cũng như chẳng có lời "chân lý" nào đủ mạnh để mang lại hạnh phúc bằng việc có tiền, khi bạn đang rất cần.
Một xã hội dù có văn minh hay chậm phát triển như thế nào đi nữa, luôn cần phải có tiền để phát triển. Con người cũng vậy. Lúc mà bạn đang thuyết giáo về những vấn đề kiểu như "tiền bạc có phải là mục tiêu của cuộc sống hay không", bạn hãy nhớ về thời khắc mà bạn khát tiền nhất.
Tôi tin, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh cũng như tầm quan trọng của tiền bạc. Và không ai có thể sống mà không cần tiền, dù là cách này hay cách khác. Bạn không thể chinh phục một cô gái nếu rỗng túi. Bạn không thể chủ động giành lại cuộc sống cho người thân nếu trong người chẳng có xu nào.
Thậm chí khi ly hôn, bạn muốn giữ lại những gì mình xứng đáng được hưởng như phần tài chính nào đó, cũng chẳng có gì sai, vì tiền bạc phải minh bạch.
Tôi cũng hiểu rằng, sức mạnh của tiền bạc là vô biên, có thể mua mọi thứ, ngay cả tình yêu. Nhưng tôi vẫn luôn tin vào những giá trị khác có thể chiến thắng được sức mạnh của vật chất, dù giá trị đó không hề phủ nhận tầm quan trọng của tiền bạc.
Chỉ tuần rồi thôi, dư luận cảm thấy ấm áp khi cô lao công ở bệnh viện Chợ Rẫy nhặt được hơn một trăm triệu đồng, và cô trả lại cho người mất ngay tại bệnh viện, hay vợ chồng một anh công nhân ở Bình Định đã phải nhờ đến bạn đọc hỗ trợ để cứu con mình lúc ngặt nghèo nhất.
Dù con của anh chị vẫn phải tiếp tục điều trị, anh chị đã dùng hết số tiền tiếp theo mà bạn đọc gửi về để chia sẻ cho hoàn cảnh những ca cấp cứu khác, còn anh chị lại tiếp tục đi làm công nhân để tự lo cho con…
Trong yêu đương cũng vậy. Dù tiền có thể mua được cái gọi là tình yêu, bạn hẳn cũng từng chứng kiến có những người từ chối danh vọng, vật chất từ người khác để được về với tình yêu của mình. Tiền mua được yêu đương, nhưng tâm trạng khi yêu thì tiền đâu mua được.
Cái gì mua được bằng tiền, thì đều rẻ tiền. Hiểu được điều đó, chúng ta mới biết trân trọng mà ấm áp hơn trước một suy nghĩ, nghĩa cử, hành động xuất phát từ bản chất tình thương, bất chấp tiền bạc. Điều này mới tạo ra hạnh phúc.
Tiền quan trọng vì nó có thể tạo ra hạnh phúc, nhưng không phải hạnh phúc nào cũng được tạo ra bởi bản chất của tiền bạc.
Bài làm :
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian học tập, có lẽ Tố Anh là người bạn thân nhất của em tới bây giờ.
Tố Anh khá cao, khoẻ mạnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Bạn có gương mặt bầu bĩnh với nước da trắng trông cứ như búp bê vậy. Hai má lúm đồng tiền khiến bạn thật duyên dáng. Đôi mắt Tố Anh to tròn, đen láy như hai hòn bi ve được điểm tô thêm bởi đôi lông mi dài cong vút. Chiếc mũi không cao lắm như nhỏ và thẳng. Đặc biệt Tố Anh có đôi môi hình trái tim, chúm chím như nụ hoa hồng. Mỗi khi cười, khuôn miệng của bạn cũng tạo thành hình trái tim, trông rất ngộ nghĩnh. Từ lúc quen Tố Anh, em chưa thấy bạn để tóc ngắn bao giờ. Mái tóc bạn màu hạt dẻ, mượt mà, luôn được buộc lên gọn gàng. Hai bàn tay búp măng với những ngón tay thon dài, trắng muốt. Cả hai bàn tay đều có hoa tay ở hai ngón áp út. Đó là vì sao Tố Anh viết chữ rất đẹp và còn vẽ rất giỏi nữa. Bạn đã giành được giải cao trong các kì thi viết chữ đẹp cấp thành và cấp tỉnh năm lớp 3.
Tố Anh là một cô bé rất hoà đồng lại vui tính nên bạn bè ai cũng quý mến. Có việc gì khó khăn mà các bạn cần giúp đỡ, Tố Anh đều sẵn sàng. Không chỉ là một học trò ngoan khi ở trường mà về nhà, bạn còn là một người con hiếu thảo. Tuy chỉ mới 11 tuổi nhưng bạn đã biết giúp bố mẹ làm việc nhà như nấu cơm, quét dọn, giặt quần áo. Hai bác chưa bao giờ than phiền về bạn mà ngược lại còn rất tự hào khi có một người con ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời.
Em và Tố Anh chơi thân với nhau từ lúc mới bước vào lớp Một. Em còn nhớ hôm đó, sau khi dẫn em vào đến cửa lớp, mẹ chào cô giáo rồi ra về. Em rất sợ hãi vì mọi thứ quá xa lạ đối với em. Em oà khóc nức nở, mặc cho cô giáo dỗ thế nào cũng không nín. Lúc đó Tú Anh bước đến bên cạnh, cất giọng thân thiết: "Chào bạn, mình tên là Võ Thị Tố Anh, mình làm quen nhé". Em ngẩng mặt lên thì thấy một cô bạn dễ thương vô cùng. Em lau nước mắt rồi gật đầu nhận lời. Thấy thế Tố Anh mỉm cười thật tươi rồi quay sang nói với cô giáo: "Cô ơi, cô cho em ngồi với bạn nhé cô? ". Và từ đó, một tình bạn trong sáng đã nảy nở.
Em và bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Vì cùng đường đến trường, sáng nào Tú Anh cũng qua nhà em để rủ em đi học, đến chiều hai đứa lại cùng nhau đi về. Con đường đi học đã in dấu chân của 2 đứa em suốt mấy năm tiểu học và bây giờ đã sang cả cấp hai. Tú Anh học rất giỏi các môn xã hội, còn em thì giỏi tự nhiên nên chúng em không lo bị hổng kiến thức vì luôn có một người bạn để chỉ dạy ân cần. Cuối tuần em thường sang nhà Tố Anh chơi. Hai đứa học bài xong đôi khi thì ra khu vườn trước nhà để tưới tắm cho những chậu hoa, đôi khi lại chở nhau đi khắp làng.
Em rất hạnh phúc khi có một người bạn như Tố Anh. Sau này có thể chúng em sẽ không học cùng với nhau nữa, nhưng em sẽ mãi nhớ về bạn, nhớ về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp được dệt nên bởi kỉ niệm của hai chúng em.
P/S : Để bài văn hay hơn nên mình có kết hợp giữa kể chuyện vs miêu tả. Nếu ko thích thì bnj có thể lượt bớt.
_Học tốt_
Bỗng em thấy mình được bố mẹ cho về quê thăm ông bà, cả nhà ăn uống và trò chuyện với nhau vô cùng vui vẻ.
Tuy sum họp đông vui nhưng trong lòng em vẫn cảm thấy trống trải vì thiếu người dì của em. Dì là người luôn yêu thương em, chăm sóc em như người mẹ vậy. Mấy năm nay, dì đi lấy chồng ở xa rất ít khi về, có năm em không được gặp dì.
Cả nhà đang trò chuyện vui vẻ bỗng có tiếng xe máy đi vào nhà, giọng nói quen thuộc vang lên, dì từ từ bước vào nhà với nụ cười tươi và ánh mắt hiền hậu.
Em chạy đến ôm chầm lấy dì, dì xoa đầu em, cảm giác thật ấm áp như đứa con nằm trong lòng mẹ.
Dì hỏi han em về cuộc sống, học tập, dặn dò em phải biết nghe lời bố mẹ và cố gắng vươn lên. Khi nghe em kể về thành tích học tập của mình, dì thưởng cho em và khen em rất giỏi.
Hai dì cháu ngồi ôn lại những kỉ niệm ngày xưa khi còn ở chung với ông bà, hồi ấy bố mẹ em đi làm xa, ở nhà dì chăm sóc em, cho em đi chơi và yêu thương em như con của mình. Những khoảnh khắc ấy hiện về rõ mồn một như ngày hôm qua.
Đang nói chuyện vui vẻ bỗng dì có điện thoại phải về nhà gấp, em chạy theo xe níu dì ở lại, hai hàng nước mắt lưng chòng. Đúng lúc ấy, em bừng tỉnh dậy. Hóa ra đó chỉ là một giấc mơ.
Ngày hôm sau em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đêm qua nằm mơ thấy dì. Bố mẹ cũng hiểu nỗi nhớ của em và hứa cuối tuần cho em về thăm dì làm em cảm thấy rất vui và háo hức. Dù ở gần hay xa nhưng trong tim chúng ta vẫn có hình hài của những người thân quen mà mình yêu quý thì khi gặp lại cảm xúc vẫn đong đầy.
Trả lời
Tác giả lại cho Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước vì:
+ Trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ.
+ Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Câu 2
Bức tranh thiên nhiên thứ hai (8 câu cuối) phản chiếu tâm trạng của Thúy Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi mà cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định: