K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2018

nhớ bài này cũng là lớp 6 mà

15 tháng 9 2018

mik chưa bao giờ mắc lỗi

15 tháng 9 2018

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

15 tháng 9 2018

Tui nè!

Chọn tui nha😊

15 tháng 9 2018

co play roblox nhung ko play ro ghoul

15 tháng 9 2018

có thể nhiều người ko làm được

15 tháng 9 2018

đúng vậy mà.có mấy ai thấy một hiên tương kì bí nào đó đâu cha

 Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn cũng sẽ có những kỉ niệm khó phai mờ ề mái trường - ngôi nhà thứ hai thân thương đã nuôi dạy chúng ta nên người, đã vun đắp những ước mơ hoài bão của quãng đời học sinh.

Và tôi giờ đây đã trở thành một nhà doanh nghiệp bước sang tuổi 34 nhưng những kỉ niệm đẹp dưới mái trường cấp hai Liên Ninh vẫn sẽ đọng lại trong tôi không thể nào quên.Và các bạn biết không, tôi đang trên đường về thăm lại ngôi trường cũ sau 20 năm xa cách với một tâm trạng bồi hồi đến khó tả.Cái năm tôi học xong đại học thì phải bay sang mỹ để học nốt trường trình mà trường đại học yêu cầu để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy mà đã 20 năm rồi đấy nhỉ? đúng như người ta vẫn thường nói:'thời gian không chờ đợi ai cả'. Tôi vẫn chưa có dịp về thăm lại ngôi trường THCS Liên Ninh yêu dấu. Tối hôm qua, nhận được một cuộc điện thoại của lớp trưởng lớp 9 ngày hôm nay họp lớp tôi vui mừng khôn xiết.Bây giờ đây trên xe, tôi đang trên đường tìm về chốn xưa, tìm về cái nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào thời cắp sách đến trường. Cái hương vị mát mẻ trong lành của buổi sáng sớm phả vào mặt khiếm tâm hồn tôi lâng lâng dễ chịu. Thật hóa hức, rộn ràng biết mấy!Tôi phóng xe thật nhanh không biết giờ này ngôi trường đã thay đổi thế nào rồi nhỉ? Tôi cố gắng hình dung ra xem hình ảnh ngôi trường thật đẹp với tâm trạng náo nức, mong chờ.Cuối cùng cũng đã đến nơi rồi, con đường độc đạo dẫn vào trường với hai hàng cây ợp bóng mát ngày ấy được lát bê tông phẳng lì bây giờ được lát bê tông ánh lên màu bạc lấp lánh. Đầm sen tỏa ngát hương thơm xung quanh trường bây giờ vẫn còn đá - cáo nơi chúng tôi vẫn thường nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng nực. Những cánh sen hồng thắm nở bung thật to vươn lên đón ánh nắng mặt trời như muốn chào mừng tôi trở về.Bác cổng trường với hai cánh tay màu xanh mở to đã đón biết bao thế hệ học sinh bước vào trường, tấm biển màu xanh với viền đỏ nơi bật lên dòng chữ 'trường THCS Liên Ninh' trường đạt chuẩn quốc tế khiến tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Khi bước vào trường tôi nhớ lại cái cảm giác lầ đầu tiên là môt cô học sinh cấp 2 bước vào một thế giới mới với bao điều kì diệu, lí thú vậy mà sau 20 năm xa cách tôi trở lại, cái cảm giác ấy chợt ùa về thật xao xuyến bâng khuâng.Bước vào trường tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ, nguy nga của nó. Ngôi trường ngày ấy khoác lên mình bộ áo màu vàng tươi cổ kính giờ đây đã được lột xác bởi bộ áo choàng màu trắng nổi bật thật lung linh rực rỡ.Hok tốt !#cute#
14 tháng 9 2018

- Hẹn gặp cậu ngày mai nhé!
Cúp điện thoại, lòng tôi rộn ràng, bồi hồi. Sáng mai tôi sẽ gặp lại những gương mặt thân quen sau bao năm xa cách. Ngày mai tôi sẽ về thăm trường Cấp 2 thân yêu sau 20 năm xa cách.
Tối hôm đó, lòng tôi háo hức, không ngủ được. 5 giờ sáng, bắt chuyến xe từ Hà Nội về Nam Định. Trên đường đi, ngắm đất trời mà lòng vui vẻ, hạnh phúc. Gần 7 giờ sáng, tôi đã về đến Nam Định. Bao lâu rồi mới được cảm nhận được cái mùi quen thuộc của đất trời quê hương. Trời mùa thu cao xanh, nắng mùa thu dịu dàng khiến tâm trạng tôi thật thoải mái.
Từ bến xe, tôi tản bộ trên con đường cũ về trường. Con đường đã thay dổi khá nhiều. Những căn nhà nhỏ năm nào bây giờ đã chuyển đi, nơi đây thành một khu công viên nhỏ. Vừa đi vừa ngắm đất trời mà tôi không biết đã đứng trước cổng trường lúc nào không hay. Ôi ngôi trường năm nào giờ đã đổi mới thật rồi. Cánh cổng trường màu xanh quen thuộc nay được đổi bằng cửa kéo tự động đầy hiện đại. Biển trường năm nào cũng đã được thay và khắc chữ nổi trên phiến đá, đặt trang trọng bên cạnh cổng. Đang bồi hồi ngắm nhìn, có tiếng gọi :
- A! Lớp trưởng. Nhanh lại đây!
Quay lại theo tiếng gọi, trước mắt tôi là đám bạn cùng lớp. Nhìn đứa nào cũng lớn và trưởng thành. Tôi chạy lại cùng các bạn mà lòng xúc động không nguôi.
Hôm nay là 20-11, cũng vì dịp này mà lớp chúng tôi quay lại trường thăm thầy cô, lớp cũ. Ngôi trường hôm nay trang trí rực rỡ. Bước qua cánh cổng trường, một thế giới mới như mở ra. 20 năm trước ngôi trường chỉ có ba khu, và mỗi khu chỉ có bốn tầng. 20 năm sau, trường đã xây sửa và có năm khu nhà. Trường có thêm sân bóng nhân tạo cho học sinh hoạt động ngoại giờ
- Này! Ngày xưa mà có sân này thì đá bóng sướng phải biết – Trung- cầu thủ số một lớp tôi năm đó, lên tiếng.
Chúng tôi đều phá lên cười bởi câu nói đùa đó.
Trên sân trường, những tốp học sinh đang chăm chỉ lao động. Các em nhìn thật xinh xắn đáng yêu trong bộ đồng phục mới. Chúng tôi cùng nhau ngó qua lại các dãy phòng học và tần ngần đầy xúc động khi đứng trước lớp học cũ. Lớp học năm nào đã được trang bị nhiều thiết bị mới phục vụ các em học sinh. Nhưng dù thế nào, bao kỉ niệm tuổi học trò vẫn ùa về trong tâm trí.
Sau một hồi, chúng tôi đi tìm cô giáo chủ nhiệm năm xưa. Cô ngồi trong phòng chờ giáo viên với chiếc cặp nâu hơi sờn mép. Chúng tôi bước vào, xúc động chào cô.Cô bất ngờ nhìn chúng tôi:
- Ôi! Các học trò cũ của cô
Cô trò chúng tôi lặng im ôm lấy nhau và xoa đầu lũ chúng tôi. :
- Các em lớn thật rồi. Nào kể cô xem, cuộc sống của các em bây giờ ra sao?
Rồi chúng tôi đứa nào cũng nhao nhao lên kể. Chúng tôi như trẻ lại, vui vẻ kể chuyện cho cô. Cô trò chúng tôi ôn lại những kỉ niệm năm xưa mà lòng đầy bồi hồi xao xuyến.
- Thôi! Cô trò mình cũng vào khán phòng đón lễ.
Chúng tôi cùng cô vào khán phòng lớn. Khán phòng rộng lớn, được trang trí với đầy bóng bay, hoa tươi và đèn nhấp nháy. Buổi lễ diễn ra với những bài phát biểu, những bài hát về ngôi trường và thầy cô khiến tôi rung lên những cảm xúc khó tả.
Ngày về thăm trường sau 20 năm diễn ra thật nhanh chóng. Nó để lại trong lòng tôi bao cảm xúc khó phai. Kỉ niệm đó có lễ sẽ mãi mãi in sâu trong trí nhớ của tôi.

 

14 tháng 9 2018

Tôi có duyên với Trường sa từ thuở nhỏ, nhưng không biết có nợ với miền biển đảo đã mất Hoàng Sa từ khi nào, chỉ biết mỗi khi nghĩ đến là lòng quặn đau như nhớ về những người thân đã khuất.

 Với những người thân đã khuất, tôi còn có những kỷ niệm vui buồn, để sau những lần thắt ruột đó, thì những êm ái lại trở về thầm thì an ủi tôi. Với Hoàng sa - Trường sa thì không may mắn như vậy, biết đến và nhung nhớ chỉ trong một ước mơ. Tôi chưa được một lần được chạm đến, chưa một lần thấy mặt, dù tôi đã từng có nhiều dịp đi tàu du lịch từ Tokyo về Sài gòn, hoặc từ Đà nẵng đến Hongkong. Và mỗi lần như thế tôi đều ráng dõi mắt kiếm tìm, dù biết rằng vùng đảo ấy ở rất xa xôi.

 Rất xa xôi về mặt địa lý, nhưng lại có vẻ gần hơn hết tất cả các địa điểm khác, dù ở Việt nam ở Nhật bản, hay bất kỳ nơi nào trên trái đất này, kể cả những nơi tôi rất thích, muốn chọn để sống những ngày cuối cuộc đời.

 Bởi với tôi Hoàng sa - Trường sa chính là trái tim của Tổ quốc, trái tim đã nhiều năm tháng quằn quại thổn thức của đất Mẹ Việt nam. Trái tim đó chỉ cách trái tim tôi chưa đầy một nhịp đập.

 Cũng có thể tại vì từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã được mơ được mộng về cuộc sống phiêu lãng thuở hồng hoang. Tôi đã nguyện rằng, khi lớn lên tôi sẽ thành thủy thủ, để lênh đênh trên đại dương, để thả hồn lên sao trời, để được đến những vùng biển đảo đó mà giữ gìn Quê Mẹ . 

                

Bia chủ quyền Hoàng Sa    Quần đảo Hoàng Sa  

 Tôi sống ở Nha trang từ lúc nhỏ cho đến giữa lớp Ba, gia đình mới dọn vào Sài gòn. Nhà tôi không nằm sát biển, nhưng chỉ mất độ 4,5 phút đi bộ. Mỗi chiều chiều, tôi ôm chiếu và cà-men cơm, em gái tôi đeo lủng lẳng bidon nước ra biển. Trải chiếu xuống thềm cát trắng, vừa nhìn người ta bơi lội, vừa che cà-men bằng bàn tay nhỏ bé trước những ngọn gió bất chợt, vừa nhai lạo xạo những hạt cát lẫn trong cơm.

 Sau đó hai anh em cuốn gọn chiếu và cà-men để vào 1 gốc thông rồi tản bộ dọc theo đường Duy Tân cho tiêu cơm, lên đến tận bùng binh Đài Phun Nước. Lại tiếp tục ăn hàng, chúng tôi gọi là tráng miệng. Em tôi thì cóc ngâm hay xoài ngâm, tôi thì gỏi đu đủ khô bò hay kẹo kéo. Những món khoái khẩu của chúng tôi.

 Con đường Duy Tân (bây giờ là Trần Phú) ven biển thuở đó nhà cửa còn thấp, những cây thông cũng vậy, nhưng đã được cắt tỉa thành những cụm hình vuông. Hai bên đường chưa có vỉa hè, đúng ra là vỉa hè chưa lót gạch, vẫn còn là đất cát nên chúng tôi có thể nghịch ngợm vừa đi vừa lùa chân dưới đất để cát bụi mù mịt quanh mình. Cuối đường về hướng Nam phía Lầu đài Bảo Đại, có phường Vĩnh Trường, nhưng không liên quan gì đến tên tôi cả, tôi được sinh ra trước khi đến thành phố này.

 À cũng nên nói thêm là em gái tôi tên Hoàng, nên các cô chú bạn của Bố Mẹ hay gọi là thằng Trường Sa và con bé Hoàng Sa. Thấy tôi làm bộ không nghe, các chú lại cố tình giải thích thêm là "Sa" là bị rơi bị rớt như "Chim sa cá lặn", nghĩa là chúng tôi bị đẻ rớt, thấy tội nghiệp nên Bố Mẹ lượm về nuôi và đặt tên như thế. Dẫu biết các chú nói đùa, nhưng thế nào những đêm đó, tôi cũng nằm mơ thấy mình bước ngập chân trong những bãi phân chim trên đảo. Giật mình tỉnh giấc, tôi phải rón rén đi tắm rửa cho bay mùi, kẻo sáng mai thế nào cũng bị mấy chú bảo

 - “Cái thằng Trường Sa này đái dầm hay sao mà hôi mùi phân chim quá vậy”.

                 

Hình ảnh những năm 60: Rạp xi nê Tân Tân, Đường Duy Tân ven biển, Lầu ông Năm

 Bắt đầu từ lớp Năm, mỗi sáng đi học tôi được một bác xích lô, chúng tôi gọi là ông Bảy, đến nhà đưa đón. Đi dọc hết nửa con đường Duy Tân này, dưới hàng cây Bàng xòe tán, lá đỏ vàng vào mỗi mùa gió lạnh.

 Mỗi tháng 1,2 lần, ông Bảy hào phóng chở em tôi lên trường đón tôi và cho chúng tôi đi dạo 1 vòng phố xá, qua rạp xi nê Tân Tân hay Tân Tiến gì đó ở đường Độc Lập, nơi tôi được xem những cuốn phim đầu tiên trong cuộc đời. Biết tôi thích, nên lần nào ông Bảy cũng ghé vào xin cho tờ bươm bướm quảng cáo phim đang hay sắp chiếu, rồi nhân tiện lấy luôn cho mình 1 tờ. Sau đó chở chúng tôi đến tận mãi tháp Chàm Ponagar cổ kính, ông chỉ cho chúng tôi đứng dưới nhìn lên chứ không cho leo sợ ngã.

 Tôi giữ kỹ những tờ bươm bướm in một màu, khi xanh khi đỏ, lúc tím lúc vàng này trong 1 hộp bánh biscuit. Lâu lâu mang ra xem lại, rồi tưởng tượng, đắm mình trong vai nhân vật mình thích trong đó. Cho đến khi dọn nhà về Sài gòn thì bị mấy đứa “ma cũ” ở xóm bắt nạt “ma mới” lấy mất, sau khi choảng nhau với chúng một trận và bị thua.

 Chặng vòng về thế nào cũng đi ngang qua Lầu Ông Năm (hay còn gọi là ông Tư), ông Bảy thích thú kể tới kể lui chuyện, vì tòa "Nhà trắng" này bị người nước ngoài đọc thiếu dấu thành "Nha Trang" nên tên thành phố đã ra đời từ đó. Sau này lớn lên mới biết tòa nhà màu trắng nầy là nhà của bác sĩ Yersin. Và tên Nha trang chẳng phải được đặt ra vì đọc chệch từ chữ "Nhà trắng", mà là đọc chệch ra từ chữ "Eatrang" hay "Jatrang", địa danh của người Chàm đã từng sống trước ở đây. Ea hay Ja là con sông, Trang là cây lau sậy, Nha Trang là "Sông Lau” bởi ngày xưa lau sậy mọc dài hai bên sông Cái ra tới tận cửa biển.

               

Nha Trang bây giờ. Đường Trần Phú (Duy Tân cũ), Tháp Trầm hương  

 Ông Bảy đọc nhiều truyện và kể cho tôi nghe nhiều truyện ông đã đọc. Tôi thích nhất là những truyện phiêu lưu, như "Dế mèn phiêu lưu ký", "Alibaba và 40 tên cướp", "Robinson phiêu lưu ký"... bởi khi ông kể những truyện này, mắt ông sáng hẳn lên, tay chân múa may làm điệu bộ như đang thể hiện nhân vật trên sân khấu.

 Từ truyện kể, ông chỉ tôi cách nhóm lửa bằng kính lúp hay đáy vỏ chai để lấy ánh nắng hội tụ, bằng cách nối dây điện vào 2 cực 1 cục pin và cọ sát cho phát ra tia lửa, bằng cách chà sát đầu nhọn 1 thanh gỗ cứng vào rãnh của 1 thanh gỗ Thông để tạo sức nóng do ma sát. Chỉ cho tôi cách tìm kiếm những vật liệu dễ cháy như lông chim, cỏ khô, bông gòn, mỡ động vật để làm bùi nhùi bén lửa. Ông chỉ cách nấu nước bằng gáo dừa, làm cá, nướng cá trên bếp lửa tự tạo. Chỉ cách trèo lấy tổ ong sau khi hun khói để ong bay đi, cách làm vợt để bắt cá sông, cách bẫy chim bằng rổ tre … Và thường là ông cho tôi thực tập ngay dưới sự chỉ dẫn tận tình của ông.

 Nhất là trong thời gian tôi bị gãy chân phải nằm bệnh viện và nghỉ ở nhà 2,3 tháng. Ông theo giúp đỡ, mướn truyện về đọc cho nghe và hướng dẫn thực tập những điều đã dạy, mỗi ngày. Mỗi ngày ? – Vâng, mỗi ngày ! Mà cũng phải thôi, tại ông làm tôi bị gẫy chân mà. (Có điều, sợ ông bị Bố Mẹ bắt nghỉ việc nên tôi đã nhận lỗi thay ông).

 Nhờ thời gian này, tôi biết thêm một chút về ông. Tôi hỏi sao cái gì ông cũng biết vậy ? Ông bảo tại ngày xưa ông từng đi biển nên ông phải biết để lỡ có trôi dạt vào hoang đảo cũng có thể sinh tồn. Sau đó nghe người ta nói “ngậm ngải tìm trầm” có ăn hơn nên ông đã bỏ biển lên rừng để mong thay đổi số phận. Ông bảo, đi biển phải theo luật biển, đi rừng cũng phải theo luật rừng, và ở đâu cũng phải học hỏi kỹ năng để có thể sống còn. Không may cho ông, ông đã phạm lỗi với Thánh Mẫu Thiên Y A Na nên phải bỏ rừng về đạp xích lô. Ông bảo vì thế mà ông không cho chúng tôi leo lên tháp Chàm, sợ Thánh Mẫu giận ông mà phạt lây qua chúng tôi. Tôi hỏi ông phạm lỗi gì vậy ? Ông không trả lời chỉ bẽn lẽn cười trừ. Tôi học được từ ông nhiều hơn những gì tôi học được ở trường cũng như ở nhà. Ông hướng dẫn kỹ năng sống, tính tự lập và hun đắp cho tôi tinh thần phiêu lưu.

 Trên những chuyến đi dạo bằng xích lô như thế, chúng tôi thường xuyên gặp những chú lính Hải quân đi ngược chiều, sải những bước mạnh mẽ hiên ngang. Bộ quân phục trắng tinh với mũ lưỡi trai cứng (casquette) hoặc mũ vải mềm, cầu vai xanh đậm với những sợi dây tua vàng, trông rất oai phong lẫm liệt.

14 tháng 9 2018

– Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

+ Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.

+ Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.

+ Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ

+ Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

- Trường từ vựng về "sự phân loại"/ "giống nòi": đực, cái, trống, mái, giống.

- Trường từ vựng về tên loài vật: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, chó, mèo

- Trường từ vựng về tiếng kêu (âm thanh): kêu, gầm, sủa, hí.

- Trường từ vựng về "hoạt động (dùng miệng) của con vật": xé, nhai, gặm, nhấm, nuốt.