K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xin thông báo bây giờ lạ 22 : 54

2 tháng 10 2018

t ko hok nè

mai có cô khó tính lắm 

haizz

ông cứ ngủ đi mong sáng bị thầy, cô cho ăn trứng ngỗng nhá

chúc may măns

2 tháng 10 2018

Giôn si đã tự tử xong mang thân vào nhà xác hết truyện

2 tháng 10 2018

 Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông.

Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.

Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

  khá nhưng cố nhé

10 tháng 10 2018

Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô khuyên can, xong Đôn–ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn–ki–hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt, vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

2 tháng 10 2018

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan - chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

4 tháng 10 2018

1.Lên Đàng

2.Dưới ánh mai hồng

3.Hành trình tuổi 20

4.Lá cờ

5.Về ăn cơm

6.Đồng đội

7.Cho bn tôi

Đây là 1 số bài trên mạng về hiến máu tình nguyện, mong đây là điều bn cần nha! Mèo

4 tháng 10 2018

Lên zing mp3 í

2 tháng 10 2018

- Tóm tắt: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.
- Nguồn : Google

2 tháng 10 2018

Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.

2 tháng 10 2018

giữ chữ tín: 
-thiếu nợ đến hạn trả 
-đúng hẹn

-giữ được lòng tin

mượn bút phải trả
ko giữ chữ tín; 
-mượn tiền ko trả 
-hứa rồi nuốt lời

-che dấu khuyết điểm vủa mình và người khác

- mua hàng không trả tiền

2 tháng 10 2018

1. Biết giữ chữ tín;
- Khi Nam vay tiền Thu, hẹn thứ 2 sẽ giả. Đúng thứ 2, Nam giả tiền thu.
- Minh hẹn Tâm đúng 3 giờ bắt đầu đi đá bóng. Đúng lúc 3h, Tâm đã có mặt tại sân bóng.
- Duy hứa với bố mẹ sẽ chăm ngoan, học tập chăm chỉ. Duy đã làm đúng như lời hứa, luôn học hành chăm chỉ và đến cuối năm, Duy đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
2. Không biết giữ chữ tín.
- Nam hứa với cô giáo sẽ làm bài tập về nhà nhưng do mải chơi nam đã không làm.
- Hoa mượn Oanh cái máy tinh điện tử, chỉ bảo chơi nửa tiếng nhưng hoa chơi mãi cũng không giả cho Oanh.
- Nhân viên hứa với sếp sẽ luôn đi làm đúng giờ nhưng ngày nào cũng đi muộn.

20 tháng 10 2018

a) Người công dân tốt

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người công dân tốt là người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.

-  Thực hiện tốt quyền của công dân:

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận, kiên nghị các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; quyền xây dựng, thuê nhà ở theo quy hoạch và pháp luật.

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế; được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội hoặc bất cứ cá nhân nào.

-   Thực hiện tốt nghĩa vụ chủ yếu của công dân:

+ Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

+ Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

+ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia.

+ Công dân phải chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; có nghĩa vụ thực hiện các quy đinh về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.

+ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

b)  Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt

Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều ngành nghề mới, đặt ra yêu cầu bức thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao; có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kỷ luật, kinh nghiệm, kỹ năng lao động...

Những kiến thức, kỹ năng thực hành không thể có ngay mà là quá trình hình thành và phát triển trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và sau khi ra trường. Người học sinh trung học chuyên nghiệp có những tiêu chí tu dưỡng rèn luyện để phấn đấu để trở thành người công dân tốt. Cụ thể:

-  Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân:

Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người công dân như đã nêu ở trên.

Hiện tại trong việc học tập và rèn luyện cần nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của người học sinh khi đến lớp, khi tự nghiên cứu, khi ở trường, ở ngoài xã hội.

Mỗi học sinh phải cố gắng vì sự phát triển của bản thân, vì gia đình, vì tập thể, vì xã hội, phấn đấu trở thành người công dân có ích cho đất nước.

-Có ý thức công dân:

Đối với người học sinh, ý thức công dân trước hết là hiểu ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

Biểu hiện của ý thức công dân là cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự giác và giữ kỷ luật trong học tập và rèn luyện.

-  Tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống:

Đó là tu dưỡng ý thức và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; sống có trách nhiệm với bản thân mình và mọi người.

Có trách nhiệm trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống tiến bộ, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

Có lòng nhân ái, độ lượng, trân trọng các giá trị đạo đức công dân, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công dân, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

-   Nội dung tu dưỡng và rèn luyện của học sinh trung cấp chuyên nghiệp:

Có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn. Học là để có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thành người công dân tốt, người lao động tốt

Tự tin vào bản thân, vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để đạt kết quả cao nhất trong học tập, rèn luyện.

Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của của nhà trường, của tập thể, pháp luật của Nhà nước.

Rèn luyện lương tâm nghề nghiệp, yêu lao động và tôn trọng lao động của người khác. Có ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Có lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội, không gian lận trong học tập và tiêu cực trong cuộc sống.

Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể; các hoạt động xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của tập thể, của Nhà nước và xã hội.

Rèn luyện thân thể để có sức khoé tốt đáp ứng yêu cầu học tập và công việc phục vụ đất nước.



 

4 tháng 10 2018

Tùy vào từng người thôi chị

2 tháng 10 2018

Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

Trong không gian “Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : “chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ”. Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm “lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt”, thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh “hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng” hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ…tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.
Oanh.

2 tháng 10 2018

Bài làm 2 Cảm nghĩ về cô bé bán diêm.
An – Đéc – xen được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích, nhà văn lớn của Đan Mạch. Truyện ông viết không chỉ dành cho thiếu nhi mà ở mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi là những bài học nhân đạo cho người lớn. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn : “ Cô bé bán diêm”. Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương.
Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực. Mồ côi mẹ từ sớm, em sống với cha và bà. Nhưng rồi người bà yêu thương em nhất cũng để em ở lại mà bay về thiên đường. Em sống với người cha nghiện ngập, hàng ngày bắt em làm việc kiếm tiền cho mình. Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy. Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.
Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp. Trong bão tuyết lạnh lẽo trắng xoá, mọi người mặc những bộ quần áo ấm áp, rực rỡ thì em lại đi đôi chân trần trên mặt đất trắng xoá đầy tuyết. Đôi chân vì lạnh mà đỏ ửng. Trên người em là bộ quần áo rách, đầu trần không đội mũ để tuyết phủ kín đầu. Nhìn bề ngoài ấy thật đáng thương đến tội nghiệp.
Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương. Đến đây ta thấy sự trách móc ẩn sâu trong câu văn của Anđecxen về những con người sống quá vội, thiếu đi tình yêu thương nhân loại, bỏ qua những sinh linh nhỏ bé. Em lạnh, đói và rét nhưng không dám về nhà vì lo sợ cha sẽ đánh đập vì không bán được hộp diêm nào.
Em nhìn phố lên đèn, nhìn những ngôi nhà trang hoàng ấm cúng khiến người đọc thật xót xa. Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Kí ức hiện lên ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến em mỉm cười trong cái lạnh. Nhưng quá khứ càng đẹp thì hiện tạo càng đáng thương, càng chua xót.
Cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm. Lần quẹt diêm thứ nhất “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Giấc mơ giản dị, đơn giản là được ngồi trước lò sưởi ấm em không thể có. Hiện thực trước mắt em là tuyết trắng dày đặc, tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ánh sáng tắt đi, bóng tối lại bao quanh
Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Không chỉ phải chịu lạnh, em còn phải chịu đói. Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu. Nhưng chưa được bao lâu hiện thực lại bủa vây em. Em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.
Và em quẹt tiếp một que diêm. Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra. EM vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em “– Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”
Em quẹt hết số diêm còn lại. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo. Bởi nó nhẹ nhàng hệt như một giấc ngủ, giấc mơ. Ước mơ của em thật đẹp. Nhưng càng đẹp thì càng đau xót. Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng.
Qua nhân vật cô bé bán diêm, Anđecxen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.

Hok tốt !! 

# MissyGirl #