Đọc đoạn văn bản:
“Có thể nào dùng lại được không? Tim tôi đau. Bao trái tim đau. Biết bao gia đình ly tán, tan nát, điêu linh vì chiến tranh. Ai cũng có bố mẹ. vợ con, anh chị em, họ hàng, bè bạn. Những người lính cả đôi bên đều không muốn tay mình đẫm máu. Không ai muốn mình là kẻ giết người, gây đau thương tang tóc cho dân lành.
[...]
Có thể trả lời câu hỏi của cô gái bé nhỏ này...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn bản:
“Có thể nào dùng lại được không? Tim tôi đau. Bao trái tim đau. Biết bao gia đình ly tán, tan nát, điêu linh vì chiến tranh. Ai cũng có bố mẹ. vợ con, anh chị em, họ hàng, bè bạn. Những người lính cả đôi bên đều không muốn tay mình đẫm máu. Không ai muốn mình là kẻ giết người, gây đau thương tang tóc cho dân lành.
[...]
Có thể trả lời câu hỏi của cô gái bé nhỏ này không?
- Hôm nay mình có phải "chạy" nữa không mẹ?
- Có con ạ.
- Con không thích đâu, con không chạy được...
Có thể trả lời câu hỏi này không?
- Có lẽ nào chúng tôi phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn?
- Có lẽ nào người Việt phải rời bỏ thành phố thân yêu, nơi vec a tilde a cưu mang chúng tôi suốt mấy chục năm qua?
Có thể trả lời câu nói này không? - Chúng tôi là công dân Ukraine, chúng tôi yêu chuộng hoà bình.”
(“Nhật ký chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/2 : Hôm nay mình có phải chạy nữa không mẹ?”
Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý – Kiểu bảo sống tại Ukraine 30 năm, danviet.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, chiến tranh đã gây ra hậu quả gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào là tinh thần “yêu chuộng hoà bình”? Vì sao chúng ta phải chống
chiến tranh, bảo vệ hoà bình?