Đọc thầm:
Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung
Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử láng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.
Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát. Không may một hôm cha con đi câu vắng, ở nhà lửa bén cháy sạch chả còn tí gì. Hai cha con chỉ còn có một bộ đồ nghề và mỗi một chiếc khố vải đang mặc. Chiếc khố độc nhất ấy dùng để làm vật che thân cho cả hai mỗi lần ra ngoài. Lúc sắp chết, ông Chử trối: “ Có... một chiếc khố... con ... giữ mà... mặc...!”. Thương cha, Tử dùng chiếc khố duy nhất ấy để khâm liệm cho cha mà không giữ lại dùng như cha dặn. Không còn khố che thân, đêm xuống, anh mới đi mò cá; mờ sáng, lội ngập nửa người đến bến đổi cá lấy gạo.
Một hôm, đang đổi gạo thì thấy một chiếc thuyền lớn đi tới, Tử bèn bới cát vùi mình lại. Cũng lúc đó, Tiên Dung sai dừng thuyền, lên bãi, quây màn, đun nước thơm để tắm. Nào ngờ, chỗ quây màn lại là nơi Tử vùi mình. Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc. Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do. Nghe chàng trai lạ kể nỗi mình, nàng không cầm được nước mắt.
Cảm phục tấm lòng chí hiếu của Tử, nàng quyết định lấy chàng. Nghe tin nhà vua tức giận, cấm cửa vợ chồng nàng. Hai vợ chồng ở lại Chử Xá sinh sống. Họ giúp đỡ mọi người và dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán,... Dân làng ai cũng yêu quý vợ chồng nàng.
Sau khi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung mất, dân làng lập miếu thờ, nay vẫn còn.
(Theo TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
1. Đoạn đầu của câu chuyện nhằm giới thiệu nhân vật nào?
a. Vua Hùng thứ ba, có cô con gái xinh đẹp, không thích lấy chồng.
b. Vua Hùng thứ ba và cô công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy.
c. Công chúa Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, chỉ thích ngao du sơn thủy.
2. Câu chuyện trên nhằm nói về những nhân vật nào?
a. Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
b. Cha con Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
c. Vua Hùng, công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
3. Tại sao công chúa Tiên Dung không cầm được nước mắt khi nghe Chử Đồng Tử kể về thân phận mình?
a. Thương Chử Đồng Tử mồ côi cha.
b. Thương Chử Đồng Tử đi mò cá để đổi gạo sinh sống qua ngày.
c. Thương Chử Đồng Tử quá nghèo khổ, không có cả chiếc khố che thân.
4. Tại sao công chúa Tiên Dung quyết định lấy Chử Đồng Tử?
a. Vì thương Chử Đồng Tử quá nghèo khổ.
b. Vì thấy Tử hiền lành và nàng mướn ở lại Chử Xá.
c. Vì cảm phục tấm lòng hiếu thảo vô bờ của Chử Đồng Tử.
5. Vì sao dân làng tôn thờ vợ chồng công chúa Tiên Dung?
a. Vì công chúa Tiên Dung là con gái yêu của Hùng Vương thứ ba.
b. Vì vợ chồng công chúa Tiên Dung đã cho dân làng gạo, vải vóc.
c. Vì vợ chồng nàng đã ở lại, dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán.
6. Chủ ngữ trong câu “Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc.” là những từ ngữ nào?
a. Nước dội, Tử, công chúa.
b. Nước, Tử, công chúa.
c. Nước, cát, Tử, công chúa.
7. Các vế của câu “ Vì Tử rất thương cha, nên anh dùng chiếc khố duy nhất ấy để khâm liệm cho cha.” được nối với nhau bằng những từ ngữ nào?
a. Vì , nên.
b. Vì, nên, để.
c. Vì, nên, để, cho.
8. Hai câu: “Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử láng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Thay thế từ ngữ (nàng thay công chúa).
b. Dùng từ ngữ nối (nhưng).
c. Lặp từ ngữ (nàng).
9. Những từ nào trong hai câu sau: “Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát.” là đại từ?
a. Đó, con trai, thằng, họ.
b. Đó, thằng, họ.
c. Đó, họ.
10. Vị ngữ trong câu “Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do.” là những từ ngữ nào?
a. Có vẻ hiền lành, trấn tĩnh hỏi nguyên do.
b. Hiền lành, hỏi nguyên do.
c. Trấn tĩnh, hỏi nguyên do.
GIÚP MIK NHA THANKS MN