cho mình hỏi có ai đã có người yêu chưa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong sân trường có rất nhiều cây xanh nào là bằng lăng, phượng vĩ và rất nhiều cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng.
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa.
Vào mùa xuân cây bàng ra những chồi non li ti. Chỉ sau 1 tuần những chồi non sẽ phủ kín các cành cây. Và những chồi non ấy sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh đậm.
Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.
Mùa thu sang, lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và những mép lá dần quăn lại. những chiếc lá sẽ dần chuyển sang màu đỏ tía. Chỉ cần một làn gió thu khẽ thổi qua những chiếc lá ấy sẽ lìa cành bay giữa không trung như đang vẫy tay chào tạm biệt nơi chúng đã thuộc về.
Cứ thế khi những đợi gió mùa đông bắc tràn về, những chiếc lá bàng rụng hết, chỉ còn cây bàng khẳng khiu, đứng trơ trụi với đất trời.
Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí em.
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.
câu 6: sai, ngắt, cắm, để.
câu 7: B
câu 8: Bạn có thể cho mình cốc nước không?
câu 9: rực rỡ, tưng bừng.
câu 10: a) khó khăn
b) Lửa thử vàng gian nan thử sức.
học tốt :) (P.S: k mình nha
Người ta thường hay nói rằng “Tấm lòng người cha là một tuyệt tác của tạo hóa”. Tình yêu thương và tấm lòng mà cha đã dành cho tôi thực sự thiêng liêng và cao quý. Tôi luôn biết ơn cuộc đời khi cho tôi có một người cha đáng kính, tuyệt vời như thế.
Cha tôi năm nay ngoài bốn mươi tuổi nhưng dường như gánh nặng cuộc đời đã khiến cha già đi nhiều. Sự nhọc nhằn hằn in rõ nhất trên mái đầu bạc của cha mà mỗi lần nhìn nó tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa. Nước da của cha ngăm đen khỏe mạnh. Bờ vai rắn chắc, đầy vững chãi khiến tôi luôn tin tưởng để dựa vào. Dáng người cha hơi đậm nhưng làm việc rất nhanh nhẹn. Tôi rất thích đứng ở đằng sau để nhìn bóng lưng của cha. Đôi mắt của cha luôn nhìn tôi dịu dàng, yêu thương. Cha có khuôn mặt chữ điền nhìn rất phúc hậu, nổi bật trên khuôn mặt ấy đó là vầng trán cao lộ rõ sự thông minh.
Cha tôi không hoàn hảo nhưng ông luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Cha tôi không phải dân trí thức, cũng không giàu có, cha chỉ là một người lao động bình dân với đồng lương công nhân trong xí nghiệp thế nhưng chưa bao giờ cha để tôi phải thiếu thốn thứ gì. Cha lo cho tôi ăn học, cho tôi một cuộc sống đủ đầy mặc dù tôi biết chính cha cũng không có nhiều tiền. Tôi để ý có đến cả năm cha cũng không may cho mình một bộ áo mới. Dù vai áo đã sờn, chiếc quần cũ kĩ bạc màu nhưng cha vẫn cứ cười xòa mà bảo rằng trong tủ cha còn nhiều đồ đẹp. Thế mà với tôi, cứ đến ngày tựu trường, ngày lễ tết, rồi thời tiết chuyển mùa cha lại giục mẹ đi sắm cho tôi quần áo mới. Thuở nhỏ vô tư không nghĩ suy, cứ hồn nhiên coi đó là điều bình thường nhưng càng lớn khôn, càng hiểu chuyện thì tôi lại càng thương cha nhiều hơn. Từ chiếc bóng đèn học đến bộ áo mưa, tập vở để đi học chính tay cha cũng là người mua. Cả ngày đi làm vất vả nhưng cha không bao giờ quên quan tâm đến chuyện học hành của tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cha những buồn vui, những câu chuyện hằng ngày bởi tôi cảm nhận được sự lắng nghe và thấu hiểu từ cha. Đặc biệt, tôi rất thích được lắng nghe những lời khuyên của cha dành, đứng từ phương diện của một người đàn ông trưởng thành cha luôn chỉ ra cho tôi những con đường đi đúng đắn, để tôi không chệch bước trên những lối đi gập ghềnh. Những điều ấy khiến tôi càng kính yêu và tự hào hơn về người cha của mình.
chúc bn hok tốt và k cho mình nhé :P
1 từ vi vút
ko chắc nữa mình lấy sách thằng em mình đọc tìm được 1 từ
mình tìm cho bạn thêm hai từ nè đom đóm và chăn trâu từ chăn trâu mình không rõ có đúng hay không
ùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Sai bảo mình nhá , đừng k sai hay báo cáo :> !
Hội Vía Bà
Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.
Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.
Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).
Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.
đúng 100 % , ko ks thì thôi chớ ai ks sai làm dog , chúc bạn học tốt
Giới thiệu lễ hội hát quan họ
Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời, mà nổi tiếng nhất là hội Lim thi hát quan họ thường mở trong dịp đầu năm mới.
Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi. Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh, Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.
Giới thiệu trò chơi kéo co
Ở quê em, vào những ngày hội làng, già trẻ lớn bé lại tập trung ở đình làng, cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống. Trong đó trò ưa thích nhất là kéo co.
Trò chơi này được nhiều người yêu thích, bởi cách chơi đơn giản, lại không phải chuẩn bị nhiều. Mọi người khi chơi lại dễ đoàn kết, giao lưu với nhau. Thật tiện lợi! Để chơi kéo co, thì cần có một sợi dây thừng bền, chắc chắn và thật dài. Sợi dây thừng này được sử dụng từ năm này qua năm khác, nên các góc cạnh đã được mài mòn đi rồi. Dần dần sợi dây ấy không còn chỉ là công cụ nữa, mà trở thành linh hồn của trò chơi. Nếu đổi thành sợi dây khác, thì có khi chẳng có cảm xúc được như thế.
Trò kéo co ở làng em có luật chơi khác so với những nơi khác. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi. Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng. Còn ở làng em, sẽ chơi trên một khu đất trống lớn, vẽ ra một hình tròn thật to, sao cho hai đội đứng vừa trong đó. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội sẽ ra sức kéo làm sao cho đội mình ra khỏi vòng tròn trước tiên. Phía bên ngoài, người dân ra sức reo hò cho đội mình yêu thích, bên trong sân, các cầu thủ càng thêm hăng hái kéo dây. Có những trận, kì phùng địch thủ gặp nhau, mãi cả nửa tiếng mới phân thắng bại. Chính những lúc như vậy, mọi người trở nên đoàn kết với nhau hơn. Kết thúc trò chơi, dù ai thắng, ai thua thì mọi người vẫn vui sướng mà chúc mừng nhau, chẳng có hờn giận gì cả. Đó chính là tình làng nghĩa xóm.
Em mong sao, dù thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều trò chơi mới hơn nữa. Thì trò chơi kéo co này vẫn sẽ được gìn giữ và phát huy. Để phần nào nét văn hóa làng quê mộc mạc nơi này sẽ trường tồn mãi mãi.
rồi tui có
chưa
kết bạn đi