K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Nếu được viết thêm một câu về đặc điểm của một thanh điệu nào đó , em sẽ viết :" Những thanh điệu mải múa hát bên tai".

Giải thích UnU :

→ Những thanh điệu : ( nhịp điệu của một bài hát nào đó )

→ mải múa hát bên tai : ( "mải múa và hát" ; cảm nhận một cảm xúc theo thanh điệu *không rõ ràng:> )

Sai xin lỗi

24 tháng 12 2021

Vẻ đẹp của tiếng Việt trong văn bản trên được thể hiện qua những từ ngữ : 

* sự vật được so sánh 

- đất cày

- lụa

- tre vàng

- tơ 

- gió nước  

* từ ngữ miêu tả : 

- óng

- mềm mại

- không thể nào nắm bắt

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ. …

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Tác giả Lý Lan ,trích trong " báo yêu trẻ " PTBĐ là biểu cảm ,tự sự . Nội dung : tấm lòng yêu thương ,tình cảm sau lắng của người mẹ đối vs con . Vai trò to lớn của nhà trường đối vs cuộc sống mỗi con người
15 tháng 11 2021

CHỈ AI 2K9 VỚI KB THÔI

2. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

15 tháng 11 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

15 tháng 11 2021

à Huyện Thanh Quan sống ở thế kỷ XIX, bà là một nữ thi sĩ tài danh hiếm có của nền văn học trung đại Việt Nam. Một trong sáu bài thơ của bà Huyện Thanh Quan là bài thơ "Qua Đèo Ngang". Qua Đèo Ngang được tác giả viết trên đường từ Thăng Long vào Huế để nhận chức "Cung trung giáo tập". Bài thơ khắc họa cảnh tượng đèo ngang trong buổi chiều bóng xế tà. Qua đó thể hiện đầy ắp nỗi niềm nhớ thương của bà Huyện Thanh Quan trên bước đường xa xứ. Có thể nói "Qua Đèo Ngang" là một bài thơ hay, gợi trong lòng người đọc nhiều cảm xúc.

Bài thơ trước hết mở ra trước mắt người đọc cảnh tượng đèo ngang vào buổi chiều ta bóng xế:

Bước tới đèo ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Tác giả đã sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm "bóng xế tà" gợi thời điểm bà Huyện Thanh Quan đặt chân đến đèo ngang là buổi chiều, khi hoàng hôn đang buôn xuống. Đây cũng là thời điểm rất dễ gợi buồn nhất là những người có tâm trạng xa nhà xa quê. Câu thơ thứ hai kết hợp phép nhân hóa "cỏ cây chen đá", "lá chen hoa", điệp từ "chen" cách hiệp vần a "lá"_ "hoa" tất cả ddeuf gợi lên cảnh tượng đèo ngang thật rõ nét với những cỏ, những cây, những lá, những hoa và tất cả đều gợi lên sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang sơ, ngút ngàn. Cảnh thiên nhiên tuy đẹp nhưng mênh mông, rộng lớn, nhạt nhòa trong bóng hoàng hôn cho nên nó ảm đạm và vương vấn nỗi buồn.

Cảnh vật đèo ngang không chỉ có sự xuất hiện của cây cối, hoa lá mà còn có sự xuất hiện của con người:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Ta bắt gặp trong hai câu thơ trên cách sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình "lom khom", "lác đác", phép đảo ngữ ở cả hai câu thơ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà". Đặc biệt phép đối chặt chẽ giữa câu trên và câu dưới "lom khom với lác đác", "dưới núi với bên sông", "tiều vài chú với chợ mấy nhà". Cảnh đèo ngang tuy có thêm sự xuất hiện của con người nhưng quá nhỏ bé, ít ỏi, thưa thớt trước thiên nhiên. Có lẽ chính vì thế mà cảnh vật càng tăng thêm nét vắng vẻ, hoang vu và có phần tiêu điều, xơ xác.

Nhà thơ lại điểm thêm vào cảnh vật đèo ngang những âm thanh hắc khoải của tiếng chim quốc và chim đa:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Vẫn là cách sử dụng phép đối chặt chẽ giữa hai cau và phép chơi chữ bằng cách sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa"quốc quốc", "gia gia". Như vậy giữa không gian tỉnh lặng của đèo ngang trong buổi chiều tà vẳng lên tiếng chim quốc hắc khoải, tiếng chim gia gia não ruột. Chính âm thanh "nhớ nước, thương nhà" của chim quốc, chim gia gia, càng làm thêm phần quặng quẻ, u buồn, cô liêu của cảnh vật. Qua khung cảnh đèo ngang, nhà thơ đă gửi gắn vào cảnh vật đèo ngang tâm trạng "nhớ nước, thương nhà" hoài niệm về một triều Lê từng hưng thịnh của chính mình. Hai câu thơ thể hiện khá rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo của nhà thơ.

Hai câu cuối khép lại bài thơ la thâu tóm cả cảnh và tình:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Nhịp thơ chậm tạo âm điệu trầm buồn, da diết, từ giàu giá trị gợi hình"trời, non, nước", gợi cảm"một mảnh tình riêng" cùng với cách sử dụng đại từ "ta" thật độc đáo, phép tương phản giữa cảnh và tình.

Tất cả đã gợi lên cảnh đèo ngang mênh mông,bao la, rợn ngợp mà con người quá nhỏ bé, cô đơn lại đang trĩu nặng trong lòng "một mảnh tình riêng" không biết chia sẻ cùng ai có lẽ vì thế chăng mà cảnh đèo ngangtrowr nên ưu buồn"tâm trạng" của nhà thơ.

Tóm lại Qua Đèo Ngang đã sử dụngthể thơ đường luật, thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tì độc đáo. Bài thơ sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm. Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. Tất cả đã giúp người đọc bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo ngang. Có thể khẳng định rằng qua đèo ngang la một bài thơ hay, đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc.

15 tháng 11 2021

_Đề 1:  loài cây em yêu.

hắc đến hoa sen là nhắc đến “quốc hoa” của dân tộc ta. Hoa sen để lại ấn tượng trong lòng người giữa muôn vàn loài hoa khác bởi mùi hương dịu nhẹ, vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng của nó. Hoa sen có hai loại là sen hồng và sen trắng, nhưng phổ biến hơn cả là sen hồng. Hoa sen thường nở vào mùa hè. Ban đầu, những cánh sen mềm mà tưởng chừng như chỉ một cơn gió thoảng qua là tất cả sẽ rơi xuống mặt hồ tạo thành một tấm thảm, chụm vaonhau như để che giấu một điều gì đó ở bên trong. Rồi đến khi hoa nở, những cánh sen kia mới nở rộ để lộ bên trong một cái đài sen màu vàng. Khi ấy, cánh hoa to hơn, cũng dày hơn và có màu hồng. Màu hòng của sen không phải là màu hồng đậm mà là màu hồng nhạt có pha những sắc trắng. Cánh hoa nở bung ra vài hôm rồi lại theo quy luật của thơi gian, cũng là quy luật của cuộc đời, lại héo tàn và rơi rụng. Và rồi, mặt hồ lúc đó đã trở thành một tấm thảm khổng lồ tuyệt đẹp rồi! Có một người hoa sũ vì yêu vẻ đẹp của hoa sen mà đã để lại bức hoạ “ Thiếu nữ bên hoa sen”. Hoa sen cung đã trở thành nguồn cảm hứng cho thiết kế thời trang để rồi có biết bao bộ áo dài ra đời từ đó. Hao sen làm đẹp, lam duyên cho mái ấm gia đình của chúng ta! Hoa sen trở thành “ quốc hoa” cũng đúng thôi!

_Đề 2: cảm xúc về người thân.

hế giới của chúng ta được soi sáng bởi mặt trời to lớn ngoài vũ trụ. Còn em thì được sưởi ấm bởi một mặt trời riêng - nụ cười của mẹ.

Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, hiện đang là nhân viên ngân hàng. Hằng ngày, mẹ luôn tất bật với công việc của mình, từ sáng sớm đến tận tối mịt mới trở về nhà. Dù vậy, mẹ vẫn luôn dành nhiều thời gian nhất có thể để quan tâm, yêu thương và chăm sóc em. Điều đó được em cảm nhận rõ ràng qua từng cái ôm, từng chiếc áo sạch sẽ, từng bát cơm nóng hổi.

Em đặc biệt thích nhìn thấy mẹ cười. Bởi khi đó, em biết được rằng mẹ đang thực sự thoải mái và vui vẻ. Chính điều đó làm em hạnh phúc, dễ chịu. Nếu mà mẹ phải buồn bã, thì em cũng khó chịu lắm. Ai gặp rồi cũng bảo, mẹ em khi cười lên trông sẽ đặc biệt xinh đẹp. Với khuôn mặt tròn phúc hậu, hàm răng đều như hạt bắp, đôi mắt đen tròn lúng liếng. Nụ cười của mẹ tỏa sáng rực rỡ như một mặt trời thu nhỏ. Những nụ cười giòn giã ấy đem đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh mẹ. Vì thế, em vẫn thường âu yếm, mà gọi mẹ là “mặt trời nhỏ của con”.

Giờ đây, em đã lớn, cũng đã là một cậu thiếu niên rồi. Em luôn cố gắng giúp mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất, để lúc nào mẹ cũng được vui vẻ và tươi cười.

Đề 3 

hi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy…”

(Bụi phấn)

Khi nghe bài hát này này, tôi lại cảm thấy bồi hồi. Tôi nhớ về mái trường cấp hai thân yêu với những kỉ niệm thật đẹp đẽ.

Ngôi trường được xây dựng được hơn mười năm. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Cổng trường rộng lớn, uy nghi. Bên trong, các dãy nhà được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Các phòng học bên trong đều được trang bị đầy đủ thiết bị.

Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những giờ giải lao thật bổ ích, cùng với những kỉ niệm vui vẻ bên bạn bè.

Kỉ niệm về ngày khai trường đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngôi trường vào ngày khai giảng hôm đó đối với tôi thật khác lạ. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Sau tiết mục chào cờ, lần lượt là những lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Lời dặn dò cố gắng học tập của thầy tôi vẫn ghi nhớ.

Dưới mái trường này, chúng tôi đã được các thầy cô dạy dỗ nên người. Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần, quan tâm. Hay cả những giờ giải lao cùng bạn bè vui chơi. Lớp học đã trở thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Những người bạn thân thiết đã gắn bó cùng nhau suốt bốn năm liền với thật nhiều kỉ niệm vui buồn.

Đối với tôi, mới chỉ gắn bó hơn một năm, nhưng mái trường thân yêu đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Tôi mong sau mỗi ngày đến trường sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ hơn.

15 tháng 11 2021

Bạn tham khảo ạ :

                    - Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu

Đối với tôi, mái trường cấp hai là nơi giúp tôi có nhiều nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên bạn bè, thầy cô. Cùng với đó là những tình cảm thật đẹp đẽ.

Trường của tôi là vẻ đẹp cổ kính mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Vẻ đẹp ấy làm say mê hồn người ngắm nhìn mỗi sớm mùa thu. Tôi yêu biết bao hình ảnh ngôi trường hiện ra trong không gian mờ ảo của màn sương giăng nhẹ. Tôi còn yêu những bức tường màu vàng ánh lên trong những tia nắng hồng sớm mai. Tôi cũng yêu cả những chiếc lá vàng xào xạc rơi xuống sân trường, xào xạc bước chân khi chúng tôi bước nhẹ qua. Tất cả hiện ra giống như một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi yêu mái trường của mình trong mọi khoảnh khắc, mọi góc nhìn.

Những ngày hè, khi chúng tôi bận rộn với những bài kiểm tra, những điểm số, thì đâu đó trong vòm cây, tiếng ve đã ngân nga, vẫy gọi. Rồi cả một góc sân trường bỗng bừng lên sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng. Những ngày ấy, vào giờ ra chơi, tôi rất thích được ở lại thêm một chút nữa để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời ấy. Nơi đây đã tặng cho tôi bao nhiêu kỉ niệm đẹp mà có lẽ mà tôi sẽ không bao giờ quên. Quên sao được những ngày đầu tiên bỡ ngỡ bước chân qua cánh cổng trường. Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác ngỡ ngàng, thích thú khi thấy trường mình hiện ra thật đẹp, thật cổ kính biết bao. Để rồi từ đó, mỗi một ngày trôi qua, tôi lại thấy mình thật gắn bó hơn mái trường này. Tôi cũng không bao giờ quên được những giờ ra chơi vô cùng sôi động với những trò nghịch ngợm không thể tưởng của lũ học trò.

Biết bao thế hệ học sinh của trường cũng có chung niềm tự hào như tôi bởi từ mái trường này, nhiều người đã trở thành những người thành công. Họ chính là những tấm gương để tôi cố gắng học hỏi, noi theo.

Yêu là thế, vậy mà chỉ còn hơn hai năm học nữa thôi, tôi sẽ phải tạm biệt mái trường này. Dẫu vậy, dù có đi đâu, thì nơi đây vẫn sẽ mãi là tình yêu của tuổi thơ tôi.

Cre: https://download.vn/bai-tap-lam-van-mau-lop-7-phat-bieu-cam-nghi-ve-mai-truong-than-yeu-36017

  1. Nếu cuộc đời ném vào mặt bạn một quả chanh, hãy vắt nước chanh thay vì chê nó chua quá
  2. Khi bạn không thể tìm thấy ánh nắng mặt trời, hãy là ánh nắng mặt trời.
  3. Cách tốt nhất để cổ vũ bản thân là cố gắng cổ vũ người khác – Mark Twain
  4. Hạnh phúc là một sự lựa chọn. Đau khổ cũng là một sự lựa chọn. Hãy lựa chọn khôn ngoan – Roy T. Bennett
  5. Chất lượng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào chất lượng suy nghĩ của bạn – Marcus Aurelius

HOk tôtssssss!!!!!!!!!!!!!!

14 tháng 11 2021
  1. Chúng ta có thể gặp nhiều thất bại nhưng chúng ta không được bị đánh bại 
  2. Tất cả những sự khó khăn thường là để chuẩn bị cho những người bình thường một số phận phi thường 
  3. Nếu bạn muốn trở nên kỳ quặc khác người, hãy tự tin khi làm điều đó 
  4. Bí mật của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần 
  5. Không ai trở nên nghèo khó bằng việc chia sẻ và cho đi