Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nắng mới
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra;
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
(Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1998, trang 288)
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nắng mới là ai?
A. Nắng mới |
C. Người mẹ |
B. Tôi |
D. Con gà |
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát |
C. Bài luật |
B. Thất ngôn bát cú |
D. Thất ngôn |
Câu 3. Cho biết hoàn cảnh làm nảy sinh tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình.
A. Khi “nắng mới hắt bên song”.
B. Khi nghe tiếng “xao xác, gà trưa gáy não nùng”.
C. Mỗi khi nhìn thấy nắng đầu mùa báo hiệu kết thúc những ngày lạnh ẩm, nghe tiếng gà trưa xao xác gợi lại dĩ vãng khi xưa, mỗi lúc như thế mẹ thường mang áo ra phơi.
D. Mỗi khi nhớ lại dĩ vãng năm xưa có mẹ
Câu 4. Những từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
A. Xao xác, não nùng, rượi buồn, chập chờn, nhớ.
B. Xao xác, não nùng, buồn, sống lại, mường tượng.
C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười.
C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười
Câu 5. Người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật tôi với những hình ảnh nào?
A. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Hãy còn mường tượng lúc vào ra
B. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo
C. Người phơi áo trước dậu, người mẹ thủa thiếu thời
D. Lúc người còn sống, lúc vào ra
Câu 6. Anh/chị hiểu nắng mới trong bài thơ là gì?
A. Ánh nắng tinh khôi, đầu tiên của một ngày mới.
B. Ánh nắng đầu mùa báo hiệu đã hết những ngày lạnh, ẩm.
C. Ánh nắng rực rỡ buổi trưa hè.
D. Ánh nắng hiu hắt, yếu ớt cuối mùa.
Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.
B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.
C. Nỗi nhớ thương tha thiết với người mẹ thân yêu.
D. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo”?
Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật “tôi” bằng một đoạn văn 7-10 câu.
câu 1: C câu 5: A
câu 2: B câu 6: B
câu 3: C câu 7: C
câu 4: A câu 8:
Các từ láy đó là: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng
- Tác dụng:
+ Biểu hiện trực tiếp, sinh động tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Gợi nỗi buồn trong hiện tại, nỗi nhớ về dĩ vãng với hình ảnh người mẹ thân yêu.
Câu 9:
Câu thơ gợi lên nét cười tươi tắn, rạng rỡ, ấm áp với hàm răng được nhuộm đen bóng (một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa) và rất duyên dáng (vì nụ cười được che phần nào sau tay áo) của mẹ.
Câu 10:Trong kí ức của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên rất sắc nét, gần gũi, thân thương. Mẹ đi xa khi “tôi” còn nhỏ tuổi. Những kí ức của “tôi” về mẹ vẫn như mới hôm qua. Có lẽ, hình ảnh “áo đỏ người đưa trước dậu phơi” cùng với “nét cười đen nhánh sau tay áo” đã là những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong tâm trí “tôi”. Mẹ là người phụ nữ tươi duyên, hiền hậu. Mẹ chịu thương chịu khó và lạc quan… Kí ức đẹp đẽ đó không bao giờ có thể phai nhạt. Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.