K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước...
Đọc tiếp

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.

                                                      (Theo Những tấm lòng cao cả)

Hình ảnh: “Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.”

Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân nơi đây?

0
Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồCâu 2: Từ nào không phải là từ ghép?A. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủngCâu 3: Từ nào không phải là danh từ?A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớCâu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơnCâu 5: Từ nào không phải là...
Đọc tiếp

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồ
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủng
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?
A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn
Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. lăn tăn B. tí tách C. thấp thoáng D. ngào ngạt
Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. mùa xuân B. tuổi xuân C.sức xuân D. 70 xuân
Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
Câu 2: (0,5đ) Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?
Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt
Câu 3: (1,5đ) Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà
thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
Câu 4: (4,5đ) Chọn

một trong 2 đề văn sau :
a) Năm năm qua, mái trường tiểu học đã trở thành người bạn hiền, thân thiết của em.
trước khi xa trường để học tiếp lên Trung học cơ sở, em hãy tâm sự với trường một vài kỉ niệm
êm đềm sâu sắc của thời học sinh Tiểu học đã qua.
b) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với
thầy (cô) giáo đã dạy em dưới mái trường Tiểu học.

0
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1)Mùa thu, bầu trời đột nhiên cao bổng lên và xanh trong.(2) Một màu xanh trứng sáongọt ngào êm dịu. (3)Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗibuổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. (4)Con sôngchảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, xô đẩy những đám...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(1)Mùa thu, bầu trời đột nhiên cao bổng lên và xanh trong.(2) Một màu xanh trứng sáo
ngọt ngào êm dịu. (3)Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi
buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. (4)Con sông
chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, xô đẩy những đám rêu củi bèo bọt chảy về xuôi.
(5)Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. (6)Cũng có lúc dòng sông
như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt thong
thả qua sông một cách bình thản. (7)Lúc ấy, mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang
mải suy nghĩ điều gì.
a. Gạch chân các từ láy trong đoạn.
b. Hai từ “lăn tăn”, “lóc bóc” có gì giống và khác nhau?
c. Hai phép so sánh ở câu 6 và 7 cho em cảm nhận gì về con sông:
Các bạn ơi giúp mình với !!! Ai nhanh mình tick cho !!

0