Câu1: Tại sao trong bối cảnh giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản lại thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc?
Câu2: Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 Nga năm 1917? Cách mạng tháng 10 ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Martyr Patricio Clito Ruíz y Picasso
Hoàn cảnh cuộc Duy tân Minh Trị
Vào thời kỳ giữa thế kỷ XIX, tình trạng khủng hoảng diễn ra nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị. Chế độ phong kiến của Nhật Bản đã chính thức bế tắc và lạc hậu trước quá trình xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu. Do đó, trước sự xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu thì Nhật không còn chống lại được sự đàn áp đó.
Từ năm 1790 đến năm 1840 thì theo số liệu thống kế, Nhật đã có 22 lần mất mùa – Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Phong kiến Nhật rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng.
Hơn nữa, đầu thế kỷ thế kỉ XIX thì công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các giai cấp mới. Giai cấp thương nhân xuất hiện, đặc biệt các thương nhân ở Osaca hay các Daimyo tây nam buôn bán thường xuyên với nước ngoài.
Không những thế, sự đối lập của nền kinh tế lạc hậu kiểu cũ ShoGun với các Daimyo địa chủ miền Bắc. Bên cạnh đó, nông dân lại chiếm đến 80% là những người có thân phận thấp kém, luôn bị tầng lớp địa chủ chèn ép khiến đời sống khốn khó. Vì thế, đây cũng là lực lượng chống lại ShoGun đông đảo và hùng hậu nhất.
Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị
Đứng trước nguy cơ đó nhân dân Nhật Bản đã quyết định mở cuộc Duy tân Minh Trị. Cuộc cách mạng này diễn ra với nội dung sau:
- Về kinh tế: Ban bố quyền tự do buôn bán; Thống nhất tiền tệ; Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất; Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ yếu giai đoạn này thì nền nông nghiệp của Nhật vẫn đang sản xuất theo hình thức lạc hậu, những chứng minh cho thấy hơn 22 lần Nhật bị mất mùa và chúng minh cho sự khủng hoảng về kinh tế nghiêm trọng, nghèo đói. Nền công nghiệp cũng đang trong tình trạng thương nghiệp ở Nhật bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn.
- Về xã hội: Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền binh. Tuy nhiên nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do quyền lực không còn như trước. Nông dân thì bị áp bức cả hai phía là giới quý tộc và thương nhân.
- Về chính trị: Xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại danh. Đưa quý tộc, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Theo đó ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH Tuyên bố mọi nơi đều bình đẳng. Đúng ra thì nền kinh tế phải do vua Nhật quyết định, nhưng thực tế lại do Mạc phủ Tokugawa thao túng. Do đó phe hoàng tôn bất bình và xảy ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho vua.
- Về đối ngoại: Các nước phương Tây lợi dụng Nhật Bản đang khủng hoảng về mọi mặt đã đàn áp, đòi Nhật Bản phải thông thương. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận mở hai cửa biển Himoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán.
- Về quân sự: Quân đội Nhật Bản thời kỳ Duy tân Minh Trị được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, thiết lập chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Bên cạnh đó thì công nghiệp đóng tàu chiến cũng được chú trọng phát triển, đồng thời tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời cả những chuyên gia quân sự nước ngoài.
- Về giáo dục: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, trong đó chú trọng nội dung vào khoa học – kỹ thuật với chương trình giảng dạy, đồng thời cũng cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Hoàng đế Nhật dời đô, dấu mốc quan trọng của Duy tân Minh Trị
Tính chất của cải cách Duy tân Minh Trị
Tính chất của cải cách Duy tân là gì? Có thể nói, cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, và chính thời kỳ Minh Trị được xem là giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
cuộc Duy tân Minh Trị cũng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Chế độ Minh Trị đã đặt Nhật Bản trong hoàn cảnh đặc biệt, các tầng lớp tư sản hóa đã quyết định đến con đường phát triển ở Nhật Bản.
Đây là một cuộc cải cách mạng có tính quy luật của thời đại nhằm đưa đất nước tiến lên con đường phát triển mới. Từ đó tạo cơ sở cho Nhật thoát khỏi sự nô lệ của phương Tây.
Tình hình nhật bản sau cuộc Duy tân Minh Trị
cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi rất nhiều mặt của đất nước Nhật Bản. Tình hình của đất nước sau cuộc cách mạng là:
- Xóa bỏ được chế độ độc quyền ruộng đất
- Thoát khỏi sự đô hộ của các nước phương Tây
- Đời sống người dân được ổn định
- Xóa bỏ giai cấp phong kiến và phát triển đất nước nước theo mô hình nước tư bản
Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị
Cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản với những ý nghĩa nổi bật.
- Về chính trị: Tác dụng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đã mở đường cho chế độ phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự lệ thuộc của các nước phương Tây. Cuộc cách mạng này đã thực hiện thành công và đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, trở thành một nước phát triển hùng mạnh ở Châu Á. Chính phủ Nhật thời kỳ này được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
- Về kinh tế: Cuộc cách mạng Duy tân Minh Trị đã xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, đồng thời cũng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Cuộc cách mạng cũng đã đuổi kịp xu hướng phát triển của các nước phương Tây, đặc biệt là việc chú trọng phát triển kinh tế. Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị cũng đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đã đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
Nhận xét về cải cách Duy tân Minh Trị
- Có thể thấy rất rõ, cuộc cải cách Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự hay giáo dục… Đây là cuộc cách mạng tư sản chấm dứt chế độ phong kiến, đồng thời thiết lập chế độ của quý tộc, tư sản hóa mà đứng đầu là Minh Trị.
- cuộc Duy tân Minh Trị đã bước đầu giúp cho dân thoát khỏi thực trạng đô hộ, bảo vệ được chủ quyền đất nước.
- Là một cuộc cải cách thành công, lần đầu tiên một nước châu Á thoát khỏi ảnh hưởng của đế quốc phương Tây. Cũng chính nhờ những cải cách tiến bộ, toàn diện mà đồng đều thì đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đất nước Nhật Bản đã vươn lên thành một đất nước tư bản công nghiệp, thoát khỏi cảnh trở thành thuộc địa.
Hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị
- Nhật Bản đem quân đi xâm chiếm các nước yếu hơn: cuộc Duy tân Minh Trị thành công đã giúp nước Nhật sánh vai với các quốc gia tiên tiến. Tuy nhiên sự hạn chế là Nhật Bản lại tiếp tục đi theo con đường chủ nghĩa đế quốc để đem quân đi xâm chiếm lại những nước yếu hơn mình (điển hình Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc…).
- Cuộc cải cách không cải thiện điều kiện sống khó khăn của người lao động: Nông dân với điều kiện sống khó khăn, người lao động thì lương chỉ đủ tiền cơm gạo.
- Cụ thể là với việc thi hành chính sách giảm phát để thúc đẩy các xí nghiệp công nghiệp, đã làm giá nông phẩm hạ xuống. Điều này khiến cho đời sống của nông dân trở nên khó khăn, họ không đủ sức trả địa tô và phải đi vay nặng lãi.
- Đặc biệt là nhiều nông dân phá sản và phải bán tháo đất đai cho những kẻ cho vay nặng lãi. Tình trạng này được gọi là đám “địa chủ ăn bám”. Nông dân thì mất hết đất đai và rơi xuống hàng tá điền, phải canh tác thuê cho địa chủ hoặc phải bắt đầu đi lao động thuê ở các hãng xưởng, điều kiện làm việc rất cực khổ.
- Giai cấp công nhân bị bóc lột nghiêm trọng: Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề với điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Trước sự bóc lột đó, đến tháng 7/1922 thì Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập và hoạt động bí mật dù bất chấp việc bị ngăn cấm..
Nêu những nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị (1868) về: hoàn cảnh, nội dung, kết quả, tính chất.
Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều biến động và đậm nét văn hóa.
Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng thẳng, giống Neanderthal, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn minh Hy Lạp cổ đại nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ[1], cho đến khi một nước Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế, người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa.[2] Sau đó, vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế Augustus sau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc La Mã.[3] với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở châu Âu. Sau sự thoái trào của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476, lịch sử châu Âu bước vào thời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã hội và bởi những sự xâu xé của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập.
vì ko viết bài sẽ ko thuộc được kiến thức và bị giáo viên phạt