Trong bài thơ "Hồ Sen", tác giả Nhược Thủy có viết :
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát.
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
anh ta nên chọn cách cửa thứ 2, bởi vì mũi tên bắn ở trên nhưng anh ta đi ở dưới, nếu đáp án này không đúng thì đáp án ở dưới đúng không ↓
anh ta nên chọn cánh cửa thứ 3, bởi vì nhện độc chứa chất độc rất nhẹ hoặc không có độc, nếu nó cắn thì đau đớn trong 1-2 ngày (giống như ong đốt)
https://www.google.com/search?q=nh%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BB%99c+c%C3%B3+t%E1%BA%A5n+c%C3%B4ng+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ko&oq=nh%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BB%99c+c%C3%B3+t%E1%BA%A5n+c%C3%B4ng+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ko&aqs=chrome..69i57j33i22i29i30.5442j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8
mình nghĩ là cửa số 2 nha vì anh í đi ở dưới chứ có đi ở trên đâu mà lo.
Không có câu gì vì nếu hỏi thì Maria phải biết đáp án nhưng KHÔNG AI CÓ THỂ TRẢ LỜI ĐƯỢC nên...
Với cánh đồng lúa chín vàng ươm
Với con sông quanh co bát ngát
Quê tôi đó không nơi đâu khác
Nơi hiền hòa thẳng cánh cò bay
Những quả đồi một màu xanh biếc
Đất chiến tranh đổ đầy xương máu
Những bụi tre anh dũng như người
Bao tâm hồn chiến sĩ oai linh
Quê hương tôi ôi quê hương đó.
( mình tự viết nha tác giả tên mình)
Quê hương là cánh diều tuổi thơ, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Mỗi người khi sinh ra phải biết bảo vệ, gìn giữ và phát triển quê hương.Quê hương bao trùm những tiếng cười rôm rả của những trò chơi dân gian, là nơi bao trùm những vẻ đẹp giản dị nhưng ít nơi nào có. Vì vậy, để đáp lại những tình cảm sâu sắc mà quê hương , ta phải cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng nơi đẫ sinh ra mình.
Sau bao nỗ lực cố gắng học tập và rèn luyện, cuối cùng em đã được vào đội tuyển Văn của trường, cả nhà vui mừng, phấn khởi
viết doạn văn nêu suy nghĩ cảm xúc của em về lê quý đôn hoặc về những người tài giỏi
ac giúp em đi ạ
Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
Chúc em học tốt!
Đề bài yêu cầu nêu suy nghĩ ,cảm xúc chứ đâu phải kể về những thành tích đã đạt được đâu bạn Phạm Nhật Minh
Lúc mới là một thanh niên Bác Hồ đã lo tìm đường cứu nước. Một người thông minh, dũng cảm đã thế còn đề cao nhân dân lên trước ấy vậy mà khiêm tốn vô cùng. Thế nên mọi người trên nước ta và ngoài nước luôn luôn kính trọng bác.
nhớ tick cho mình nhé
Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.
Tham khảo nhé:
Trên đường từ nhà tới trường, em có đi qua con đường Lê Lai. Con đường này đã gắn bó với em suốt những năm tháng tiểu học.
Buổi sáng, nhất là vào khoảng sáu giờ đến bảy giờ sáng, những chiếc bạt giăng kín vỉa hè, chăng từ những cành lan bên đường từ cành này tới cành kia. Những quán ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng bàn ghế cộc cộc gõ lên vỉa hè. "Ực, ực" tiếng những giọt nước lót dạ chảy vào cốc và tiếng uống nước ừng ực, từng giọt nước mát lành buổi sớm uống vào thấm thía ruột gan. Người ta trải những tấm bạt rộng lên vỉa hè, bày trên đấy nào những mớ hành đã buộc lạt, những mớ rau ngót còn tươi những giọt nước,... Người qua người lại lũ lượt ghé vào quán. Vì vậy, dù mới sớm nhưng tiếng trò chuyện vui vẻ nghe rõ mồn một. Vài chiếc xe con đậu ven đường. Những ngôi nhà ven đường như bật dậy trong nắng sớm đang chiếu chênh chếch vào khe cửa, những ngọn đèn điện tắt dần, nhường chỗ cho nắng vào. Gần bảy giờ sáng thì đường bắt đầu đông.
Người đi làm tấp nập. Ai nấy đều phóng vù vù với chiếc xe máy của mình qua đường, đầu đội mũ bảo hiểm, tay nắm chặt tay lái. Những chiếc ô tô to lấn nhiều phần đường nhất, cái thân hình to chềnh ềnh của chúng luôn ở đằng sau những chiếc xe máy. Những chiếc xe buýt chở học sinh chật ních chỗ ngồi. Con người nào cũng hối hả, vội vã, xe nào xe nấy đều phóng như có vẻ bận rộn. Tiếng động cơ nổ giòn, tiếng lộc cộc bàn ghế ở những quán ăn, tiếng trò chuyện cởi mở, bao nhiêu thứ âm thanh cùng hòa vào nhau, tạo nên một sự tạp âm thú vị. Mặt trời càng lên cao, đường càng đông dần. Nắng tuôn trên mặt đường. Nắng chảy êm đềm trên những tán lá. Nắng tô điểm cho những bông hoa thêm rực rỡ. Nắng hối thúc, giục giã những con người đang phóng xe trên phố. Bao nhiêu dư âm chưa tan trong nắng của ngày cũ lai tạp với âm thanh rộn ràng, náo nức của ngày mới. Con đường như cũng mang chút háo hức, bổi hổi gì đó, khiến cho những ai gắn bó với con đường này dù là trong thời gian ngắn cũng sẽ lưu luyến nó.
Nắng tuôn đẫm cả con đường. Con đường sáng quá, đẹp quá đi!
Bài 1: a. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ ghép
A. nhạc sĩ, thiên tài, mỏi mắt, mải miết.
B. nhạc sĩ, thiên tài, thầy giáo, bắt đầu.
C. nhạc sĩ, thiên tài, mỏi mắt, bắt đầu.
D. nhạc sĩ, thiên tài, thầy giáo, mải miết.
b. Từ lắng nghe thuộc từ loại nào?
A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ D. Đại từ
c. Quan hệ từ trong câu "Cậu làm lại và chú ý lắng nghe" là:
A. cậu B. làm C. lại D. và
d. Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?
A. Công chúa ốm nặng.
B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng.
D. Hoàng hậu suy tư.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:
- Từ: bé, già, sống.
\(\cdot\) Từ đồng nghĩa với từ bé : nhỏ, chật
\(\cdot\) từ trái nghĩa với từ bé : lớn, to
\(\cdot\) Từ trái nghĩa với từ già : trẻ, non
\(\cdot\) từ đồng nghĩa với từ già : lão
\(\cdot\) từ trái nghĩa với từ sống : chết
\(\cdot\) từ đồng nghĩa với từ sống : tồn tại
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới TT, gạch dưới ĐT trong đoạn thơ sau:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
tính từ
Sương hồng lam ôm áp mái nhà gianh
tính từ động từ
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
tính từ tính từ
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
tính từ, động từ
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
tính từ; động từ tính từ
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
tính từ; động từ; tính từ
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
động từ; động ừ; tính từ
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
động từ; động từ; tính từ
Nêu cảm nhận của em về bài thơ trên
Bài thơ tả vẻ đẹp của hoa sen,hoa sen có màu hồng,lá xanh,hoa sen mọc dưới nước và có mùi hương thơm ngát