Chứng minh rằng Lão Hạc là một người nông dân cùng khôt
Giúp mk nha ai nhanh và đúng mk tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trang chủ Văn Mẫu Lớp 8
ĐOẠN VĂN SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU TRONG TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Tuyển chọn những đoạn văn hay trình bày suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
MỤC LỤC NỘI DUNG
Đoạn văn suy nghĩ về chị Dậu - Tuyển chọn những đoạn văn ngắn hay nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố).
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
-/-
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM:
Để viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật chị Dậu thì các em cần lưu ý một số ý chính sau:
- Là người phụ nữ thương yêu chồng, khi chồng gặp nạn đã đứng mũi chịu sào, chị vừa đảm đang, tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế
- Người mẹ rất thương con, khi bắt buộc phải bán con đi chị đau đớn như đứt từng khúc ruột
- Là người phụ nữ đảm đang, chịu nhẫn nhục giỏi
- Là người phụ có sức mạnh tiềm tàng, khi tức nước vỡ bờ chị đã vùng lên chống lại bọn tay sai
DÀN Ý CHUNG SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
Ví dụ:
Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.
II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
Video Player is loading.
Play
X
* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:
- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.
- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.
- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.
1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng
- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn
- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng
- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không
=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.
2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi
=> Chị nhẫn nhục nhưng không được
+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con
- Chị là một người phụ nữ đảm đang
- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai
III. Kết bài:
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
Ví dụ:
Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
Những đoạn văn hay suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Đoạn văn 1
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đán
Bài làm :
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Anh trai tôi năm nay mới mười bảy tuổi, đây là độ tuổi có khoảng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi trẻ. Anh của tôi khá cao, mới lớp mười một nhưng anh đã cao trên mét bảy và tôi thì rất ngưỡng mộ, ghen tỵ với chiều cao của anh bởi vì năm nay tôi đã lớp tám nhưng chiều cao thì rất khiêm tốn. Bên cạnh đó tôi còn ngưỡng mộ anh tôi ở điểm đó là anh tuy nghịch ngợm, ham chơi nhưng lại rất thông minh và không để việc chơi ảnh hưởng đến việc học. Chính vì thế kết quả học tập của anh vẫn cao.
Ngay từ nhỏ, tôi thường hay bám theo anh trai tôi. Mặc dù là con gái nhưng vì đi cùng anh từ nhỏ để quậy phá nên mẹ tôi mới nhận xét rằng tôi giống như con trai vậy, không một chút nữ tính nào. Tuy nhiên được nhận xét giống anh nên tôi cảm thấy giống như một lời khen chứ không giống lời chê trách chút nào cả. Anh tôi rất chiều tôi và mỗi khi tôi đòi theo thì anh đều cho đi. Nhớ ngày còn bé, khi anh đi chăn trâu thì tôi luôn bám theo anh để chơi đùa cũng anh và đám bạn mục đồng của anh. Có thể nói việc chạy chơi trên cánh đồng là một điều vô cùng lý thú, tôi biết được rất nhiều thứ hay ho mà trước đó tôi không hề biết. Anh chỉ cho tôi biết cái hương vị ngọt ngào của đòng đòng lúa, rồi vị sữa thơm ngon của hạt thóc non mà lũ trẻ chúng tôi ai đã từng thử một lần đều sẽ thích. Những ngày hè rủ nhau cùng đi mò cua bắt cá mặc dù khi về hai anh em ai nấy quần áo đều lấm lem và bị mẹ mắng nhưng vẫn vui.
Xem thêm: Khổng Tử bàn về Tu thân, Lập ngôn
Anh trai tôi biết làm rất nhiều thứ hay ho mà mỗi khi thấy tôi đều đòi anh dạy và anh luôn kiên nhẫn dạy tôi từng chút một. Khi còn nhỏ anh dạy tôi làm chiếc diều rồi mỗi chiều hè khi đi chăn trâu lại mang theo để thả diều. Chạy trên bờ mương giữa cánh đồng rộng bao la bát ngát để thả diều là một điều rất thú vị. Rồi những dịp tết thiếu nhi, rằm Trung thu anh luôn nghĩ và tìm tòi những món đồ chơi nhỏ để làm tặng cho tôi. Mỗi khi như vậy tôi cảm thấy có anh trai thật tốt. Ngoài việc chơi thì kết quả học tập của anh trai tôi cũng rất đáng nể. Anh luôn được bạn bè, thầy cô khen ngợi về sự thông minh, nhanh nhạy. Mỗi tối thời gian học của anh thường rất ít và sau đó là dành thời gian để giảng bài, kèm thêm cho tôi.
Tường học của hai anh em ở gần nhau và có cùng thời gian vào lớp, tan học nên mỗi sáng hai anh em thường cùng nhau đi học. Anh luôn quan tâm đến việc xem tôi ở trường lớp có bị bạn nào bắt nạt không và cũng luôn đứng ra bảo vệ tôi. Mỗi khi tôi có chuyện buồn, tôi thường ít nói chuyện và hay ngồi một mình. Khi ấy anh trai tôi luôn là người phát hiện ra đầu tiên và tiến đến an ủi, làm trò gì đó khiến tôi vui. Bây giờ dù đã học lớp tám, đã lớn lên rất nhiều so với trước kia nhưng trong mắt anh tôi thì tôi vẫn là đứa em bé bỏng cần được nâng niu và bảo vệ. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc trước sự quan tâm, yêu thương của anh.
Tham khảo :
Cây vĩ cầm đã câm lặng từ lâu, con còn nhớ khi chai sạn chiều hôn lên tay cha. Cây vĩ cầm vẫn ngân nga hằng đêm, bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm. Trải bao giông bão, bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha cây vĩ cầm”...
Lời bài hát vang lên da diết làm em chợt nhớ về hình bóng yêu thương của bố - người cha muôn vàn kính yêu, người nghệ sĩ trong gia đình em.
Thấy bóng bố ngồi yên tĩnh bên cây vĩ cầm, câu chuyện về những ngày còn trẻ của bố mà mẹ hay kể lại ùa về. Hơn hai mươi năm trước, bố còn là chàng thanh niên hai mươi tuổi, nhiều ước mơ và hoài bão. Bố từ nhỏ đã kế thừa tình yêu âm nhạc từ bà nội, đặc biệt đam mê với loại hình nghệ thuật này.
Khi em ra đời thì bà nội đã mất, mẹ bảo bà hát dân ca hay lắm, bà còn biết kéo đàn nhị nữa. Nhưng bố không thích đàn nhị như bà nội, lúc bố 13 tuổi, hay sang nhà người hàng xóm từ bên nước ngoài về Việt Nam định cư, nghe người ta kéo đàn vĩ cầm - loại nhạc cụ hiếm có ở Việt Nam rồi theo người ta học kéo đàn.
Nhiều năm sau đổi mới, người hàng xóm kia quay lại quê hương họ tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu nho nhỏ. Cứ như vậy, cây vĩ cầm ấy theo bố đến hôm nay đã qua hơn hai mươi năm.
Sau này, bố gặp mẹ, bố là chàng trai Hà thành hào hoa, mẹ lại thiếu nữ Sài Gòn sôi nổi, cảm mến chàng thanh niên chơi vĩ cầm giỏi, ít lâu sau thì về chung một nhà. Mẹ bảo sau khi lập gia đình, bố không chơi vĩ cầm thường xuyên như trước nữa, chỉ chăm chú làm ăn lo cho vợ con. Mãi đến khi em lên lớp 2, thấy bố đem cây vĩ cầm đã cũ ra lau chùi, tò mò hỏi mẹ mới biết.
Em cứ nghĩ chắc mình sẽ không được nghe bố đàn vĩ cầm. Cho đến năm ngoái, anh trai đi xa về tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu bóng, được thiết kế tỉ mỉ, đặt trong hộp gỗ. Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố khi ấy, khuôn mặt vuông chữ điền chất phác của người đàn ông đã ngoài bốn mươi với nước da hơi ngăm bỗng bừng sáng hẳn lên.
Đôi mắt hiền từ thường ngày nheo nheo lại, vết nhăn mờ mờ nơi khóe mắt sau nhiều năm gánh vác gia đình thấp thoáng hiện lên. Bố nở nụ cười tươi, đôi tay gầy gầy khẽ vuốt ve cây đàn rồi nhẹ nhàng đặt nó lên, kẹp giữa bờ vai rộng và cần cổ.
Bàn tay bố từ từ đưa qua, kéo nhẹ dây đàn, bản nhạc du dương không biết tên vang lên, dù không được điêu luyện như những nghệ sĩ trên truyền hình nhưng nghe vô cùng ấm áp, xúc động. Hóa ra bố cũng là người nghệ sĩ tài giỏi như vậy.
Kéo đàn xong, bố nâng niu cây vĩ cầm, cẩn thận bỏ lại nó vào hộp rồi đem cất đi. Bóng dáng cao gầy, bước chân vững chắc, bình ổn thường ngày nhanh nhẹn hẳn lên. Sau đó, em cũng không được nghe bố kéo đàn vĩ cầm thêm lần nào nữa.
Bố trở về với cuộc sống thường ngày, vừa lo làm ăn nhỏ, vừa phụ giúp mẹ chăm lo gia đình. Bố là thần tượng của em từ ngày còn bé, luôn ân cần, dịu dàng, thậm chí nhiều món ăn bố nấu còn ngon hơn cả mẹ. Bố không bao giờ khắt khe trong việc học hành của em, thỉnh thoảng sẽ quan tâm con gái học hành có vất vả không, giúp em giảng giải nhiều bài tập khó. Nhiều lần, trời mưa gió mà vẫn phải đến trường, bố đều bỏ công việc, đưa đón em mới yên tâm.
Bố em vốn là người ít nói nhưng rất chu đáo, quan tâm đến mọi người. Những ngày đặc biệt như 20 – 10, 8 – 3, mẹ và em đều sẽ có quà, hai mẹ con lần nào cũng cảm động. Hàng xóm ai cũng yêu mến bố, đặc biệt là các cụ già, lúc nào cũng khen bố còn trẻ mà kiên nhẫn ngồi chơi cờ, tán gẫu với các cụ, các cụ bớt cô đơn hẳn.
Mỗi lần như vậy, em đều tự hào vô cùng. Bố chính là người mà em ngưỡng mộ nhất. Bố không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho gia đình em mà còn là người luôn nhẹ nhàng dạy cho em nhiều bài học đạo lý làm người, sống đúng đắn và nhân hậu. Em luôn cảm thấy mình may mắn rất nhiều khi được trưởng thành trong sự bảo vệ yêu thương của bố mẹ.
~ HT ~
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: Trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà đẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà
Có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này mà không ai có thể phủ nhận đó chính là tình mẫu tử. Mẹ không chỉ là người ban cho ta sinh mệnh, mà còn luôn ở bên trong mọi hoàn cảnh.
Như bao người mẹ khác, mẹ của tôi là một người phụ nữ thật giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho chúng tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố tôi mất sau một vụ tai nạn, khi ấy tôi mới tròn năm tuổi. Mẹ tôi đã phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng nặng nề: vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Công việc buôn bán của mẹ tôi tuy rất bận rộn và vất vả. Nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng để tôi không thiếu thốn thứ gì.
Vậy mà có những khi tôi đã làm mẹ buồn lòng. Còn nhớ năm lớp năm, tôi đến nhà Hà - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.
Sau kỷ niệm lần đó, tôi nhận ra được sự vất vả của mẹ. Tôi cố gắng để học cách sống tự lập hơn. Tôi còn giúp đỡ mẹ những công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ… Cuộc sống của hai mẹ con từ đó luôn tràn ngập tiếng cười.
Theo chia sẻ của bạn thì có hai vấn đề chúng ta cần lưu ý, đó là: bé nhút nhát và hay bị bạn bè trêu chọc. Hai vấn đề này phần nào có mối liên quan đến nhau, bởi vậy bạn cần giải quyết song song cả hai mới có thể cải thiện tình hình. Bạn có thể tham khảo một vài giải pháp gợi ý sau:
- Bé nhút nhát, chưa chơi hòa đồng với các bạn cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến bé bị bạn bè trêu chọc. Cha mẹ nên chú ý giúp con khắc phục tính cách này. Hãy khuyến khích con tích cực trong các hoạt động tập thể, tham gia các lớp ngoại khóa, lớp kỹ năng sống, chơi vui vẻ hòa đồng để các bạn yêu quý. Cha mẹ cũng có thể trao đổi với giáo viên ở lớp và tạo điều kiện cũng như các tình huống để giúp trẻ phát triển tính tự tin. Ví dụ, khi cha mẹ biết chắc chắn con đã làm bài tập rất tốt ở nhà rồi, hãy trao đổi với giáo viên để thúc đẩy trẻ lên trên lớp trình bày, với kết quả như thế nào thì giáo viên cũng đưa ra những nhận xét tích cực để giúp trẻ dần hình thành tính tự tin hơn trước đám đông.
- Cha mẹ cần trò chuyện, lắng nghe con tâm sự, động viên con vượt qua nỗi buồn khi bị trêu chọc. Cha mẹ có thể chỉ ra những ưu điểm của con để con tự tin hơn vào bản thân và phát huy thế mạnh của mình, đồng thời hãy luôn có những nhận xét tích cực về các hành vi tốt của con.
- Phân tích cho trẻ hiểu đánh nhau thực sự là điều không tốt và không thể giải quyết được vấn đề. Có rất nhiều cách khác mà con có thể ứng xử khi bị trêu chọc như: phớt lờ sự trêu chọc; nhìn thẳng và nói với bạn trêu chọc một cách cương quyết “Tớ không thích bạn làm như vậy!”; nhờ sự giúp đỡ của thầy cô...
- Tuy nhiên, khi tìm hiểu nguyên nhân con bị trêu chọc, nếu thấy đó là do những thói quen không tốt của con như: cắn móng tay, ngoáy mũi, chưa gọn gàng... thì bạn cần tập trung giúp con loại bỏ ngay thói quen xấu để hoàn thiện mình hơn.
- Bên cạnh đó, nếu như mức độ của việc bạn bè trêu chọc đi quá giới hạn thì gia đình cần liên hệ ngay với giáo viên để có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh để kéo dài dẫn đến tình trạng con chán đi học, sợ trường lớp, khủng hoảng tinh thần...
︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ
Forever Alone
Những lời trêu đùa và châm chọc vốn chỉ để cho vui có thể dễ dàng biến thành hành vi bắt nạt mà bạn hoàn toàn không đáng phải chịu đựng. Bài viết này sẽ liệt kê một số chiến thuật hữu hiệu để phản ứng với những câu chọc ghẹo không ai muốn nghe, bắt đầu từ lời khuyên làm thế nào để phản ứng bình tĩnh và hiệu quả trong tình huống đó. Mặc dù bạn không thể kiểm soát được người đang bắt nạt mình, nhưng phản ứng của bạn có thể ngăn chặn được hành vi trêu chọc hoặc lăng mạ của họ.
Phương pháp1
Hít một hơi sâu và bình tĩnh
1
Đảm bảo rằng bạn có thể phản ứng với kẻ bắt nạt một cách bình tĩnh và rõ ràng. Thay vì để cho cảm xúc tức thời điều khiển mình, bạn hãy ngừng lại một chút và hít thở sâu để trấn tĩnh. Hãy giữ thái độ bình thản và tỉnh táo để có thể diễn đạt chính xác những điều muốn nói theo cách mà bạn mong muốn.[1]Phương pháp2
Đừng lăng mạ lại người đó
1
Tránh đáp lại bằng phản ứng tức giận mà kẻ bắt nạt đang mong muốn. Nếu bạn nổi đoá lên và thoá mạ lại người đó thì chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Đừng giận quá mất khôn để họ được dịp khoái trá vì đã chọc tức được bạn. Thay vì bị cuốn vào cuộc khẩu chiến ăn miếng trả miếng, bạn hãy hành xử một cách tích cực để ngăn chặn hành vi bắt nạt tái diễn.[2]Phương pháp3
Bỏ đi hoặc tránh mặt kẻ bắt nạt
1
Càng ít ở gần kẻ bắt nạt càng tốt. Hãy tránh ở gần họ để đỡ phải nghe những lời xúc phạm và chọc ghẹo. Tuy không phải lúc nào cũng làm được, nhưng bạn có thể nghĩ cách giảm thời gian gặp mặt kẻ bắt nạt, thậm chí hoàn toàn tránh tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải hy sinh các thú tiêu khiển, các mục tiêu hoặc niềm vui của mình chỉ để tránh mặt họ. Trong trường hợp này, bạn cần có phản ứng thẳng thắn với họ.[3]Phương pháp4
Dùng sự hài hước để đáp lại những lời trêu ghẹo
1
Thử đáp lại bằng một câu dí dỏm nếu người đó không có ác ý. Sự hài hước có thể xua tan bầu không khí căng thẳng, tước vũ khí của kẻ gây hấn, thậm chí vô hiệu hoá lời trêu chọc của họ. Hãy thử pha trò khi có ai đó chọc ghẹo bạn để cho vui chứ không có ý xấu. Tuy vậy, bạn cũng không cần phải tham gia vào trò đùa của họ - nếu hài hước không phải là phong cách của bạn thì đừng cố.[4]Phương pháp5
Phản đối hành vi bắt nạt của họ
1
Nói thẳng với họ nếu sự hài hước hoặc phớt lờ không giải quyết được vấn đề. Sử dụng giọng điệu cương quyết nhưng điềm tĩnh. Thể hiện rõ rằng bạn không hài lòng – hãy nghiêm túc, không đùa cợt, không nổi giận, cũng không sợ hãi, phục tùng hoặc phân trần. Diễn đạt bằng ngôn từ thẳng thắn cho họ biết vì sao bạn không chấp nhận những trò đùa, những lời xúc phạm và hành vi bắt nạt của họ.[5]Phương pháp6
Đừng đổ lỗi cho bản thân
1
Hành vi trêu chọc và bắt nạt là lỗi ở người kia, không phải ở bạn. Những người hay châm chọc và lăng mạ người khác là những người thiếu tự tin và bất an. Hành vi bắt nạt của họ thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, yêu bản thân thái quá và nhu cầu kiểm soát tình huống. Hành động chĩa mũi dùi vào những người khác khiến họ có cảm giác quyền lực hơn. Nếu như bạn trở thành mục tiêu của họ thì đó không phải lỗi của bạn. Những gì họ nói vẫn sẽ khiến bạn tổn thương, nhưng hãy tự nhắc mình rằng bạn hoàn toàn không đáng bị như vậy.[6]Phương pháp7
Xem xét động cơ của người đó
1
Bạn sẽ biết nên phản ứng như thế nào nếu biết vì sao người kia nhắm vào mình. Họ có thể nhạo báng bạn để cố huyễn hoặc bản thân rằng họ hay ho hơn bạn, do họ ghen tỵ với bạn, hoặc do họ không hiểu rõ bạn hoặc hoàn cảnh của bạn. Hãy tự hỏi mình rằng liệu họ có cố tình làm tổn thương bạn hay chỉ đang cố gắng pha trò nhưng lại quá vụng về. Ngoài ra, hãy suy đoán xem họ có thể phản ứng như thế nào với các kiểu phản ứng của bạn.[8]Phương pháp8
Lên kế hoạch phản ứng trước những trò chọc ghẹo lặp đi lặp lại
1
Tập luyện trước để bạn có thể phản ứng một cách hiệu quả. Nếu bạn phải ở gần một người lúc nào cũng chăm chăm xúc phạm hoặc trêu chọc bạn, hãy chuẩn bị các cách xử lý tình huống. Một kế hoạch với những cách phản ứng phù hợp được chuẩn bị và tập luyện kỹ càng sẽ rất hữu ích.[9]Phương pháp9
Nói chuyện với người đó
1
Nói chuyện với người hay bắt nạt bạn nếu họ sẵn sàng. Ví dụ, nếu một người bạn hoặc người trong gia đình thường hay châm chọc bạn, có lẽ đã đến lúc bạn phải nói chuyện với bạn về chuyện này. Hãy nói rõ rằng hành động của họ khiến bạn cảm thấy thế nào và việc đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao. Hãy chú ý nghe họ nói và hai bên tìm cách giải quyết vấn đề.[10]Phương pháp10
Nói cho bố mẹ biết nếu bạn còn nhỏ
1
Hãy để bố mẹ giúp bạn đối phó với hành vi bắt nạt. Nếu bạn còn nhỏ hoặc ở tuổi thiếu niên mà đang bị trêu chọc hoặc lăng mạ, bạn cần phải cho bố mẹ/người chăm sóc biết chuyện gì đang diễn ra. Hãy kể với bố mẹ về tình huống đó để họ giúp bạn giải quyết.[11]
Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ, những người cùng khổ gần gũi quanh ông, những người mà ông yêu thương với trái tim đằm thắm chân thành. Người phụ nữ trong văn của Nguyên Hồng dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều được thể hiện khá tinh tế và giàu cá tính. Không ít trong số họ đã trở thành những điển hình văn học thật thụ. Một trong số đó là nhân vật bà cô trong đoạn Trong lòng mẹ trích từ tập hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
Nhân vật bà cô xuất hiện trong đoạn trích không đầy hai trang giấy mà ấn tượng để lại trong lòng người đọc thật khó phai mờ. Đọc xong đoạn trích ta nghiệm lại mới thấy câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” của các cụ ta xưa sâu sắc biết bao. Dẫu cùng chung “giọt máu đào” nhưng cái lòng đố kỵ và tàn nhẫn của bà cô đã khiến chú bé Hồng cứ phải chiến đấu liên tục với những đợt sóng trào để bảo vệ tình yêu thương với mẹ.
Đợt sóng ấy bắt đầu nổi lên tưởng rất hiền hòa. Bà cô đến bên Hồng tươi cười và ân cần lắm:
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?
Vâng! Câu nói ấy trong lúc này cần với chú bé biết bao. Giá như đó là một lời chia sẻ thật lòng. Nhưng Hồng ngay lập tức nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”. Vậy là cái sự giả dối của người cô chẳng thể giấu nổi một đôi mắt ngây thơ. Đó là sự giả dối đã thành quen, bởi “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Vậy ra bà cô là hiện thân của lòng ganh tị của sự thành kiến tàn ác.
Bà cô tiếp, vẫn giọng ngọt ngào đầy giả tạo: “Sai lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Toàn bộ câu nói bị khựng lại và dằn mặt lên trong hai chữ “phát tài”. Bà cô thừa biết mẹ Hồng đang phải sống lay lắt ở quê người. Một người đàn bà góa chồng, nợ nần nhiều quá phải bỏ cả con cái đi tha hương cầu thực. Ngần ấy lý do đã đủ để ta hình dung ra một cuộc đời phiêu bạc. Thế mà người cô lại nhấn vào hai chữ “phát tài”. Câu nói có khác gì lưỡi dao cứa vào vết thương đang rỉ máu của bé Hồng. Tình thương mẹ của con đang bị bà cô cố tình chia cắt. Sự tàn nhẫn của nhân vật bà cô không dừng ở đó. Biết Hồng rất thương yêu và cũng khát khao tình thương của mẹ, người cô chọn một lời cay độc khác: “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Lần này Hồng thấy đau nhói, chẳng lẽ mẹ mình lại đổ đốn ư? Mẹ còn chưa đoạn tang thầy mà? Tôi tin chắc lúc này nếu nhìn mặt bà cô, ta sẽ thấy một cười mãn nguyện. Nụ cười của một người phụ nữ không có một chút tình thương. Nụ cười được xây lên từ nỗi đau của cậu cháu mình.
Đến đây tưởng như trò đùa quái ác của bà cô đã quá đà. Nhưng không! Người cô tàn ác vẫn cho như thế là chưa đủ, chưa thỏa mãn. Vẫn thấy cần phải đưa thêm nhiều nguyên do nữa để cái thông tin của mình thuyết phục hơn. Từ đó mà làm cho cậu cháu đau đớn hơn: “Có một bà họ nội xa vào trong lấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi chợ thấy mẹ tôi…thì mẹ tôi quay đi, lấy nón che”. Câu nói vô tình cay nghiệt của bà cô khiến bé Hồng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Nhưng cái bà cô vô hồn đến tàn nhẫn kia vẫn cứ thản nhiên tiếp tục khoét vào nỗi đau của một tâm hồn non nớt và thơ bé. Sự dồn nén đến nghẹn thở của bà cô khiến bé Hồng chỉ còn biết nghẹn ngào câm lặng.
Chỉ bằng vài nét bút, không đặc tả, chỉ thiên về đối thoại thế nhưng tác giả đã xây dựng được một nhân vật rất điển hình, người cô lạnh lùng và tàn nhẫn. Đó cũng là hiện thân của cái nhìn đầy thành kiến đối với người phụ nữ góa chồng nhưng luôn khát khao tình yêu thương và hạnh phúc ngày xưa.
Bà cô là nhân vật gây ấn tượng mạnh với người đọc ,bởi dã tâm,lời nói cạy nghiệt,độc ác và bảo thủ trước những lè lối tàn nhẫn của xã hội cũ
chịu em đọc mãi cũng chụi
Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.