K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

test

0
Xin chào mọi người, trong khoảng thời gian nghỉ hè dài ngày, mình mong muốn được tổ chức cuộc thi Hóa học - lần 2 nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn ôn tập lại kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này! Quay lại lần này cùng sự cộng tác với bạn Kiêm Hùng, cuộc thi Hóa lần này sẽ dễ dàng, dễ chịu, dễ mến và rất dễ đón nhận với nội dung chủ yếu xoay quanh kiến thức lớp 8- 11! Mong...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, trong khoảng thời gian nghỉ hè dài ngày, mình mong muốn được tổ chức cuộc thi Hóa học - lần 2 nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn ôn tập lại kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này! Quay lại lần này cùng sự cộng tác với bạn Kiêm Hùng, cuộc thi Hóa lần này sẽ dễ dàng, dễ chịu, dễ mến và rất dễ đón nhận với nội dung chủ yếu xoay quanh kiến thức lớp 8- 11! Mong rằng các bạn sẽ quay về tham gia cuộc thi lần này và đừng để cuộc thi như một chiều giá đông!!!!

Nếu cuộc thi được các bạn đón nhận nồng nhiệt, mình sẽ liên hệ với các thầy cô để tổ chức, mình hứa sẽ không làm các bạn thất vọng khi tham gia cuộc thi này. Rất mong sự đón nhận và ý kiến đóng góp về cuộc thi đến từ các bạn <3

loading...

3
7 tháng 7 2023

Có giấy khen thì bà comeback

29 tháng 7

Lâu lắm rồi mới ngoi lên lại với cuộc thi và tiêu chí mới, trong kì thi lần này không biết là các bạn có muốn lồng ghép thêm 1 chút kiến thức Sinh học vào không? 

29 tháng 6 2023

Mã đề Hoá 210:

loading...

loading...

loading...

loading...

29 tháng 6 2023

Hoá mã đề 202:

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...
*cái oxy em k chắc á cô:<< em tìm được mấy nguyên tố này th ạ:<.

6 tháng 5 2023

25 tháng 4 2023

"Không có lửa làm sao có khói"

Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào? 
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...

Theo góc độ của hóa :

Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.

Theo góc độ của văn :

Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói

Theo ý kiến của em thì chắc trong khi lên men rượu, trong rượu có cồn nên sẽ bay hơi nếu ủ thoáng khí sẽ lm cho bay hơi, giấm thì không có cồn nên sẽ ko bay hơi, e chưa lp 9=))

28 tháng 2 2023

- Khi lên men rượu cần ủ kín vì men rượu hoạt động không cần oxi, nó chuyển hoá đường thành rượu và khí CO2. Trong trường hợp không ủ kín rượu tạo thành sẽ tác dụng với oxi ngoài không khí tạo giấm: 

\(C_2H_5OH+O_2\rightarrow CH_3COOH+H_2O\)

- Còn khi lên men giấm thì cần oxi để oxi hoá rượu thành giấm

Chào mọi người! Vậy là kết thúc 3 ngày lễ Tết nguyên đán rồi, chúng ta lại lao đầu vào học :v. Vừa rồi trước Tết mình có thi HSG Tỉnh môn Hóa á, mình làm được gần hết, duy chỉ có câu này là mình không kịp thời gian nên điểm cũng không cao lắm (chứ không phải là không làm được). Hôm qua mình vào đây có thấy một câu có trong đề HSG Tỉnh tự nhiên nhớ ra :)) nên là hôm nay mình đăng lên đây để các bạn thử sức...
Đọc tiếp
Chào mọi người! Vậy là kết thúc 3 ngày lễ Tết nguyên đán rồi, chúng ta lại lao đầu vào học :v. Vừa rồi trước Tết mình có thi HSG Tỉnh môn Hóa á, mình làm được gần hết, duy chỉ có câu này là mình không kịp thời gian nên điểm cũng không cao lắm (chứ không phải là không làm được). Hôm qua mình vào đây có thấy một câu có trong đề HSG Tỉnh tự nhiên nhớ ra :)) nên là hôm nay mình đăng lên đây để các bạn thử sức nhé, nếu làm được mình sẽ lì xì cho (Đừng tra mạng để lấy thưởng nhé, mình tra rồi không có đâu :v, và thời hạn đến hết mùng 7 nhé, mùng 8 mình đăng kết quả lên cho). Thế nhé, chúc mọi người có một ngày vui vẻ :))Hỗn hợp A gồm hai oxit kim loại, trong đó có một oxit của sắt và một oxit của kim loại R (giả sử R có hóa trị không đổi trong các phản ứng). Thí nghiệm 1: Dẫn CO dư qua 13,6 gam hỗn hợp bột A nung nóng thu được 5,04 lít khí CO2 (đktc) và m gam chất rắn B chỉ chứa 2 kim loại. Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp gồm 13,6 gam A và m gam B vào V ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch C và 3,08 lít khí H2 (đktc). (Biết C chỉ chứa muối). Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào C được kết tủa D và dung dịch chỉ chứa một muối. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi được 28 gam oxit kim loại. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a. Tính m và xác định công thức 2 oxit trong A. b. Tính nồng độ mol các muối trong C (biết thể tích dung dịch C không đổi so với thể tích dung dịch HCl ban đầu)
17

Chúc a Kudo năm mới vv, an khang thịnh vượng, ăn tết vv bên gđ và người thân và đạt thành tích cao trọng học tập ạ :).

Còn  cái bài Hóa kia thì em xin thua, mặc dù là hs ngoan của cô Hóa, nma mới lp 7 thoi, mới chơi tới hóa trị thôi, nên e nhường lại cho mấy a cj k9 chơi nhe:))).

Mù Hóa belike :)). Phục thật :>

loading...

20

- Để có thể tách muối và đường, ta hòa tan hỗn hợp muối và đường vào rượu etylic.

- Bởi vì muối không tan trong rượu etylic nên ta thu được muối.

- Còn lại ta đem hỗn hợp rượu và đường đi đun nóng lên, làm bay hơi rượu ta sẽ thu được đường.

20 tháng 12 2022

- Hòa tan vào rượu etylic.

Giải thích các bước giải:

 Hòa tan hỗn hợp muối và đường vào dung dịch rượu retylic. Khi đó, muối không tan trong dung dịch rượu etylic ta thu được muối. 

Dung dịch thu được gồm rượu và đường: đun nóng, làm bay hơi rượu ta thu được đường.

image

16 tháng 11 2022

CÔ VÀ CÁC BẠN THAM KHẢO CÁCH HỌC TỐT MÔN HÓA NÀY NHÉ :

 

Các cách học tốt môn hóa

Cách học tốt lý thuyết môn hóa

– Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.
– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).
– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

Cách làm tốt bài tập môn hóa1. Bài tập về các chất

– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
– Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
– Hóa tính :
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
Điều chế :
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

2. Cách làm tốt bài tập hóa học

a. Các bài tập áp dụng :

Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :

Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

Mình cũng là một thành phần mất gốc Hóa, sau 7 7 49 lần thăm ngàn thì mình đã lấy lại gốc :). Mình thì mới 8 -> 9 nên lời khuyên của mình sẽ hợp lý nhất với các bạn cùng/sau lứa với mình nhaa.

Thứ nhất: Học lại phần hóa trị. Việc này theo mình đánh giá là vô cùng quan trọng, vì bất kỳ công thức hóa học nào cũng cần phải xét hóa trị. Học bảng tuần hoàn thì khó thật, mình không khuyến khích các bạn học lắm. Các bạn nhớ H hóa trị I, O hóa trị II, rồi các bạn sẽ tự biết các hóa trị khác thôi. Ví dụ hôm nay bạn học về CaO(Canxi oxit), thì bạn thấy O hóa trị II -> Ca phải hóa trị II. Một hôm khác các bạn lại học có liên quan tới CaSO4. Ca hóa trị II, thì SO4 cũng hóa trị II, cứ như vậy bạn sẽ học thuộc được hầu hết thôi. Và các cậu sẽ biết cách lập CTHH thôi.

Thứ hai là phần tính các số mol, khối lượng mol, .... Hãy nhớ m = n.M là quá đủ rồi, không cần thêm đâu.

Thứ ba là phần nồng độ phần trăm, nồng độ dung dịch. Những cái kiểu như thế này thì nên làm bài tập vận dụng là hay nhất nhé, khi làm nhớ viết công thức rồi mới thay số nhé. Phần này cơ bản thì không quá ngại đâu.

Đến đầu lớp 9 thì chúng mình có bài về các chất vô cơ, thì mình có cái bảng này cũng khá hay phết.

Phi kim -(+O2)-> Oxit axit -(+H2O)-> Axit

                 Muối

Kim Loại -(+O2)-> Oxit bazo -(+H2O)-> Bazo.

Nếu bạn cần tìm CTHH của axit thì bạn hãy xét với Kim Loại, oxit bazo, bazo và muối nhé, các chất ở hàng này hầu hết có thể phản ứng được các chất hàng kia và muối nhé.

Cuối cùng, các bạn hãy làm các bài tập vận dụng, luyện đi luyện lại cho chắc tay nha.

 

4 tháng 9 2022

Gọi CTPT của Y là \(C_xH_yO_z\)

Ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{4}{32}=0,125\left(mol\right)\)

Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CO_2}=x\left(mol\right)\\n_{H_2O}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow x:y=2:1\left(1\right)\)

Theo ĐLBTKL: \(m_Y+m_{O_2}=m_{CO_2}+m_{H_2O}\)

`=>` \(m_{CO_2}+m_{H_2O}=4+3,95=7,95\left(g\right)\)

`=> 44x + 18y = 7,95 (2)`

Từ `(1), (2) =>` \(\left\{{}\begin{matrix}x=0,15\left(mol\right)\\y=0,075\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) `=>` \(\left\{{}\begin{matrix}n_C=0,15\left(mol\right)\\n_H=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(\xrightarrow[]{\text{BTNT O}}n_{O\left(Y\right)}+2n_{O_2}=2n_{CO_2}+n_{H_2O}\)

`=>` \(n_{O\left(Y\right)}=2.0,15+0,075-0,125.2=0,125\left(mol\right)\)

`=>` \(x:y:z=0,15:0,15:0,125=6:6:5\)

Do Y có CTPT trùng với CTĐGN `=>` CTPT của Y là `C_6H_6O_5`

Mà Y phản ứng với NaOH với tỉ lệ mol 1 : 2

`=>` Y là este 2 chức và có gốc ancol tạo thành tử etylen glicol

`=>` CTCT của Y là \(HOOC-C\equiv C-COOC_2H_4OH\)

`=>` X là \(HOOC-C\equiv C-COOH\)

`- A` đúng vì `6 + 2 = 8`

`- B` sai do X có chứa liên kết \(C\equiv C\) nên không có đồng phân hình học

`- C` đúng vì trong CTCT của Y không có gốc \(-CHO\)

`- D` đúng vì có liên kết \(C\equiv C\) trong CTCT

4 tháng 9 2022

Bai nay lam gi co trong lop 1 :))??

Cai nay cho len lop 11 moi dung :))