K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:        Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.Câu 2: Câu văn "​Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen"...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

        Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2: Câu văn "​Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen" ​gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào có trong chương trình Ngữ văn 9, nêu tên bài thơ và tác giả?

Câu 3: ​"Chúng tôi" được nói tới trong đoạn văn là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?

Câu 4: Từ đó, chúng ta thấy khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, rất cần tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực.

Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch để bàn về vấn đề trên.

1
22 tháng 3 2021

a. " Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê. viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. " Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" _ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

c. -  "Chúng tôi" được nói đến chính là ba cô gái nho, thao và "tôi".

-  Những hình ảnh đấy đã thể hiện được vẻ đẹp trong sáng, anh dũng. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn hiện lên hồn nhiên, nhưng có pha chút sự tinh nghịch hóm hỉnh của những cô gái với tuổi đời còn khá trẻ.

d.  Đi vào chiến trường thì những người chiến sĩ không biết ngày nào trờ về. Nhưng vì độc lập của đất nước mà rất nhiều thanh niên đã lên đường đi vào các chiến trường. Đặc biệt, những người lính Trường Sơn luôn được nhắc đến là những con người quả cảm không sợ bất kì khó khăn nào hết. Dù trên đường có gặp vô vàn những bất lợi về phương tiện, không đủ lương thực, thuốc men. Nhưng họ vẫn luôn sáng ngời lên những sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ. Cũng có sự dũng cảm, quả cảm không sợ khó, sợ khổ. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm. Cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh. Họ vẫn rất hồn nhiên, lạc quan mang tinh thần của  những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

[Ôn thi vào 10]I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới diệu kỳ, nhân loại có trí tuệ...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới diệu kỳ, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ, bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.

(trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường – Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Theo tác giả, tạo sao Giovanni Boccaccio cho rằng: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”?

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”?

Câu 4. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ?

II. LÀM VĂN 

Câu 1 (5 GP).

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

Câu 2 (5 GP).

Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau:

                Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

                Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

                Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

                Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

                Câu hát căng buồm cùng gió khơi

                Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

                Mặt trời đội biển nhô màu mới

                Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)

1
20 tháng 3 2021

1, Nội dung của đoạn trích: đề cao vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người, giúp con người vượt qua những thử thách chông gai, đạt được thành công và hạnh phúc

2,

Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người” bởi vì con người sẽ có vốn hiểu biết để đem lại niềm vui cho chính bản thân mình và tạo ra hạnh phúc cho những người xung quanh. Chính nhờ vốn hiểu biết và trí tuệ, con người sẽ có khả năng tự giúp chính mình và những người xung quanh sống một cuộc đời hạnh phúc hơn

3, Câu “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn” đã đề cao vai trò của trí tuệ trong việc khai phá tâm hồn con người. Nhờ có trí tuệ, con người sẽ biết cách làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của mình. Hơn nữa, nhờ có trí tuệ, con người sẽ có khả năng tiếp cận những tư tưởng cao đẹp để bồi đắp, vun vén cho tâm hồn của mình. Ngoài ra, nếu như con người có trí tuệ thì việc khai phá và tiếp cận tâm hồn của người khác để mà thấu hiểu và cảm thông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4,Nếu không phát triển trí tuệ thì:

- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại

- Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề

- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống

II Làm văn 

câu 1

 Phát triển trí tuệ là một quá trình nhắm đến việc làm phát triển khả năng hoạt động có hiệu quả của trí óc. Trong tự nhiên, khả năng này khác nhau ở mỗi chúng ta, và khoa học ngày nay gọi đây là “chỉ số thông minh” (intelligence quotient, hay thường được viết tắt là IQ) của mỗi người. Để phát triển trí tuệ trong suốt cuộc đời, chúng ta cần phải có những sự thực hành và rèn luyện nhất định.Có hai yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của chúng ta. Thứ nhất là sự rèn luyện năng lực hoạt động trí tuệ, và thứ hai là môi trường thích hợp cho sự hoạt động và phát triển trí tuệ. Các trò chơi có tính chất trí tuệ như đánh cờ hoặc giải đáp các câu đố, ô chữ... Những trò chơi buộc trí óc chúng ta phải hoạt động một cách tích cực, và hiệu quả nâng cao khả năng tư duy có thể được nhận thấy nếu chúng ta thực hành một cách thường xuyên.Rèn luyện khả năng tập trung tâm trí cao độ để có khả năng nuôi dưỡng và làm gia tăng khả năng tư duy của chúng ta, hay nói khác hơn chính là phát triển trí tuệ, làm tăng thêm cái gọi là “chỉ số thông minh”.Trí tuệ là vốn quý vô giá của con người. Chính nhờ trí tuệ – chứ không phải sức mạnh – mà chúng ta vượt hơn muôn loài. Vì thế, quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện, phát triển trí tuệ là phương cách hiệu quả nhất để nâng cao giá trị của mỗi con người chúng ta. Hơn thế nữa, chính nhờ phát triển trí tuệ mà chúng ta mới có điều kiện để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình.

Câu 2

Huy Cận một nhà thơ nổi tiếng, ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ông sáng tác lúc này chính là thời kì mà đất nước ta xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa tại miền Bắc. Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất ghi lại cảnh nhân dân ta được lao động tự do, tự do xây dựng cuộc đời mình.

Trong bài thơ thì hai khổ thơ cuối chính là cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh, là thành quả của cả một ngày lao động vất vả đối mặt với sóng to gió lớn để mang về những mẻ cá đầy khoang:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Đó là niềm vui, niềm hân hoan của mỗi người ngư dân khi mà hôm nào ra khơi kéo được những chùm cá nặng mang về bán để trang trải cuộc sống ấm no cho gia đình. Việc đánh cá ở ngoài khơi rất nguy hiểm có thể gặp song to gió lớn bất cứ lúc nào. Người ngư dân thật là vất vả, nhưng họ rất vui khi được làm công việc của mình. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ rất mềm mại để tô bật lên những con cá nhiều sắc màu. Người ngư dân lúc nào cũng vậy họ đi vào lúc hoàng hôn và trở về nhà khi trời vừa sáng, để kịp phiên chợ bán những con cá tươi ngon vừa mới đánh về. Trong khổ thơ này ta thấy được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, niềm vui của của con người khi lao động được miêu tả qua những vần thơ hay của tác giả. Khi bình minh hé sắc thì đó cũng là lúc đoàn thuyền đánh ca trở về, tác giả đã kết thúc bằng khổ thơ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"

Đoàn thuyền trở về với những câu hát vang lần thứ ba và tiếng hát lần cuối này ta thấy được sự sung sướng và hạnh phúc của những người ngư dân đã lao động vất vả cả đêm để kéo được những mẻ cá đầy. Khổ thơ cuối này rất có ý nghĩa, cảnh vùng biển thật đẹp lúc rạng đông với những con người lao động chân chính khỏe khoắn và tươi mới. Đất nước ta sẽ sớm xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa nếu như có những người dân lao động hàng say như thế này.

Với cách sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng rất nhiều màu sắc Huy Cận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lao động tại vùng biển và cho chúng ta thấy những gì đẹp nhất ở vùng biển tươi đẹp này. Bài thơ viết lên với tinh thần sảng khoái mang đậm màu sắc lạc quan và yêu đời của tác giả.

 

 

Xem thêm tại: Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook------------------------------------------"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh...
Đọc tiếp

Xem thêm tại: Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook

------------------------------------------

"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!

Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.

Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.

Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.

Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.

Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.

Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?

Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.

Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.

Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.

Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.

Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.

Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.

Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.

Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!

Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 15, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.

Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.

Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.

Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.

Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.

Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!

Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?

Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.

Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số" hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?

Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.

Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.

Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.

Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.

Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.

Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.

Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.

Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.

Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.

Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.

Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.

Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.

Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.

Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.

Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.

Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.

Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.

Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".

Nếu có hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối, bạn sẽ theo đội nào? Vì sao lại như vậy?

[Trích "Trường người ta"; câu hỏi số 424 - Ngữ văn, 18.3.2021]

8

Theo mình thì mình sẽ theo phe "Phản đối".Bởi vì việc học tập ừ thì nhiều lúc cũng vô cùng căng thẳng đặc biệt là khi mùa thi cử đến nhưng mà nói gì thì nói chúng ta học cũng chỉ vì bản thân,vì tương lai của chúng ta mà thôi nên chúng ta bỏ ra công sức bao nhiêu thì sẽ được nhận lại thành quả bấy nhiêu mà thôi !!!

vg khi bắt đầu vào lớp 1 thì tôi cx có suy nghĩ như thế vì lúc nào giáo viên cx đánh những phát đau điếng có khi bị đánh đến trật khớp.Nhưng bây giờ lại khác ko căm thù việc hok như trước kia nữa.Ngược lại lại phản đối chính mik trước kia vì càng hok cao thì mik lại cảm thấy việc hok có ý nghĩa

[Ôn thi vào 10]Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:… “Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. Thông hiểu

- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c. Thông hiểu

Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Vận dụng 

Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

Câu 2 (5 GP):

“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách…là những thói quen tốt ….”

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

2
18 tháng 3 2021

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

18 tháng 3 2021

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

[Ôn thi vào 10]Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".

1. Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào?

2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào?

3. Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ?

4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

3
16 tháng 3 2021

1.

- Lời tâm sự trên là của: anh thanh niên

- Hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

3.

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.

- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

 

 

1.

- Lời tâm sự trên là của: anh thanh niên

Hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

3.

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.

- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

[Ôn thi vào 10]Cho đoạn thơ sau:“Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!”(Trích Đồng chí – Chính Hữu)Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?Câu 2:...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Cho đoạn thơ sau:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?

Câu 2: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thòi kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Trình bày ngắn gọn).

Câu 3 (5 GP): Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu).

1
15 tháng 3 2021
answer-reply-image answer-reply-image answer-reply-imageBài này em tự viết ạ! 
14 tháng 3 2021

Ai chưa xem thì nên xem thử nha, giàu cảm xúc lắm đấy :))

Bộ phim này lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả.

[Thông báo]Chào các em,Hoc24 triển khai một chức năng mới, giúp mọi học sinh đều có thể đóng góp, xây dựng nội dung học tập để cộng đồng Hoc24 phát triển đa dạng, phong phú, toàn diện hơn; giúp các em học sinh có cơ hội tự mình tạo ra những bài học hay, đặc sắc, phục vụ mục đích học tập của bản thân và hơn thế nữa là chia sẻ với cộng đồng. Chi tiết xem trong bài viết dưới đây, Hoc24 sẽ hướng...
Đọc tiếp

undefined

[Thông báo]

Chào các em,

Hoc24 triển khai một chức năng mới, giúp mọi học sinh đều có thể đóng góp, xây dựng nội dung học tập để cộng đồng Hoc24 phát triển đa dạng, phong phú, toàn diện hơn; giúp các em học sinh có cơ hội tự mình tạo ra những bài học hay, đặc sắc, phục vụ mục đích học tập của bản thân và hơn thế nữa là chia sẻ với cộng đồng. 

Chi tiết xem trong bài viết dưới đây, Hoc24 sẽ hướng dẫn các em sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” nhé.

https://hoc24.vn/tin-tuc/dong-gop-noi-dung-nhan-thuong-coin.html

Nội dung chính: 

1. Sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” để đóng góp các nội dung mà Hoc24 chưa có

2. Sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” để chỉnh sửa các nội dung mà Hoc24 đã có

3. Phần thưởng

Việc tạo ra các phiên bản nội dung vừa giúp phục vụ mục đích học tập cá nhân của các em, vừa là một sự đóng góp to lớn cho cộng đồng học tập của chúng ta.

Các phiên bản đóng góp ngay sau đó sẽ được giáo viên bộ môn của Hoc24 đọc, duyệt, tặng thưởng từ 1 COIN đến 10 COIN tùy vào chất lượng nội dung mà các em xây dựng.

Phiên bản tốt nhất sẽ được hiển thị làm nội dung chính và có ghi tên của tác giả đã đóng góp nội dung đó.

Thật tuyệt vời và ý nghĩa phải không các em?

Hãy tham gia xây dựng nội dung cùng Hoc24 và nhận thưởng ngay bây giờ nhé.

20
7 tháng 3 2021

như vậy là mọi người có thể sáng tạo hơn, triển khai ý kiến một cách phong phú hơn rồi ạ

7 tháng 3 2021

Hóng anh Nguyễn Việt Lâm viết mấy cái kiến thức :) Phải nói là kiến thức ảnh viết cho mình chất lượng thực sự, đến giờ mình vẫn còn giữ trong 1 quyển vở riêng, quên thì lôi ra đọc lại :v Bác nào đọc cái bài viết về sử dụng Casio 570VN của ảnh thì cũng biết rồi á :)

2 tháng 3 2021

Tối 28.2, tôi cầm lấy điện thoại xem clip cháu bé rơi từ ban công tầng 12 xuống mà lòng thắt lại. Khi đọc thêm thông tin từ clip, tôi mừng rỡ: Cháu bé không chết, có người cứu được rồi! Vợ tôi bật dậy, vừa tìm, đọc tin chi tiết các báo đăng vừa mừng mừng, tủi tủi trước thông tin về cháu bé xa lạ.

Điều kỳ diệu đã thực sự xảy ra, bởi một hành động anh hùng.

Hành động anh hùng đó đến từ một người bình thường – một anh lái xe tên là Nguyễn Ngọc Mạnh. Nếu không có chuyện khủng khiếp nhưng diệu kỳ này xảy ra, sẽ chẳng ai biết đến người thanh niên sinh năm 1990, làm nghề lái xe tải này. Anh chỉ là một trong số hàng triệu người đang lầm lũi mưu sinh trong thành phố ồn ã này, với những lo lắng quẩn quanh, đời thường: Tháng này có đủ tiền để nuôi các con ăn học, trang trải cho gia đình nhỏ của mình hay không?

Nhiều người đã gọi anh là "người hùng" – một danh xưng quá xứng đáng với hành động dũng cảm của anh. Có lẽ, anh chẳng mong trở thành "người hùng" trong hoàn cảnh như này. Có lẽ, chẳng đặng đừng anh mới trở thành "người hùng". Bởi, có "người hùng" đồng nghĩa với có những sự việc vô cùng hiểm nguy, khẩn cấp như chuyện cháu bé rơi từ tầng cao xuống này.

Có lẽ, anh trở thành người hùng bởi anh suy nghĩ bằng trái tim, mà trái tim lại có những lý lẽ mà lý trí không thể giải thích nổi. Trái tim ấy chắc hẳn mang trong nó đầy ắp lòng trắc ẩn, sự dũng cảm. Trong giây phút đưa ra quyết định cứu cháu bé, hẳn anh đã nghĩ đến đứa con bé bỏng của mình, nghĩ đến bố mẹ, người thân của cháu bé – những người sẽ phải trải qua sự ân hận, đớn đau dai dẳng như nào nếu cháu bé mất đi tính mạng của mình.

Giả sử, nếu lúc đó, trong đầu anh có những suy nghĩ: Chắc gì đã cứu được, vô ích thôi; thôi, có người khác lo, mình đang dở việc của mình; nhỡ mình tham gia chuyện này thì sẽ gặp rắc rối này nọ… thì chắc chắn đã không có điều kỳ diệu gần như chỉ xảy ra trong dòng phim như vậy.

Việc làm của anh đã khơi dậy cảm hứng cho rất nhiều người: Hãy có một trái tim thật yêu thương, thật dũng cảm, để khi cần, chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu…

2 tháng 3 2021
  Tối ngày 28/2, câu chuyện người đàn ông "siêu nhân đời thực" cứu sống bé gái rơi từ tầng 12 của một tòa chung cư ở Hà Nội trong gang tấc đã lan tỏa khắp nơi.

Trên mạng xã hội, người người bàn tán về câu chuyện "thót tim" này với vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Có người thán phục trước sự nhanh trí, dũng cảm đúng lúc, kịp thời của anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người đã cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng cao. Nhiều người thì bày tỏ sự lo lắng trước sự nguy hiểm mà bé gái gặp phải, tự nhắc nhở bản thân và các vị phụ huynh khác cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm mà con trẻ có thể gặp phải...

 Hầu hết mọi người đều chia sẻ cảm giác "bị ám ảnh" khi xem video em bé đang leo ra ngoài ban công tầng 12 bị rơi xuống và em cũng thế. Đối với những người làm cha mẹ và có con ở cùng độ tuổi với em bé trong video, hình ảnh đó khiến họ liên tưởng đến con cái của chính mình và cảm thấy "sởn da gà" bởi nó quá nguy hiểm. 

 Trước đó, vào khoảng 17h30 ngày 28/2, bé 3 tuổi ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can ban công ở tầng 12A rơi xuống. Phát hiện ra sự việc, anh đã lập tức trèo lên mái che của sảnh và đỡ được bé gái.

Theo chia sẻ của anh-người cưu bé, thời điểm xảy ra sự việc, anh đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng cho khách ở tòa nhà đối diện. Khi nghe tiếng hô hoán, anh nhìn ra ngoài và lập tức lao ra khỏi xe, trèo qua tường bao để tới nơi có thể đón đỡ bé đang rơi xuống.

Anh kể: "Từ lúc tôi phát hiện vụ việc đến lúc đỡ bé gái chỉ khoảng một phút. Khi đỡ được bé, tôi thấy bé bị chảy máu ở miệng. Con gái tôi cũng 3 tuổi, bằng bé gái đó. Lúc đó, tôi nghĩ người đang cheo leo trên ban công tầng 12A kia là con gái mình."

Trên mạng xã hội, những bức tranh vẽ lại cảnh anh Mạnh đón đỡ được bé gái như một siêu anh hùng được lan tỏa. Nhiều người cùng gửi lời cảm ơn sự nhân hậu của anh và chúc anh có một công việc tốt, suôn sẻ trong cuộc sống.

Cảm ơn anh và đôi khi chính những câu chuyện và những người như anh làm thế giới có thêm cảm hứng để tạo ra những siêu anh hùng.

Cuộc sống cần lắm những người anh hùng dũng cảm như anh!"

28 tháng 2 2021
  

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Ganh tị (ghen tị, đố kị)  một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.theo em nghĩ tổng thống Abraham Lincoln gửi lời nhăn đó để có ý muốn con của mình không đố kỵ với người khác , gần gũi với mọi người hơn. Ông ấy muốn con của mình không đố kỵ với bất kì một ai trong xã hội .em cx ko chác là đúng