K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2023

Trong một quyển sách được ví như tương lai của cả nhân loại, đọc sách như là một cách để biết thêm được tri thức, giáo dục của con người. Một xã hội mà không có cách sống văn minh, lạc quan hay không biết đến sách thì không thể phát triển. Thời nay có rất nhiều quyển sách tốt nhưng trong đó vẫn có quyển xấu. Nên chọn những cuốn sách phù hợp nhé!

13 tháng 2 2023

Em thấy câu nói đó rất đúng. Nếu chúng ta cần vững vàng và hiểu biết sâu rộng trong cuộc sống, chúng ta nên đọc sách. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về mọi thứ, nó còn giúp chúng ta giảm bớt rất nhiều áp lực trong môi trường sống. Cho nên, dù chúng ta không thích muốn đọc sách thì chúng ta cũng cần dành ra một khoảng thời gian để khám phá những quyển sách thú vị.Tuy nhiên, trong cuộc sống văn minh hiện đại này, nhiều người lại chỉ quan tâm đến Internet và dần quên đi những cuốn sách dó. Những cuốn sách mang đến tuổi thơ, những cuốn sách mang đến nhiều hiểu biết.... Và chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách hay, văn minh, phù hợp với lứa tuổi chứ đừng đọc những cuốn sách có nội dung không văn minh.

11 tháng 2 2023

Trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu )

11 tháng 2 2023

Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

"Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức tàn phá lớn nhất."Đồ vô...
Đọc tiếp

loading...

"Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.

Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức tàn phá lớn nhất.

"Đồ vô dụng", "đồ vô tích sự", "đồ ngốc"… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.

Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% tội phạm vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.

Có một câu mà các bậc phụ huynh hay nói, đó là: “Đánh là thương, chửi là yêu”. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao khi miệng nói rằng “yêu”, nhưng mặt mày thì dữ tợn đáng sợ?".
Các em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên nhé. Hoặc em cũng có thể chia sẻ câu chuyện của mình nếu cần sự trợ giúp từ cộng đồng HOC24 nhé.

03 bạn có bài viết hay nhất sẽ được thưởng 5 GP.

2

 Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử. Nhưng nếu biết sử dụng lời nói nói vào mục đích đúng đắn ăn thì nó có thể trở thành liều thuốc kỳ diệu chữa lành cho mọi gọi căn bệnh tinh thần. Tổn thương trong bạo lực ngôn từ là không thể tránh. Nhưng yêu thương anh chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực lời nói đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực lời nói trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đưa hạnh phúc trở về với họ. 

    Lời nói của chúng ta có lẽ đã từ rất lâu được tạo nên từ ngôn ngữ mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Thế nhưng, việc sử dụng ngôn ngữ nói cho đúng mức, đúng lễ độ, thân phận của mình thì ngày nay mỗi chúng ta vẫn chưa hoàn thiện đúng.Vì  đôi khi bực tức sinh nông nổi mà một số người cố tìm cách đả thương người khác bằng cách nói ra lời lẻ thiếu văn hoá. Có nhiều các bạn buộc miệng nói cho vui. Nguyên nhân đến từ việc bắt chước người lớn hơn chửi rủa, nói năng bậy bạ. Còn một số thì cãi lời cha, mẹ của mình nói ra những lời vô lễ. Ấy còn chưa kể đến một tình cảnh các bạn quen miệng, tới đâu cũng nói ra những từ ngữ tục tỉu. Điển hình là ở trường học của em. Dường các bạn không chỉ nói những lời trêu gẹo bình thường nữa mà thay vào đó là chửi tục và lấy đó làm thú vui. Có câu thơ như thế này:

                         “Chim khôn hót tiếng rảnh rang

                   Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" 

Câu thơ nhằm nhắn nhủ cho những " con chim" hay hót hãy hót một cách trong sách và con người nên nói lời nói chân tình thay vào lời chửi rủa. Em mong rằng nếu ai cũng nhìn nhận ra vấn đề của việc ăn nói thì có lẽ, và sắp tới mọi người sẽ gắn kết với nhau hơn.

10 tháng 2 2023

1.Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy. ...

2.Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

3.Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.

4.Một tiền gà, ba tiền thóc.

5.Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

10 tháng 2 2023

Rủ nhau đi cấy đi cày,Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Ruộng đầm nước cả bùn sâu,Suốt ngày anh với con trâu cày bừa.

Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

10 tháng 2 2023

thất bại càng nhiều thì ta rút ra bài học từ đó càng lớn

10 tháng 2 2023

Thành công, hạnh phúc luôn là những trải nghiệm, trạng thái mà con người hướng đến. Thế nhưng cũng có những quan điểm trái chiều, cho rằng chính những đau khổ hay thất bại mới là trải nghiệm nên có để ta thấu hiểu cuộc đời và sống tốt hơn. Vậy, thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

Thành công và thất bại vẫn thường được hiểu là những trạng thái, kết quả, trải nghiệm có khuynh hướng trái ngược nhau. Nếu thành công được tung hô thì thất bại lại thường ít ai để ý. Nếu thành công là được toại nguyện thì thất bại lại là bất toại nguyện. Thành công, chính là đạt được những kết quả theo ý muốn, là một trạng thái mà công việc nào đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Còn thất bại, ta có thể hiểu đó là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm của con người trong cuộc đời. Nhưng giữa chúng, cái nào mới là điều bổ ích giúp con người tiến bộ chính là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn luận đến ở đây.

Không một ai là không khát khao được thành công, tỏa sáng. Thành công chính là một trạng thái để con người hướng tới, là một mục đích để vươn đến và đạt được. Những người thành công sẽ được vinh danh vì anh ta đã đi qua muôn vàn gian nan, thử thách. Thành công lúc này chính là một thứ trái ngọt cho quá trình cần mẫn, học hỏi, nỗ lực không ngừng. Nếu thành công là một trải nghiệm vui thích, thỏa mãn được mục đích, khát khao của bản thân mỗi người thì đó chính là trải nghiệm của những trải nghiệm bổ ích trước đó. Để nhìn nhận thành công, chúng ta cần nhìn vào quá trình chứ không chỉ mỗi kết quả. Thành công chính là một minh chứng cho thấy con người đã tiến bộ. Vậy thì, những trải nghiệm để dẫn đến nó đã chính là những trải nghiệm bổ ích. Ta sẽ không thể nào phủ nhận được vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người. Liệu rằng thế giới này cứ phải thất bại mãi mãi để học lấy sợi dây kinh nghiệm? Tôi bất chợt nghĩ đến Francis Hùng – một diễn giả và cũng là một chuyên gia đào tạo doanh nghiệp. Ông đã từng là một nhân viên lễ tân, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, ông dần trở thành “nhân tài” của Hoa Kỳ. Để có được thành công như ngày hôm nay, để từ một nhân viên lễ tân trở thành một diễn giả, một chuyên gia hẳn Francis Hùng đã phải nỗ lực, học hỏi rất nhiều. Những nỗ lực và học hỏi đó chính là những trải nghiệm bổ ích để ông ngày một tiến bộ.

Sự tiến bộ mà thành công đem lại không chỉ là tiến bộ cho cá nhân người được thành công mà còn đem đến sự tiến bộ chung cho cộng đồng, thậm chí là nhân loại. Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà còn là một điểm sáng cho cả một giai đoạn văn học cũng như là một trước tác của Việt Nam cho đến tận ngày nay. Hay như thành công của Thomas Edison khi phát minh ra đèn điện đã giúp loài người được “thắp sáng” cho đến tận ngày nay, và nó chính là dấu hiệu của văn minh, tiến bộ.

Sự thành công mà Edison có được cũng là sự thành công sau nhiều lần thất bại với các thí nghiệm đèn điện không thành. Những trải nghiệm để dẫn đến thành công của Edison hoàn toàn có ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Nói cách khác, nếu thành công là trải nghiệm bổ ích, thì ở đây, chúng ta có thể thấy chính thất bại cũng là một trải nghiệm bổ ích, đóng vai trò không thể thiếu để giúp Edison và nhân loại tiến bộ. Những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã sẽ giúp con người đến gần hơn với thành công. Microsoft – một công ty công nghệ có sản phẩm trụ cột là hệ điều hành Windows gồm nhiều phiên bản đã chiếm lĩnh thị trường máy tính cũng đã từng thất bại với Windows Vista. Nói là thất bại, nhưng Windows Vista đã là một bước đi phát triển hơn so với Windows XP. Cũng chính thất bại của Windows Vista trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống mà khi đó hầu hết các máy tính đều không đủ đáp ứng đã giúp Microsoft có cho mình được một bài học. Rõ ràng, không chỉ vì sự thất bại của Windows Vista mà Microsoft không thành công. Chính bài học từ Vista đã giúp cho Microft tiến bộ, có được trải nghiệm bổ ích để từ đó phát triển và thành công với hệ điều hành Windows 7. Có thể thấy, thất bại cũng là một trải nghiệm quan trọng để con người tiến bộ.

Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công, nhưng với những gì vừa phân tích ở trên, ta hiểu được thành công và thất bại chỉ là các khía cạnh, các mặt trong sự trải nghiệm của con người. Nó không những đối lập mà còn bổ trợ cho nhau. Nói cách khác, cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm bổ ích giúp con người phát triển. Việc trả lời một mặt thành công hay thất bại sẽ là câu trả lời mang tính cá nhân của mỗi chúng ta. Thành công và thất bại đều không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó. Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại, và sự ngủ quên này là một trải nghiệm không mấy bổ ích. Nhưng nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới, và đó chính là một trải nghiệm bổ ích.

Con người vẫn luôn hướng đến thành công, nhưng với tôi dù thành công hay không, hay thậm chí là thất bại, đó cũng đều là những trải nghiệm bổ ích giúp bản thân tôi tiến bộ. Điều quan trọng với tôi trong vấn đề này, chính là thái độ của mình trước hai trải nghiệm thành công và thất bại đó

Đoạn trích và bức ảnh trên nằm trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.

Tóm tắt truyện: Truyện ngắn trên thuật lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh Phanxibang cao 3143 mét. Cô kĩ sư và anh họa sĩ đã nói chuyện với anh chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân trên chuyến hành trình qua Sa-Pa. Dù chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà hai vị khách qua đường ấy đã hiểu thấu nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên đồng thời cảm thấy quý mến anh chàng này nhiều hơn. Anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người nhiệt thành, hăng say lao động, thầm lặng cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của vùng đất nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.

Suy nghĩ của em về văn bản trên: 

- Trong chương trình lớp 9 em ấn tượng nhất là văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" bởi chính nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm này. Nhắc đến Sa Pa ta thường nhớ đến Sa Pa là địa điểm nghỉ dưỡng nơi con người bỏ qua những muộn phiền để nghỉ ngơi. Ấy vậy mà trên đỉnh Phanxibang mây mù khuất lối lại có một anh thanh niên đầy lòng nhiệt thành cống hiến cho đất nước đến thế. Trước thiên nhiên và điều kiện khắc nghiệt anh tự tìm cho mình những niềm vui. Anh tự trồng rau, nuôi gà. Anh tự hào vì mình đã đóng góp vào chiến thắng của không quân Việt Nam trước quân địch. Đối với anh, được sống cống hiến chính là niềm vui và động lực để tiếp tục hoàn thành công việc của mình ở nơi đây. Chính anh thanh niên đã cho tôi hiểu rằng "Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó." ( William Cowper ). Tôi thật sự muốn một ngày nào đó bản thân mình có thể trở thành một người như anh thanh niên lạc quan, yêu đời, không ngần ngại cống hiến phần đời đẹp nhất cho Tổ quốc. Hình ảnh những người lao động nơi địa đầu Tổ quốc góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc thật đẹp. Cuối truyện hình ảnh của anh dần khuất lấp sau mây mù của núi tuyết vùng Tây Bắc nhưng những ấn tượng về anh trong tôi vẫn sâu sắc như lần đầu được thưởng thức truyện ngắn này. 

9 tháng 2 2023

 Đoạn trích  nằm trong văn bản " Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long .

Tóm tắt: 

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.

Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

Cảm nhận của em: 

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huốn gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khi tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa, đã để lại trong long người đọc một niềm sung sướng, thú vị. Vì thế có ý kiến cho rằng:

Đọc truyện "Lặng lẽ Sapa" của nguyễn thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu.

Truyện lặng lẽ Sapa gần như không cốt truyện. Một anh thanh niên làm công tác khi tượng kiêm vật lí địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn trăm mét. Công viêc của anh bình thường nhưng vô cùng quan trọng góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến. Cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo xét trong truyện thât đẹp và đáng yêu.

8 tháng 2 2023

Em nhìn thấy trong bức tranh, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rằng củ cà rốt bên tay phải( theo phía em nhìn) là to hơn của bên tay trái nhưng lại ngược lại. Bài học rút ra được ràng:" Chúng ta không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người ta"

8 tháng 2 2023

Nghĩa đen:

Trong to nhưng đừng tưởng nó đẹp mà hãy xem sâu thẳm bên trong có đẹp hay không? 

Nghĩa bóng:

Cứ ngỡ rằng mình đẹp về vẻ bề ngoài là tự hào, nhìn trong xem, có thực sự to lớn như bạn tưởng?

Qua tình huống, qua lối sống bạn mới thấy được giá trị của bản thân. Đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết giá trị thật sự của họ

7 tháng 2 2023

5 bài thơ đã được học trong chương trình Văn (9):

- Đồng chí (Chính Hữu).

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

- Bếp lửa (Bằng Việt).

- Ánh trăng (Nguyễn Duy).

7 tháng 2 2023

5 bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9:

- "Mùa xuân nho nhỏ"- Thanh Hải

- "Viếng lăng Bác"- Viễn Phương

- "Bếp lửa"- Bằng Việt

- "Ánh trăng"- Nguyễn Duy

- "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận

7 tháng 2 2023

  Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới văn bản "Ông đồ" trong chương trình Ngữ Văn 8.

7 tháng 2 2023

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

29 tháng 1 2023

Vừa rồi,trường chúng em tổ chức đi cắm trại.Mọi người trong lớp ai ai cũng vui mừng vì trường em chỉ tổ chức 3 năm một lần.Mọi chuyện xảy ra tốt đẹp,chỉ khi đến ngày cắm trại vào hôm Chủ Nhật .Hôm ấy,lúc chúng em người thì cầm ô,người cầm lều,người cầm truyện cầm báo,..ra vào tấp nập thì ôi thôi,mây đen,xám kịt kéo tới.Một tiếng đùng vang lên.Tiếng sấm nổi lên đùng đùng.Rồi mưa tơi.Mưa rơi to lắm,đến nỗi ai ai cũng chỉ nép vào dưới mái hiên,mái nhà.Thật là một ngày xui xẻo biết bao...

30 tháng 1 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình, thầy, cô chủ nhiệm và nhà trường

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7G - cô Cẩm Vân cùng Ban giám hiệu Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em tên là: Phạm Quốc Hưng, học sinh lớp 7G Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em xin phép tường trình về một sự việc như sau:

Vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 2022, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, em và các bạn cùng lớp đã cùng tập trung ở lớp học để trò chuyện. Lúc ấy, mọi người đều rất vui vẻ vì vừa thi xong, lại háo hức vì sắp đến Tết. Thế nên, em đã ngẫu hứng đề nghị cả lớp cùng nhau có một chuyến picnic để đón năm mới và giải tỏa những căng thẳng của kì thi vừa qua. Em gợi ý về việc sau khi ăn xong, thì mọi người cùng nhau tổ chức trò chơi như chương trình cắm trại vậy. Các bạn trong lớp đều nhanh chóng hưởng ứng đề nghị ấy. Một số bạn thì còn băn khoăn vì chưa xin phép giáo viên mà đã tổ chức một hoạt động tập thể như thế. Tuy nhiên, vì quá phấn khích nên em bỏ qua những nghi ngại ấy, và ra sức thuyết phục các bạn cùng tham gia với mình. Thế nên, cuối cùng, chuyến picnic đã có 32 bạn trên 35 bạn của cả lớp.

Em xin cam đoan những điều trên đều đúng với sự thật đã diễn ra. Hiện nay, em đã nhận thức được sai lầm của bản thân khi tự ý tổ chức đi dã ngoại của lớp mình như vậy. Em sẽ tự kiểm điểm bản thân, và xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Người viết tường trình

Hưng

Phạm Quốc Hưng