hạy nói về sự ra đời của ngày lễ trung thu
( mik cần thật chi tiết đầy đủ nha )
thank kiu mọi người nhiều ! >_<
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Sáng hôm nay, tôi và mấy cô bạn rủ nhau ra công viên chơi. Các bạn đều những cô bé nhát gan nên khi thấy có một con chó chạy ngang qua, cả lũ vội co rúm nình lại , nhảy chồm lên ghế đá. Còn riêng tôi, tôi chẳng hề thấy sợ. Tôi nhìn theo chú , chợt nhớ tới Bob , chú chó béc-giê của tôi.
Tôi còn nhớ , hai năm về trước , khi gia đình tôi mới chuyển nhà lên thành phố, bà nội tặng cho gia đình tôi một chú béc-giê nhỏ xíu, khoảng một tháng tuổi. Bố tôi rất yêu động vật , đặc biệt là chó, bố bảo đó là con vật rất gần gũi với con người, vừa thông minh lại vừa trung thành . Còn tôi , tôi không thích động vật, thậm chí còn sợ nữa, nhất là chó, chỉ cần nghe nó sủa là tôi đã đủ bực mình . Chính vì cái tính ấy mà tôi thấy chẳng hứng thú gì với con béc-giê bà tặng. Nhưng cũng phải khách quan công nhận con chó đẹp và rất dễ thương. Mắt nó to đen có viền vàng xung quanh,tai nhọn hoắt , lông đen vàng, rất mượt...
Vào hôm sinh nhật tôi, mẹ tặng tôi một chiếc vòng cổ có hình mặt trăng và những ngôi sao lóng lánh. Mẹ bảo tôi là ngôi sao, mẹ là vầng trăng che chở cho ngôi sao. Món quà của mẹ thật có ý nghĩa. Mẹ rất yêu tôi, đang đi công tác mẹ đã cố gắng về kịp để trao quà cho tôi. Thế mà, trong lúc tôi bất cẩn , thằng em nghịch ngợm đã vứt chiếc vòng vào đâu đó, tìm mãi không thấy. Tôi vừa tiếc vừa hoảng sợ. Sẽ phải nói với mẹ thế nào? Tôi không muốn phụ làng yêu của mẹ. Trong lúc tôi đang rốt bời bời thì con béc-giê từ đau chạy tới , trên miệng nó ngậm chiếc vòng của tôi. Mừng quá, tôi chạy đến giật lấy chiếc vòng rồi chạy đi. Chợt tôi khựng lại khi nghe tiếng nó sủa . Tôi quay lại, xoa đầu nó, cuống quýt cảm ơn. Nó dụi dụi đầu vào tay tôi. Từ đó, tôi và chú béc-giê trở thành đôi bạn thân. Tôi đặt tên nó là ''Bob'', nhiều lúc còn âu yếm gọi nó là ''Bobby'' .
Thấm thoắt hai năm trôi qua . Giờ Bobby đã trưởng thành. Nó có tư thế của một chú chó dũng cảm, mạnh mẽ. Bob khoác lên mình bộ lông vàng lửa pha lẫn đen, đôi mắt đen và sâu hình hạt hạnh nhân, luôn ánh lên vẻ tinh nhanhlinh hoạt. Nó có một chiếc đuôi thõng xuống, hơi cong. Đôi tai Bob dựng đứng và hơi nhô ra trước. Nó có bàn chân tròn,to, đầy vẻ mạnh mẽ. Mấy bác hàng xóm sang chơi , biết là ''người nhà'' , Bob không bao giờ sủa mà chỉ vẫy vẫy đuôi tỏ ý vui mừng .Ai vào ngà cũng khen Bob đẹp , thông minh, nhanh nhẹn... Ai cũng ước ao nhà mình có một con chó như Bob. Bob không chỉ là một người lính dũng cảm của gia đình tôi mà còn là bạn thân ,vệ sĩ dũng mãnh của tôi. Thỉnh thoảng rảnh, tôi đưa Bob đi dạo. Có Bob đi cùng, tôi chẳng sợ gì cả.
Rồi một hôm, khi tôi và Bob đang dạo trong công viên, tôi chợt nhìn thấy một con chó mực rất dữ tợn, lông đen như cột nhà cháy với hai đốm lửa Không chỉ thế, quanh mép con mực sùi đầy nước bọt. Tôi nghĩ chắc chấn con chó này bị dại. Tôi vội thúc Bob né sang đường, đi nhanh để về nhà. Vừa lúc đó, con mực lao đến , định cắn tôi. Tôi sợ quá, hai chân cứng đờ, mắt nhắm tịt lại. Khi đã hoàng hồn , mở mắt ra tôi thấy Bob và con chó hoang đang đánh nhau. Thì r, khi con chó dại chưa kịp cắn tôi thì Bob đã lao đến, cắn nó để cứu tôi. Hai con chó giằng co, đu đẩy nhau, lộn qua lộn lại, cuối cùng, trước sự dũng mãnh của Bob , con chó hoang vừa rên ư ử vừa bỏ chạy.
Hôm sau đi học, tôi rất vui vì được điểm 10 môn ngữ văn. Tôi chạy tung tăng về nhà, muốn khoe ngay với ba mẹ, với Bob. Nhưng , bước vào cửa, tôi chẳng thấy Bob đón tôi như mọi khi, hóa ra , Bob đang nằm trong cũi. Bác sĩ thú y nói Bob bị dại, phải cách li . Tôi bần thần cả người. Tôi nhớ , vì cứu tôi mà Bob đã bị lây bệnh từ con chó hoang . Liệu Bob có trách tôi không? Tôi nhìn Bob trong cơn dại mà không cầm được nước mắt . Tôi thương Bob quá nhưng không làm gì được . Bob ơi, tôi không còn được Bob nữa rồi.
Bob và tôi giờ đã ở hai thế giới khác nhau. Tôi nhớ Bob quá . Bob đã làm tròn nghĩa vụ của một người bạn còn tôi thì không. Bob ơi, mày có thể quay lại chơi với tao không?
Chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!
I. Mở bài: giới thiệu kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích
Từ nhỏ, em đã rất thích nuôi chó, chính vì thế mà sinh nhật vừa rồi mẹ mua cho em con chó vì em đã có thành tích học tập tốt. mặc dù e rất thích nuôi chó nhưng ba mẹ không cho, chính vì thế được tặng con chó em rất vui. E đặt tên cho nó là “ Mít”, bởi vì nó mũm mĩm như hột mít. Có một kỉ niệm em rất tự hào về Mít, nó đã giúp một bà cụ tìm lại được túi từ thằng ăn cướp.
II. Thân bài: kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích
1. Tả con chó:
- Con chó là giống chó Nhật
- Nó cao to và khỏe mạnh
- Nó có bộ lông đen có vài đốm vàng vàng
- Mắt nó đen long
- Miệng lúc nào cũng lè lưỡi rất dễ thương
- Cái đuôi bao giờ cũng ngheo ngẩy
2. Kỉ niệm với con vật nuôi
- Một lần e dắt nó đi dạo công viên
- Tụi em đang ngồi chơi ở bãi cỏ thì nghe tiếng kêu “ cướp…. cướp….”
- E hốt hoảng đứng dậy xem
- Không biết tựu lúc nào Mít đã lao tới và căn tên cướp
- Mọi người vây quanh đánh tên cướp và lấy lại túi xách cho một bà cụ
- Ai cũng trầm trò con chó này ngoan và giỏi
- Lúc đó em cảm thấy rất tự hào về mít
3. Con chó có những tính cách như thế nào:
- Ăn rất nhiều
- Thích đi dạo
- Nó vừa là người bạn chia ngọt sẻ bùi vừa là người vệ sĩ trung thành của em.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về con chó
- Em sẽ chăm sóc nó như thể nào để nó tốt hơn
*Những từ có nghĩa cụ thể : ăn chơi , ăn bớt , ăn khớp , ăn nhập , ăn theo , ăn xổi , ăn ý , ăn diện , ăn mày , ăn sương , ăn rơ , ăn theo , ăn quỵt .
* Những từ có nghĩa khái quát : ăn mặc , ăn nói , ăn ở .
Những từ có nghĩa khái quát : ăn dơ , ăn chơi , ăn mặc , ăn sương , ăn ngọn , ăn bớt , ăn nằm , ăn diện , ăn nói
Những từ có nghĩa cụ thể : những từ còn lại
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
(Tố Hữu)
Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện "tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4, 5:
Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một "nốt trầm xao xuyến" không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để "nhập"vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ "ta" như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ 'lặng lẽ dâng cho đời" nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ "dù là" ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
a) phương thức biểu đạt : tự sự,tả
b)chịu à nha
c)trong khi các con cua .....
nếu tụi tớ không .....
d)nội dung của câu chuyện làm em liên tưởng tói thành ngữ : ích kỷ hại nhân
e) sau khi đọc câu chuyện trên làm em nghĩ đến về con người bây giờ. đây là hiện tượng mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống,đây là vấn đề về sự ích kỷ của cá nhân,sự tha hóa về đạo đức ,lối sống của một số người ở xã hội hiện nay.suy nghĩ ích kỷ này chính là một vấn đề của bản thân họ mà còn làm liên lụy tới mọi người. dần dần nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người,đây còn là hành động thể hiện sự thụt lùi,không có ý chí trong những thử thách cuộc sống như mấy con kia đã chịu nhụt mình trước số phận. nhưng xã hội vẫn không hẳn là thế vẫn còn những người không chịu thua số phận,họ dám nghĩ,dám làm để vượt qua các thử thách đó chính là hình tượng ở chú cua không chịu nhụt số phận trong bài. theo em câu chuyện giúp cho em hiểu thêm được về ý chý của con người trong cuộc sống cũng như giúp cho em biết được mình phải luôn suy nghĩ về những điều tích cực,và câu chuyện còn là sự phê phán của một số nười trong xã hội,em hiểu được không nên giữ cho mình cái thói ích kỷ,nhỏ nhen .nó không chỉ hại bản thân của em mà còn làm hại tới mọi người
vô lí
đó là một sự liên kết ý chỉ từ vườn vào nhà
chẳng lẽ cậu bay vào nhà trước sau đó mới đi qua vườn
Cảm thụ đoạn thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Cho tình yêu thương, trong trèo đêm ngày.
Bài làm
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi),[2] còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung-Hoa cổ-đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.
Tục rước đèn do tự đời nhà Tống, do tục truyền truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.[3]
Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân
cái này bắt đầu tư trung quốc