K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kì thi tốt nghiệp THPT không còn xa nữa, chắc hẳn các bạn lớp 12 đang có nhiều lo lắng, băn khoăn trong việc việc viết hồ sơ chọn trường để xét tuyển. Bài viết dưới đây tổng kết một số khối thi, tổ hợp thi - xét tuyển và các ngành nghề tuyển dụng tương ứng. Hy vọng bài tổng hợp sẽ giúp các em dễ dàng tìm kiếm, tham khảo thông tin, thông qua đó lựa chọn được khối thi cũng như tổ hợp môn phù...
Đọc tiếp

undefined

Kì thi tốt nghiệp THPT không còn xa nữa, chắc hẳn các bạn lớp 12 đang có nhiều lo lắng, băn khoăn trong việc việc viết hồ sơ chọn trường để xét tuyển. 

Bài viết dưới đây tổng kết một số khối thi, tổ hợp thi - xét tuyển và các ngành nghề tuyển dụng tương ứng. Hy vọng bài tổng hợp sẽ giúp các em dễ dàng tìm kiếm, tham khảo thông tin, thông qua đó lựa chọn được khối thi cũng như tổ hợp môn phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.

https://olm.vn/bai-viet/nganh-nghe-theo-cac-khoi-xet-tuyen-dai-hoc-2021-54724

 

Các thầy cô Hoc24 và OLM luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các em mọi vấn đề để các em có thể đạt kết quả cao nhất trong kì thì này nhé.

Join group để cập nhật các đề thi, thông tin hữu ích và giao lưu, chia sẻ với các bạn bè đồng lứa ở đây nhé các em: https://www.facebook.com/groups/hocsinhtrunghocphothong

5
28 tháng 4 2021

Bạn nào xét tuyển khối A cho cô biết dưới comment nhé.

undefined

28 tháng 4 2021

Ai xét tuyển khối B nhỉ?

undefined

Đề thi đánh giá năng lực

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 5]Câu 1: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?A. Truyền được trong chân không.     B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.Câu 2: Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 5]

Câu 1: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

A. Truyền được trong chân không.     

B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.

C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

Câu 2: Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật sáng.

C. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.

D. Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,0 mm. Khoảng vân trên màn là

A. 1,5 mm.                                         B. 0,75 mm.

C. 0,60 mm.                                       D. 1,2 mm.

Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm. Chiếu vào hai khe một bức xạ điện từ có bước sóng 500 nm thì tại điểm M cách vân trung tâm 0,36 cm có vân sáng bậc 4. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là

A. 1,5 m.                                              B. 2,4 m.

C. 2 m.                                                 D. 1,8 m.

Câu 5: Sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hành lí ở sân bay là dựa vào tính chất nào của tia X?

A. Khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Làm ion hóa không khí.

C. Tác dụng sinh lí, hủy diệt tế bào.

D. Gây tác dụng quang điện ngoài.

 

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Xem tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-5-song-anh-sang.76568

Video bài giảng miễn phí tại: https://www.youtube.com/watch?v=-vFRjcMsxA0

Tham gia khóa học Vật lí 12 tại: https://olm.vn/bg/on-thi-tot-nghiep-vat-li-olm/

11

Câu 1: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

A. Truyền được trong chân không.     

B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.

C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

Câu 2: Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật sáng.

C. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.

D. Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,0 mm. Khoảng vân trên màn là

A. 1,5 mm.                                         B. 0,75 mm.

C. 0,60 mm.                                       D. 1,2 mm.

Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm. Chiếu vào hai khe một bức xạ điện từ có bước sóng 500 nm thì tại điểm M cách vân trung tâm 0,36 cm có vân sáng bậc 4. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là

A. 1,5 m.                                              B. 2,4 m.

C. 2 m.                                                 D. 1,8 m.

Câu 5: Sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hành lí ở sân bay là dựa vào tính chất nào của tia X?

A. Khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Làm ion hóa không khí.

C. Tác dụng sinh lí, hủy diệt tế bào.

D. Gây tác dụng quang điện ngoài.

22 tháng 4 2021

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: A

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 4]Câu 1: Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \(3.10^8\) m/s. Bước sóng của sóng này làA. 3,3 m.                                               B. 3,0 m.C. 2,7 m.                                               D. 9,1 m.Câu 2: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, micro ở máy phát thanh có tác dụngA. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần.B....
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 4]

Câu 1: Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \(3.10^8\) m/s. Bước sóng của sóng này là

A. 3,3 m.                                               B. 3,0 m.

C. 2,7 m.                                               D. 9,1 m.

Câu 2: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, micro ở máy phát thanh có tác dụng

A. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần.

B. Tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần.

C. Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.

D. Biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.

Câu 3: Một mạch LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 4 V. Biết L= 0,2 mH; C= 5 nF. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 12 mA thì điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn là

A. 2,4 V.                                               B. 3,2 V.

C. 3,0 V.                                               D. 1,8 V.

Câu 4: Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh đĩa là 36000 km. Lấy tốc độ lan truyền sóng điện từ là \(3.10^8\) m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng

A. 1,08 s.                                               B. 12 ms.

C. 10,8 ms.                                             D. 0,12 s.

Câu 5: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động LC lí tưởng có phương trình \(i=2cos\left(2.10^7t+\dfrac{\pi}{2}\right)\) (mA) (t tính bằng s). Điện tích của bản tụ điện ở thời điểm \(\dfrac{\pi}{20}\) (μs) có đọ lớn là

A. 0,05 nC.                                               B. 0,05 μC.

C. 0,1 nC.                                                 D. 0,1 μC.

 

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Xem tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-4-dao-dong-va-song-dien-tu.66413

Video bài giảng miễn phí tại: https://www.youtube.com/watch?v=5y7ASEs20rI

Tham gia khóa học Vật lí 12 tại: https://olm.vn/bg/on-thi-tot-nghiep-vat-li-olm/

1
14 tháng 4 2021

1/ \(\lambda=\dfrac{v}{f}=\dfrac{c}{f}=\dfrac{3.10^8}{91.10^6}\approx3,3\left(m\right)\Rightarrow A.3,3m\)

2/ C. Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.

3/ \(W=\dfrac{1}{2}LI_0^2=\dfrac{1}{2}CU_0^2\Rightarrow U_0=I_0\sqrt{\dfrac{L}{C}}\)

Ma \(u\perp i\Rightarrow\left(\dfrac{u}{U_0}\right)^2+\left(\dfrac{i}{I_0}\right)^2=1\Leftrightarrow\left(\dfrac{u}{4}\right)^2+\left(\dfrac{12.10^{-3}}{4.\sqrt{\dfrac{5.10^{-9}}{0,2.10^{-3}}}}\right)^2=1\Rightarrow u=3,2\left(V\right)\)

\(\Rightarrow B.3,2\left(V\right)\)

4/ \(t=\dfrac{S}{v}=\dfrac{36000000}{3.10^8}=0,12\left(s\right)\Rightarrow D.0,12s\)

5/\(i=2\cos\left(2.10^7t+\dfrac{\pi}{2}\right)?\)

 \(i\perp q\Rightarrow\left(\dfrac{i}{I_0}\right)^2+\left(\dfrac{q}{Q_0}\right)^2=1\)

\(\dfrac{\pi}{20}\mu s\Rightarrow i=0\left(A\right)\Rightarrow q=Q_0=\dfrac{I_0}{\omega}=\dfrac{2.10^{-3}}{2.10^7}=0,1\left(\mu C\right)\) \(\Rightarrow D.0,1\mu C\)

 

14 tháng 4 2021

Câu 5 có vấn đề gì em?

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 3]Câu 1: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhauA. \(\dfrac{3\pi}{4}\).B. \(\dfrac{\pi}{6}\).C. \(\dfrac{2\pi}{3}\).D. \(\dfrac{\pi}{4}\).Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 60 Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Biết dung kháng của tụ điện là 80 Ω. Tổng trở...
Đọc tiếp

undefinedundefinedundefined

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 3]

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau

A. \(\dfrac{3\pi}{4}\).

B. \(\dfrac{\pi}{6}\).

C. \(\dfrac{2\pi}{3}\).

D. \(\dfrac{\pi}{4}\).

Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 60 Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Biết dung kháng của tụ điện là 80 Ω. Tổng trở của mạch là

A. 100 Ω. 

B. 70 Ω. 

A. 140 Ω. 

A. 20 Ω. 

Câu 3: Đặt vào hai đầu điện trở một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số \(f\) thay đổi được. Khi \(f=f_0\) và \(f=2f_0\) thì công suất tiêu thụ của điện trở tương ứng là \(P_1\) và \(P_2\). Hệ thức nào sau đây đúng?

A. \(P_2=0,5P_1\).

B. \(P_2=2P_1\).

C. \(P_2=P_1\).

D. \(P_2=4P_1\).

Câu 4: Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông biến thiên một lượng là 0,5 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là

A. 0,1 V.

B. 2,5 V.

C. 0,4 V.

D. 0,25 V.

Câu 5: Đặt một điện áp \(u=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)\) (V) vào đoạn mạch gồm biến trở \(R\) và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Điều chỉnh \(R\) đến giá trị để công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là

A. \(u_L=40cos\left(100\pi t-\dfrac{\pi}{12}\right)\) (V).

B. \(u_L=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t-\dfrac{\pi}{12}\right)\) (V).

C. \(u_L=40cos\left(100\pi t+\dfrac{5\pi}{12}\right)\) (V).

D. \(u_L=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t-\dfrac{5\pi}{12}\right)\)(V).

 

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Xem tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-3-dong-dien-xoay-chieu.63342

Video bài giảng miễn phí tại: https://www.youtube.com/watch?v=XOaPlGZKTG8

Tham gia khóa học Vật lí 12 tại: https://olm.vn/bg/on-thi-tot-nghiep-vat-li-olm/

8
12 tháng 4 2021

1/ \(C.\dfrac{2\pi}{3}\)

2/ \(Z=\sqrt{R^2+Z_C^2}=\sqrt{60^2+80^2}=100(\Omega)\) \(\Rightarrow A.100\Omega\)

3/ Vì công suất chỉ có ở những vật tiêu thụ điện, ví dụ điện trở, những vật như cuộn thuần cảm và tụ điện ko tiêu thụ điện nên công suất ko phụ thuộc vô tần số \(\Rightarrow C.P_2=P_1\)

4/ \(e_c=\dfrac{\Delta\phi}{\Delta t}=\dfrac{0,5}{0,2}=2,5\left(V\right)\Rightarrow B.2,5\left(V\right)\)

5/ Vì công suất đạt max=> xuất hiện hiện tượng cộng hưởng

\(P=\dfrac{U^2R}{R^2+Z_L^2}=\dfrac{U^2}{R+\dfrac{Z_L^2}{R}}\le\dfrac{U^2}{2Z_L}\)

\("="\Leftrightarrow Z_L=R\Leftrightarrow U_L=U_R\)

\(U^2=U_R^2+U_L^2\Leftrightarrow40^2=2U_L^2\Leftrightarrow U_L=20\sqrt{2}\left(V\right)\Rightarrow U_{0L}=40\left(V\right)\)

\(\Rightarrow\cos\varphi_{U_{0L}/U}=\dfrac{40}{40\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow\varphi_{U_{0L}/U}=\dfrac{\pi}{4}\)

\(\Rightarrow\varphi_{U_{0L}}=\dfrac{\pi}{4}+\varphi_U=\dfrac{\pi}{4}+\dfrac{\pi}{6}=\dfrac{5\pi}{12}\)

\(\Rightarrow u_L=40\cos\left(100\pi t+\dfrac{5\pi}{12}\right)\)

Ko đáp án nào đúng?

12 tháng 4 2021

1. C

2. A

3. C

4. B

5. C

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 2]Câu 1: Một sóng cơ hình sinh truyền theo chiều dương của trục \(Ox\). Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên \(Ox\) mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau làA. hai bước sóng.B. một bước sóng.C. một phần tư bước sóng.D. một nửa bước sóng.Câu 2: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?A. Tần số âm.B. Độ cao của âm.C. Cường độ...
Đọc tiếp

undefinedundefined

undefined

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 2]

Câu 1: Một sóng cơ hình sinh truyền theo chiều dương của trục \(Ox\). Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên \(Ox\) mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau là

A. hai bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.

D. một nửa bước sóng.

Câu 2: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Tần số âm.

B. Độ cao của âm.

C. Cường độ âm.

D. Mức cường độ âm.

Câu 3: Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 12 cm. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là

A. 6 cm.

B. 3 cm.

C. 4 cm.

D. 12 cm.

Câu 4: Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng \(v\), bước sóng \(\lambda\) và chu kì \(T\) của sóng là

A. \(\lambda=\dfrac{v}{2\pi T}\).

B. \(\lambda=2\pi vT.\)

C. \(\lambda=vT.\)

D. \(\lambda=\dfrac{v}{T}.\)

Câu 5: Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí \(S_1\) và \(S_2\). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng \(S_1S_2\), hai điểm gần nhau nhất mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực đại cách nhau

A. 12 cm.

B. 6 cm.

C. 3 cm.

D. 1,5 cm.

Câu 6: Một sợi dây dài 2 m với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây với tốc độ 20 m/s. Biết rằng tần số của sóng truyền trên dây có giá trị trong khoảng từ 11 Hz đến 19 Hzz. Tính cả hai đầu dây, số nút sóng trên dây là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

 

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Xem tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-2-song-co-va-song-am.60032

Video bài giảng chi tiết tại: https://www.youtube.com/watch?v=UmB88sGIcSA&t=1s

9
9 tháng 4 2021

Câu 1: Một sóng cơ hình sinh truyền theo chiều dương của trục OxOx. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên OxOx mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau là

A. hai bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.

D. một nửa bước sóng.

Câu 2: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Tần số âm.

B. Độ cao của âm.

C. Cường độ âm.

D. Mức cường độ âm.

Câu 3: Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 12 cm. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là

A. 6 cm.

B. 3 cm.

C. 4 cm.

D. 12 cm.

Câu 4: Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng vv, bước sóng λλ và chu kì TT của sóng là

A. λ=v2πTλ=v2πT.

B. λ=2πvT.λ=2πvT.

C. λ=vT.λ=vT.

D. λ=vT.λ=vT.

Câu 5: Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí S1S1 và S2S2. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng S1S2S1S2, hai điểm gần nhau nhất mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực đại cách nhau

A. 12 cm.

B. 6 cm.

C. 3 cm.

D. 1,5 cm.

Câu 6: Một sợi dây dài 2 m với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây với tốc độ 20 m/s. Biết rằng tần số của sóng truyền trên dây có giá trị trong khoảng từ 11 Hz đến 19 Hzz. Tính cả hai đầu dây, số nút sóng trên dây là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

9 tháng 4 2021

Câu 1: 

B. một bước sóng.

Câu 2: 

B. Độ cao của âm.

.Câu 3:

B. 3 cm.

C. 4 cm.

D. 12 cm.

Câu 4:

C. λ=vT.λ=vT.

Câu 5: 

C. 3 cm.

Câu 6: 

C. 4.

[Chủ đề 1: Dao động cơ]Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì làA. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).B. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).C. \(T=\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).D. \(T=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).Câu 2: Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau...
Đọc tiếp

undefined

[Chủ đề 1: Dao động cơ]

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là

A. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).

B. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).

C. \(T=\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).

D. \(T=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).

Câu 2: Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?

A. Cộng hưởng điện.

B. Dao động tắt dần.

C. Dao động duy trì.

D. Cộng hưởng cơ.

Câu 3: Hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng

A. \(\left(2k+1\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

B. \(2k\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

C. \(\left(k+0,5\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

D. \(\left(k+0,25\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

Câu 4: Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s=3cos\left(\pi t+0,5\pi\right)\) (cm) (t tính bắng s). Tần số dao động của con lắc này là

A. 0,5 Hz.

B. \(4\pi\) Hz.

C. \(0,5\pi\) Hz.

C. 2 Hz.

Câu 5: Trong quá trình một vật dao động điều hòa, tập hợp ba đại lượng nào sau đây đều có giá trị không đổi?

A. Cơ năng, biên độ, tần số.

B. Tần số, gia tốc, lực kéo về.

C. Gia tốc, lực kéo về, cơ năng.

D. Biên độ, tần số, gia tốc.

Câu 6: Một vật dao động với phương trình \(x=6cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)\) (cm) (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ \(-3\sqrt{3}\) cm là

A. \(\dfrac{7}{24}\) s.

B. \(\dfrac{1}{4}\) s.

C. \(\dfrac{5}{24}\) s.

D. \(\dfrac{1}{8}\) s.

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và cơ năng \(W\). Khi vật đi qua vị trí có li độ \(\dfrac{2A}{3}\) thì động năng của vật là

A. \(\dfrac{2W}{9}\).

B. \(\dfrac{5W}{9}\).

C. \(\dfrac{4W}{9}\).

D. \(\dfrac{W}{3}\).

Câu 8. Một con lắc đơn có chiều dài \(l\). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha_0=60^o\). Tỉ số giữa lực căng dây cực đại và cực tiểu là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Để ôn tập tốt hơn, các em hãy:

- Xem phần tổng hợp kiến thức chủ đề 1: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-1-dao-dong-co.59158

- Xem video bài giảng ôn tập chủ đề 1: https://www.youtube.com/watch?v=XQvATZVJErY&t=5s

2
7 tháng 4 2021

Sau đây là keys

1/ \(A.T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\)

2/ \(D.\) Cộng hưởng cơ

3/ \(\varphi_1-\varphi_2=\pi+2k\pi=\left(2k+1\right)\pi\Rightarrow A.\left(2k+1\right)\pi\)

4/ \(\omega=2\pi f\Rightarrow f=\dfrac{\omega}{2\pi}=\dfrac{\pi}{2\pi}=\dfrac{1}{2}\left(Hz\right)\Rightarrow A.0,5Hz\)

5/ \(A.\) Cơ năng, biên độ, tần số 

6/ Câu này vẽ đường tròn ra là xong thôi

\(\varphi=arc\cos\left(\dfrac{3}{6}\right)+\dfrac{\pi}{2}+arc\sin\left(\dfrac{3\sqrt{3}}{6}\right)=\dfrac{\pi}{3}+\dfrac{\pi}{2}+\dfrac{\pi}{3}=\dfrac{7\pi}{6}\left(rad\right)\)

\(\Rightarrow t=\dfrac{\varphi}{\omega}=\dfrac{7\pi}{6.4\pi}=\dfrac{7}{24}\left(s\right)\Rightarrow A.\dfrac{7}{24}\left(s\right)\)

7/ \(W_t=\dfrac{1}{2}kx^2=\dfrac{1}{2}k\dfrac{4}{9}A^2\Rightarrow\dfrac{W_t}{W}=\dfrac{\dfrac{2}{9}kA^2}{\dfrac{1}{2}kA^2}=\dfrac{4}{9}\Leftrightarrow W_t=\dfrac{4}{9}W\left(J\right)\)

\(\Rightarrow W_d=W-W_t=W-\dfrac{4}{9}W=\dfrac{5}{9}W\left(J\right)\Rightarrow B.\dfrac{5}{9}W\left(J\right)\)

Câu này em nghĩ nên cho thêm đơn vị Jun ạ!

8/ \(T-mg\cos\alpha=m.a_{ht}=\dfrac{mv^2}{l}\)

\(\Leftrightarrow T=mg\cos\alpha+2mg\left(\cos\alpha-\cos\alpha_0\right)\)

\(\Leftrightarrow T=mg\left(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0\right)\)

Lực căng cực đại khi vật ở vị trí thấp nhất

\(\Rightarrow\alpha=0\Rightarrow T_{max}=mg\left(3.1-2\cos60^0\right)=2mg\left(N\right)\)

Lực căng cực tiểu khi vật ở vị trí ban đầu

\(\Rightarrow\alpha=60^0\Rightarrow T_{min}=mg\left(3.\dfrac{1}{2}-2.\dfrac{1}{2}\right)=0,5mg\left(N\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{T_{max}}{T_{min}}=\dfrac{2}{0,5}=4\Rightarrow D.4\)

7 tháng 4 2021

Gửi các em Infographic để ghi nhớ nội dung chủ đề này tốt hơn. Nếu thấy hữu ích các em comment cho cô biết để cô làm tiếp các chủ đề sau nhé ^^.

undefined

undefined

1 tháng 2 2016

\(i =\frac{\lambda D}{a}= \frac{0,6.1,5}{0,5}= 1,8mm.\)

Nhận xét 

\(\frac{x_M}{i}=3 \in Z\)=> M là vân sáng bậc 3.

19 tháng 11 2015

tan \(\varphi\)=1=\(\frac{Z_C-Z_L}{R}\Rightarrow\)ZC=R+\(\omega\)L=125

CHỌN A

31 tháng 12 2017

Cho mình hỏi là sao phi lại bằng 1 vậy. Giải thích mình tí với

17 tháng 1 2015

Điểu chỉnh điện dung C của tụ thấy C = Cvà C = C2 thì có cùng giá trị hiệu dụng của tụ điện \(U_{C1} = U_{C2}\)

Khi đó để  \(U_{Cmax}\) thì \(C=C_0 = \frac{C_1+C_2}{2}\) 

Chọn đáp án.D.

19 tháng 1 2015

Câu hỏi này hay đấy, nhưng ai có thể giải thích rõ hơn đc không?

O
ongtho
Giáo viên
23 tháng 1 2016

Đổi đơn vị: \(\lambda_1=450n m= 0,45 \mu m.\)

                    \(\lambda_1=600n m= 0,6 \mu m.\)

Hai vân sáng trùng nhau khi \(k_1i_1=k_2i_2 \)

<=> \(\frac{k_1}{k_2}= \frac{i_1}{i_2}=>\frac{k_1}{k_2}= \frac{\lambda_1}{\lambda_2} =\frac{3}{4}\ \ (*)\)

Xét trong đoạn MN nên \(5,5 mm \leq x_s \leq 22mm. \)

                               <=> \(5,5 mm \leq k_1\frac{\lambda_1 D}{a} \leq 22mm. \)

                               <=> \(\frac{5,5.a}{\lambda_1 D} \leq k_1\leq \frac{22.a}{\lambda_1 D}\)

Giữ nguyên đơn vị của a = 0,5 mm; D = 2m; \(\lambda_1=0,45 \mu m.\)

                             <=> \(3,055 \leq k_1 \leq 12,22\) 

Kết hợp với (*) ta có \(k_1\) chỉ có thể nhận giá trị : 3x2= 6; 3x3 = 9; 3x4 =12.

Như vậy có 3 vị trí trùng nhau của hai bức xạ trong đoạn MN.