K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[Ôn thi vào 10]Cho đoạn thơ sau:“Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!”(Trích Đồng chí – Chính Hữu)Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?Câu 2:...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Cho đoạn thơ sau:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?

Câu 2: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thòi kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Trình bày ngắn gọn).

Câu 3 (5 GP): Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu).

1
15 tháng 3 2021
answer-reply-image answer-reply-image answer-reply-imageBài này em tự viết ạ! 
14 tháng 3 2021

Ai chưa xem thì nên xem thử nha, giàu cảm xúc lắm đấy :))

Bộ phim này lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả.

Mình muốn các bạn tự làm. Bạn nào làm tốt, tự làm, bài đăng sẽ được up lên fanpage của hoc24.vn và có 10GP môn Ngữ Văn nha! <3

Tại vì mình nhận thấy đây là 1 chủ đề ý nghĩa và rất thiết thực trong tình hình hiện nay.

14 tháng 3 2021

   Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

  
18 tháng 3 2021

trên vùng  đảo cô tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân

Câu 1.           1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?           a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực.           b/ hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn.           c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc.           d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh.           2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ...
Đọc tiếp

Câu 1.

          1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

          a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực.

          b/ hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn.

          c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc.

          d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh.

          2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ sau:

          a/ Bóc …………….… cắn .…………

          b/ ……………...được……….……thấy

          c/ Tay ……………tay …….…………

          d/ Trống đánh ………kèn thổi ……….

          3/ Đọc kĩ khổ thơ sau:

                   Câu hát căng buồm với gió khơi

                   Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

                    Mặt trời đội biển nhô màu mới

                   Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

                                      (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

          a/ Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên

          b/ Nhà thơ muốn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó.

Câu 2: Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

          (1)Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3)Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6)Rừng say ngây và ấm nóng. (7)Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

1/       a – Phần văn bản trên trích trong bài nào, tác giả là ai?

           b - Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép: .

           c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu nào?

          d - Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn:

          e - Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3):

2/       a - Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao?

           b - Tại sao nhà văn lại so sánh: Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.?

Câu 3: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                   Hà Nội có chong chóng

                    Cứ tự quay trong nhà

                   Không cần trời nổi gió

                   Không cần bạn chạy xa

                    Hà Nội có Hồ Gươm

                   Nước xanh như pha mực

                   Bên hồ ngọn tháp bút

                    Viết thơ lên trờicao

                    Mấy năm giặc bắn phá

                    Ba Đình vẫn xanh cây

                   Trăng vàng chùa Một Cột

                   Phủ Tây Hồ hoa bay… (Hà Nội – Trần Đăng Khoa)

          a. Cái chong chóng mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì?

          b. Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút viết thơ lên trời cao?

          c. Nhà thơ nói đến xanh cây, trăng vàng, hoa… ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến điều gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì?

          d. Hãy chỉ ra ba từ trong số các từ sau đã thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với Hà Nội: lạ lùng, ca ngợi, thích thú, ngạc nhiên, say mê, tự hào.

          e.  Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) nêu cảm xúc của em về thành phố nơi em đang sinh sống.

2
9 tháng 3 2021

?????????????

10 tháng 3 2021

  2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ sau:

          a/ Bóc ngắn cắn dài

          b/cầu được ước thấy

          c/ Tay nắm tay buông

          d/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược

10 tháng 3 2021

Mặt trời đã lên cao, cũng là lúc vạn vật thức dậy, khu vườn nhà em cũng tỉnh giấc sau giấc ngủ say. Chị Gió lướt qua khu vườn chào đón những hàng cây quanh nhà em. Những hàng cây mít, táo, nho như thêm một tuổi mới, chúng lớn lên, cao sừng sững như cái cột đình vững chắc. Bãi cỏ xanh như một tấm thảm khổng lồ với những bông hoa đầy màu sắc sặc sỡ. Những chiếc lá rơi phủ kín một khoảng vườn rất đẹp .Những chú chim không biết từ đâu bay tới đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Đàn bướm khoác trên mình chiếc áo lộng lẫy bay khắp khu vườn nhà em như một khu vườn cổ tích xinh đẹp. Những chị ong bắt đầu một công việc mới trong khu vườn .Bước vào khu vườn, em như bước vào một thế giới kì bí,thơ mộng, mãi không muốn rời đi. Em rất yêu khu vườn nhà em. Em hứa sẽ chăm sóc thật tốt khu vườn để khu vườn luôn tươi đẹp.

6 tháng 10 2021
h

ihu;hi

 

n 
m 

 

8 tháng 3 2021
Câu thứ hai
8 tháng 3 2021

Trả lời: câu không có lỗi sai chính tả là câu: Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.

Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra trung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Mây từ trên cao theo các xườn núi trườn xuống, chốc chốc lại reo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những rải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ

Nhân ngày 8 tháng 3, em xin chúc các cô và các  bạn nữ trên hoc24 có một ngày 8-3 thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình ạ ❤❤❤

8 tháng 3 2021

Hôm nay là ngày 8/3 mình xin chúc cho các bạn nữ và cô trên diễn đàn có 1 ngaỳ thật vui vẻ, ý nghiax và hạnh phúc bên gia đình và ngưoì thương!

TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
Thầy Ha - men trong văn bản Buổi học cuối cùng đã nói với học sinh của mình rằng:"... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi...
Đọc tiếp

Thầy Ha - men trong văn bản Buổi học cuối cùng đã nói với học sinh của mình rằng:"... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng mẹ đẻ được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc.

Em nhận thức như thế nào về vai trò của tiếng mẹ đẻ ở đất nước của mình?( Học sinh học Tiếng Việt để làm gì? Mỗi học sinh có thể làm gì để trau dồi vốn từ và khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình?...). Hãy trình bày ý kiến của mình bằng đoạn văn 6 - 8 câu.

0