K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Về kinh tế:

  + Tích cực:  khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

  + Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

  + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

- Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

  + Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

  + Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

  + Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

  + Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

  + Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

16 tháng 4 2021

Trả lời:

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.



 

27 tháng 11 2020

- Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.

- Cách mạng tuy thành lập ”Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 

24 tháng 1 2021

vì khi nhà thanh diệt vong tôn trung sơn từ chức viên thế khải và các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền

@Thảo Phương Sử đây @@ t đã phải gõ vs tốc độ cao đới + lên gg ấn tìm kiếm = giọng nói nói rồi copy and paste lại I. Trắc nghiệm Câu 1 : Thực dân pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam : A. từ 1858 - 1873 B. từ 1858 - 1874 C. từ 1858 - 1883 D. từ 1858 - 1884 Câu 2 : Người được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái là : A. Nguyễn Hữu Huân B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Định D. Trương Quyền Câu 3 :...
Đọc tiếp

@Thảo Phương Sử đây @@ t đã phải gõ vs tốc độ cao đới + lên gg ấn tìm kiếm = giọng nói nói rồi copy and paste lại

I. Trắc nghiệm

Câu 1 : Thực dân pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam :

A. từ 1858 - 1873

B. từ 1858 - 1874

C. từ 1858 - 1883

D. từ 1858 - 1884

Câu 2 : Người được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái là :

A. Nguyễn Hữu Huân

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Trương Quyền

Câu 3 : Lãnh đạo phong trào Đông Du (1905 - 1907) là

A. Phan Bội Châu

B. Phan Châu Trinh

C. Lương Văn Can

D. Nguyễn Quyền

Câu 4 : Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào năm :

A. 1890

B. 1911

C. 1917

D. 1918

Câu 5 : Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là :

A. Đinh Công Tráng

B. Phan Đình Phùng

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Đề Thám

Câu 6 : Người nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương" là :

A. Phạm Bành

B. Phan Đình Phùng

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Tôn Thất Thuyết

Câu 7 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp bắt đầu từ năm :

A. 1884

B. 1894

C. 1896

D. 1897

Câu 8 : Chính sách chính trị thâm độc nhất của Pháp là :

A. chia để trị

B. ngu dân

C. phân hóa xã hội Việt Nam sâu sắc

D. nô dịch về văn hóa

II. Tự luận

Câu 1 : Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được ? Liên hệ Việt Nam trong công cuộc cải cách hiện nay ?

Câu 2 : Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ?

Câu 3 : Em hãy nêu những nét chính về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Câu 4 : Thăng Long - Hà Nội dưới thời Nguyễn có những thay đổi gì ?

Câu 5 : Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?

11
25 tháng 4 2018

Các bạn khác nếu muốn cx có thể vào làm thử nhé ^^

25 tháng 4 2018

batngohehehihaCảm ơn nhìu nhen bạn Vuy

11 tháng 9 2017

-Do cách mạng Pháp có mặt trận đấu tranh tư tưởng.

-Cách mạng Pháp có sự đấu tranh của quần chúng nhân dân đã đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh.

7 tháng 9 2017
Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên. 26 Tháng Tám 2017 ... Ba giai đoạn phát triển trong cách mạng Tư sản Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cách mạng từ 1789 đến 1792 và 1794, ...
30 tháng 8 2017

Đây đều là những câu hỏi rất hay, nếu bạn nào trả lời tốt, chắc chắn sẽ có 2GP nhé.

Chúc các em học tốt!

- Quý tộc mới là tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh tư bản chủ nghĩa, xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ XVI, mạnh nhất là ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

- Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh xoay quanh vấn đề tài chính khi Sác-lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Xcôt –len ở miền Bắc. Quý tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoàn thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác-lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.

- Vì xử tử Sáclơ I là kết thúc chế độ phong kiến ở nước Anh, đưa nước Anh tiến lên kinh tế TBCN, giai cấp tư sản lên nắm quyền, đứng đầu là Crôm-oen. Và còn vì nó thể hiện các tính chất của 1 cuộc CMTS: g/c tư sản lãnh đạo, lực lượng chính là quần chúng nhân dân, đánh đổ pk, lập nền TBCN.