Giúp mình làm bài nàyvới! BÀI TẬP ĐỌC HIẾU ]. Đọc vãn bản và thực hiện các yêu cầu sau: Có nãm con cua bị nhốt trong một 'cái xô, chờ đến lượt bị giết thịt. Trong khí các con cua khăc lần lượt chấp nhận số phận của mình thì có một con quyết định sẽ tìm cách thoát thân. Dùng tất cả sức mạnh cúa mình, nó dần bò lên thành xô. Bằng một cú vươn mạnh, nó đã bám được vào miệng xô. Vậy là nó sẳp sửa thoát khói cái xô và thay đổi sốphận của mình!, Nhưng ngay lúc đó, nó cảm thấy có ai đó đang kéo mạnh mình. Nó nhìn xuống và bàng hoàng nhận ra cả bổn con cua cỏn lại đều đang ra sức lôi nó xuống. - Các cậu làm gì vậy ? Nó hét lên. - Nếu tụi tớ không ra được khỏi chỗ này thì cậu đừng hòng ra được ! Mấy con cua cỏn lại trả lời. Câu 1. Xảc định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản Câu 2. Đặt nhan đề cho văn bản Câu 3. Chép lại những câu văn thể hiện tình huống bất ngờ trong văn bản Câu 4: Nội dung câu chuyện gợi em liền tưởng đển những câu tục ngữ, thành ngữ nào? Câu 5. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu chuyện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở Bài:Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Kết Bài:Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!
Bài làm
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã trở về và mang theo ấm no, hạnh phúc của nhân dân . Trong hành trình vất vả, cuối cùng Bác đã bắt gặp luận cương của Lê - nin , đó chính là ánh sáng soi đường cho Người trên con đường cách mạng sau này:
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, Bác đến tìm gặp Lê nin :
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Người thanh niên ấy đã khóc khi nghe tin Lê nin mất. Khi đó bầu trơì Maxcova lạnh giá, tuyết phủ đầy. Cái lạnh của nước Nga không thấm gì so vơí cái lạnh đang diễn ra trong tâm hồn Bác:
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân
Tuyết rơi, hay chính nước mắt của Bác đang rơi, Người khóc cho Lê nin và khóc cho người thầy của mình. Thế nhưng hạnh phúc của dân tộc vẫn không ngừng thôi thúc Người . Mặc dù Lê nin đã ra đi, Nhưng luận cương của Lê nin vẫn như là ngọn lửa chân lý cho Người bước tiếp trên con đường cứu nưóc của mình.
( Tự mình làm đó nhé, ko cóp mạng đâu )
Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (tháng 7/1920) đánh dấu bước ngoặt lịch sử trên hành trình tìm đường cứu nước của Người. Đó là cuộc gặp gỡ của một người dân Việt Nam đang bị thống trị và tước đoạt, nô lệ và tủi nhục với một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Về giờ phút lịch sử được tiếp xúc với Luận cương, sau này, Bác Hồ đã kể lại: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". Trong giây phút thiêng liêng ấy, "Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin" bởi Người hiểu "... Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc".
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên (tháng 7/1920), giữa năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mọi vòng vây của đủ loại mật thám, từ Pari qua Đức và đến với nước Nga của Lê-nin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, với lòng mong đợi thiết tha là được gặp Lê-nin vĩ đại, nhưng không thể thực hiện được vì Lê-nin ốm nặng. Ngày 21/1/1924, Lê-nin qua đời. Nghe tin Lê-nin từ trần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sững sờ, lòng đau như thắt lại.
Trong Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật (Hà Nội) năm 1980, tập 2, trang 175, Người kể lại: Ngày 23/1/1924, "Anh Nguyễn đi trong dòng người vô tận chuyển động một cách chậm chạp về phía cửa tòa nhà trụ sở công đoàn để viếng Lê-nin kính mến. Trời khô và rét tới 30 độ âm. Đường phố ngập tuyết, gió lạnh từ phương bắc thổi giật từng cơn, đâm vào da thịt như muôn vạn mũi kim châm. Hai tay, hai tai anh Nguyễn tê cứng và tưởng như nứt ra… Cùng với dòng người gồm công nhân, nông dân, hồng quân, trí thức, thanh niên và các đại biểu quốc tế, anh Nguyễn dừng lại một phút bên cạnh Lê-nin, cố nhìn Lê-nin. Ôi, lần đầu tiên được nhìn thấy Người, anh cố nhìn lâu hơn một chút để vĩnh viễn ghi lại trong tâm óc nét mặt yêu quý của Người thầy và Người dẫn đường. Khi anh Nguyễn từ nơi viếng Lê-nin đi bộ về khách sạn Lux ở gần đó thì đã khuya. Chân tay anh còn tê cóng, đôi chỗ rớm máu, người rét run. Anh vội gõ cửa buồng một đồng chí ở gần xin một cốc nước chè nóng. Và đêm ấy, dù tay đau cứng, trong buồng số 311 của khách sạn, anh ngồi vào bàn viết bài tưởng nhớ Lê-nin". Nguyễn Ái Quốc muốn thể hiện ngay trên mặt giấy tình cảm đau xót tràn ngập tâm hồn mình, Người viết mà nước mắt cứ trào ra, chảy dài trên đôi má lạnh cóng.
Đúng ngày lễ tang Lê-nin, 27/1/1924, báo Sự thật của Đảng Cộng sản Bônsêvich Liên Xô ra số đặc biệt, đăng trang trọng bài viết của Nguyễn Ái Quốc, đại biểu nhân dân Đông Dương và là người nước ngoài duy nhất, người dân thuộc địa duy nhất có bài viết trong số báo vĩnh biệt Lê-nin này. Với lời văn trong sáng, giản dị, cô đọng, sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tình cảm chân thành, nồng cháy với Lê--nin: "... Lê-nin là người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm ở nước Nga... Lê-nin là người giải phóng cho chúng ta... Khi còn sống, Người là cha, là thầy học, người đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".
Đường đến với Lê-nin của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong chặng đường đầu tiên gồm hai sự kiện: Gặp Lê-nin khi đọc tác phẩm của Người và gặp Lê-nin khi đến vĩnh biệt Lê-nin trong tang lễ của Người. Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của một con người mang tên Ái Quốc, cũng là bước ngoặt của cả dân tộc Việt Nam. Từ lòng yêu nước mà tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, "Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc", một Tổ quốc Việt Nam độc lập của dân tộc Việt Nam tự do.
Sự gặp gỡ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Lê-nin này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Ánh sáng của tư tưởng Lê-nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó.
Điều đó lý giải vì sao trong các bài giảng về đường cách mạng (1925 - 1927) thì mở đầu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói về tư cách một người cách mạng và tiếp theo là lời khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin", "Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam".
Trong một bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ năm 1924 có đoạn: "Không phải chỉ thiên tài của Lê-nin mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao thượng của bậc thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi". Lý tưởng về con người kiểu Lê-nin đã trở thành ngôi sao dẫn đường cho Nguyễn Ái Quốc. Đó chính là tấm gương về đạo đức cách mạng của người cách mạng, xuyên suốt và nhất quán từ Lê-nin đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cũng từ đó, ta càng thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4 ngày thôi ak chị
nhìn cái đề @.@
chắc là của mấy lp trên:((
Tình mẹ bao la
Vượt trên tất cả
Tháng năm vất vả
Tần tảo vì con
Mong con lớn khôn
Đáp đền ơn mẹ!
tôi chế năm lớp 8
Chắc mình không thi được nữa rồi . Chúc các bạn thi tốt . Fighting !
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
(Tố Hữu)
Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện "tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4, 5:
Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một "nốt trầm xao xuyến" không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để "nhập"vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ "ta" như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ 'lặng lẽ dâng cho đời" nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ "dù là" ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
a) phương thức biểu đạt : tự sự,tả
b)chịu à nha
c)trong khi các con cua .....
nếu tụi tớ không .....
d)nội dung của câu chuyện làm em liên tưởng tói thành ngữ : ích kỷ hại nhân
e) sau khi đọc câu chuyện trên làm em nghĩ đến về con người bây giờ. đây là hiện tượng mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống,đây là vấn đề về sự ích kỷ của cá nhân,sự tha hóa về đạo đức ,lối sống của một số người ở xã hội hiện nay.suy nghĩ ích kỷ này chính là một vấn đề của bản thân họ mà còn làm liên lụy tới mọi người. dần dần nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người,đây còn là hành động thể hiện sự thụt lùi,không có ý chí trong những thử thách cuộc sống như mấy con kia đã chịu nhụt mình trước số phận. nhưng xã hội vẫn không hẳn là thế vẫn còn những người không chịu thua số phận,họ dám nghĩ,dám làm để vượt qua các thử thách đó chính là hình tượng ở chú cua không chịu nhụt số phận trong bài. theo em câu chuyện giúp cho em hiểu thêm được về ý chý của con người trong cuộc sống cũng như giúp cho em biết được mình phải luôn suy nghĩ về những điều tích cực,và câu chuyện còn là sự phê phán của một số nười trong xã hội,em hiểu được không nên giữ cho mình cái thói ích kỷ,nhỏ nhen .nó không chỉ hại bản thân của em mà còn làm hại tới mọi người