Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ Văn 6 SVIP
Ngôi làng cổ và nhà văn
(1) Đường Lâm với đặc trưng của vùng bán sơn địa, có ruộng trũng kèm đồi cao, có bãi bồi nhưng lại có rừng núi. Thế nên chỉ nơi đây mới có những vỉa đá ong được kết đọng bao nhiêu tinh túy của sương và nắng, của gió và mưa trong bốn mùa xuân hạ thu đông. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy đá ong mang những màu sắc khác lạ. Lúc thì như màu nâu gan gà sậm và thơm đầy sức sống của vầng đất bãi khi mới lật. Lúc lại như thoảng ánh vàng óng ả của nắng tháng ba. Khi lại nổi lên vết vân trắng đục mờ như mây và ấm như màu đất sét sông Tích.
(2) Tôi đã háo hức bao nhiêu khi được thỏa thuê nhìn ngắm bên vòng giếng cổ đá ong có nước trong vắt, chỉ dành để nấu ra những be rượu thơm ngát, dâng lên cúng thành hoàng làng vào lễ hội. Tôi đã chậm lại và bước thật thong thả để lắng nghe tiếng thời gian chở trong từng mảnh tường xây đá ong. Tôi đã thả chân thật khẽ khàng trong con ngõ thanh mảnh uốn lượn theo chân tường đá ong. Tôi muốn trải nghiệm cái cảm giác đã nghe nhà văn kể “bên tường đá ong thấy thời gian sừng sững âm thầm đổ bóng, với những rêu phong năm tháng”, những tao loạn thời thế như tan thành mảnh vụn khi vấp vào đá ong. Nhà văn nói thế thì tôi hiểu đây là chốn bình yên. Thế nên anh vẫn hàng ngày, sớm ra tòa soạn báo Văn Nghệ ngoài Hà Nội, và tối lại trở về. Với xứ Đoài mây trắng, nhà văn đã đối xử như với người tình dấu yêu không thể cách xa.
(Phan Mai Hương)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau.
Văn bản được kể bằng ngôi thứ mấy?
Đoạn (1) chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đường Lâm nổi tiếng với điều gì?
Đường Lâm là một địa danh như thế nào?
Tác giả đã miêu tả, kể lại trải nghiệm gì của bản thân khi đến Đường Lâm?
Nước ở giếng cổ đá ong có gì đặc biệt? (Chọn 2 đáp án)
Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du kí của văn bản?
Văn bản nào cùng thể du kí với văn bản trên?
Câu văn nào thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả?
Đá ong ở Đường Lâm có đặc điểm gì?
Cách diễn đạt “tiếng thời gian” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Từ “chân” trong ý nào cùng sử dụng theo nghĩa chuyển giống từ “chân” trong “chân tường”?
Vì sao gọi các từ "bàn" trong các câu sau là từ đồng âm?
Chiếc bàn gỗ này được làm bằng gỗ lim, bền lắm!
Chúng ta cần bàn bạc xem nên xử lí chỗ cỏ thừa này như thế nào.
Cầu thủ số 18 đã ghi một bàn thắng vô cùng đẹp mắt.
Từ “đường” trong các câu sau thuộc trường hợp nào?
Con đường tới trường của em dài 10 ki-lô-mét.
Ở Hải Lân này, nhà máy đường mía Chu Sa là lớn nhất.
Câu nào dưới đây có chứa từ mượn tiếng Pháp?
Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể.
Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau:
- Nêu địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
- Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,... đáng nhớ.
- Điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.
- Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.
Viết bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.