Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
QUẦNG TRĂNG LƠ
Có một đêm Rằm tháng Bảy, năm tôi còn bé tí teo, bà ngoại nấu cỗ to lắm. Tối hôm ấy bà trải chiếc chiếu hoa lên mảnh sân gạch trước nhà, múc chè khao mọi người ăn. Ăn xong, bà bế tôi nằm xuống.
- Bà cháu mình kềnh càng ra đây nhé!
Đầu tôi gối lên cánh tay bà, vừa âm ấm hơi người lại vừa mát rượi vì tấm áo lụa tơ tằm bóng mịn.
- Cháu bà có nghe chuyện không? Bà kể tích Mặt Trăng nhé!
Đêm ấy trăng sáng lắm, sáng đến nỗi mái tóc bạc của bà tôi óng ánh lên dưới trăng như những sợi cước. Và những tàu lá cau nhấp nhánh như ướt nước. Chuyện bà kể thế này:
Ngày xưa, có một người con gái hiền hậu và xinh đẹp. Người ấy vốn là con của một ông tiên cai quản những vườn quả của Ngọc Hoàng. Tiên ông bận đến nỗi không có thì giờ chăm sóc con gái. Năm cô mười sáu tuổi đã nổi tiếng khắp cung điện vì nhan sắc lộng lẫy. Một hung thần ở bên kia dòng sông Băng nghe tiếng rình mò cướp về làm vợ. Ông tiên già mất con than khóc thì đã muộn rồi. Không ai có thể đuổi theo con ngựa bốn cánh của hung thần và vượt qua dòng sông Băng giá buốt. Cô gái xinh đẹp lúc nào cũng buồn rười rượi. Vị hung thần không có con, cả đời hắn chỉ uống rượu và đi đánh nhau hết nơi này đến nơi khác. Nàng trốn chồng xuống mặt đất. Chị nuôi những đứa trẻ nghèo, tắm rửa, mặc quần áo đẹp, cho chúng ăn, dạy chúng học hành, múa hát. Người ta gọi chị là Mẹ Hiền Dịu vì chị có hàng trăm đứa con ngoan, đứa trẻ nào sống với chị cũng yêu chị như mẹ đẻ.
Hung thần đi đánh trận về mất vợ nổi giận, hắn hét một tiếng mạnh đến nỗi những trái núi đá xung quanh nứt toác, đá lở ầm ầm, rồi hắn cưỡi con ngựa bốn cánh đi tìm. Sau khi sục sạo khắp nơi hắn bay xuống Trái Đất và thấy người phụ nữ đang múa giữa một bầy trẻ. Không nói một lời hắn túm lưng áo chị ném lên lưng ngựa, con ngựa đập cánh bay vút lên trời. Lũ trẻ khóc lóc gọi Mẹ Hiền Dịu mãi.
Lên trời, chị nhớ trẻ quá héo hắt đi. Tên hung thần cho phép chị mỗi tháng một lần vén mây nhìn xuống Trái Đất, nhưng người phụ nữ nhớ các con cứ vén mây nhìn trộm. Vì thế, một tháng trăng tròn có một ngày, chị được phép nhìn xuống, còn những ngày khác chị cứ nhìn trộm nên một phần khuôn mặt khuất sau mây. Người phụ nữ ấy tên là Hằng. Mặt Trăng còn có tên là chị Hằng là vì thế.
Kết thúc câu chuyện, bà ngoại vỗ vỗ vào lưng:
- Thôi khuya rồi, cháu ngủ đi nhé!
Nhưng nào tôi có ngủ được đâu! Đôi mắt thao láo, tôi nhìn mãi gương mặt chị Hằng.
Bà ngoại mất rồi. Nhưng câu chuyện bà kể tôi còn nhớ như in. [...]
Trước mắt tôi hiện lên một vầng trăng lung linh xa hút. Quầng trăng màu xanh lơ, lúc thì trong leo lẻo như một cốc pha lê đựng nước, lúc thẫm màu lam biếc, lúc lại chói lọi một làn mây trắng hắt nắng ngời như bạc. Vầng trăng ấy tỏa xuống một thứ ánh sáng ấm nóng, dịu dàng và mềm mại như má của mẹ khi vào bếp.
Tôi lại nhớ câu chuyện về sự tích Mặt Trăng của bà ngoại. Ôi vầng trăng. Mẹ Hiền Dịu. Ôi chị Hằng.
Vầng trăng vàng rực trên trời cao là của chị Hằng. Vầng trăng lơ êm dịu tỏa nắng ấm trong lòng đất là của mẹ tôi. Hai vầng trăng ấy là hai chị em sinh đôi của đất nước. Đất Việt Nam yêu dấu có bao nhiêu chuyện thần thoại ngày xưa và hôm nay…
(Theo Dương Thu Hương, Quầng trăng lơ, NXB Kim Đồng)
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
Ai kể cho nhân vật "tôi" nghe câu chuyện về sự tích Mặt Trăng?
Mái tóc dưới ánh trăng của bà được miêu tả như thế nào?
Biến cố nào đã xảy ra với con gái của tiên ông?
Con gái của tiên ông đã làm việc tốt nào?
Vì sao con gái tiên ông được gọi là Mẹ Hiền Dịu?
"Tôi" nhớ lại câu chuyện về sự tích Mặt Trăng của bà ngoại khi
Chọn câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Từ nào trong câu "Thôi khuya rồi, cháu ngủ đi nhé!" là đại từ?
Đại từ nào không cùng nhóm với những đại từ còn lại?
Bấm chọn đại từ thay thế trong đoạn văn sau.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu hát ấy của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi về quê Bác.
(Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh)
Bấm chọn đại từ nghi vấn trong đoạn văn sau.
Cụ già hỏi:
- Thầy Bảy, thầy xem giùm nó là con gì?
Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi bảo:
- Đây là một con kì đà! Đúng vậy, một con kì đà!
(Theo Đoàn Giỏi)
Bấm chọn những đại từ xưng hô trong đoạn hội thoại sau.
Vịt ra vẻ trầm tư:
- Quái lạ! Sao tớ chưa thấy cậu bao giờ? Cậu không sống ở đầm nước này đúng không?
Ngan con đáp lại:
- Tớ mới chuyển đến đây thôi.
Chọn đại từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ngày xưa có một bác nông dân đang gieo hạt củ cải bỗng có một con gấu chạy đến quát:
- cho phép ngươi vào rừng của ?
Bác nông dân trả lời:
- Ông gấu ơi, để tôi gieo ít hạt cải. Cải lớn, tôi chỉ lấy gốc, còn lại là phần ông.
Gấu vui vẻ:
- cũng được. Nhưng phải giữ đúng lời hứa.
Cải củ lớn. Bác nông dân đào củ đem về, ngọn để lại cho gấu. Gấu ăn thấy đắng, tức lắm, nhưng không làm gì được.
(Theo Truyện ngụ ngôn)
Nối để tạo thành câu văn hoàn chỉnh.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Mặt Trời vừa lên, nắng đã trên những con sóng.