Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
NHỆN VÀ NGƯỜI
Trần Duy Phiên
1.
Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh.
Thuở măng non, Chiến đến trường, các giáo viên mẫu giáo đã coi anh như thần đồng. Ngồi ghế tiểu học, Chiến tỏa sáng như một ngôi sao báo trước với mọi người một tương lai rực rỡ. Lên trung học, Chiến luôn đứng đầu khối, xuất sắc tất cả các môn. Chưa hết, Chiến còn là học sinh giỏi cấp quốc gia. Thi vào đại học, Chiến đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường. Bốn năm sau, Chiến hoàn tất văn bằng kỹ sư điện toán với thứ hạng cao nhất. Nhà trường giữ anh lại làm cán bộ phụ giảng một thời gian rồi gửi đi du học. Bốn năm sau, Chiến mang về văn bằng tiến sĩ hạng tối ưu.
Ngoài chuyện khoa bảng, Chiến còn được trời phú cho một số năng khiếu khác - hát hay, vẽ giỏi và hùng biện. Nhưng lắm tài thì nhiều tật. Tật thứ nhất của Chiến là bướng bỉnh. Sau ngày về nước, anh quyết liệt không trở lại trường đại học mà xin vô một tổng công ty. Tật thứ hai của Chiến là bừa bãi. Các vật dụng của anh la liệt tùy tiện trong nhà ngoài ngõ, có lẽ do chủ nhân ỷ vào khả năng lưu trữ tư liệu của mình còn hơn bộ nhớ của máy điện toán. Tật thứ ba của Chiến là thích sống đời đơn độc - đơn độc chứ không cô độc, cũng chị này em nọ nhưng chưa thấy đỗ lại bến nào.
Nhất nhân nhất hộ, anh hãnh hách đến cực đoan, không những người mà các loài khác cũng khó chung nhà chung cửa.
2.
Tài năng cỡ đó, tính khí thế ấy, Trần Việt Chiến khó mà leo lên hàng lãnh đạo một đơn vị nào. Nhưng đố ai dám sa thải hoặc sử dụng anh vào những lao dịch phổ thông mạt hạng. Người xưa từng dạy dụng nhân như dụng mộc. Phải có cho Chiến một chức vụ! Vậy thì phó phòng. Nhưng phó gì? Phó lưu động - một sáng kiến độc đáo do một cô gái yêu anh nhưng không được đáp lại đề nghị với tổng giám đốc, nghĩa là cấp trưởng mà không có phòng. Kỳ thực, ông ta khá tinh tế, vừa muốn tránh tiếng mổ gà dùng đại đao, vừa muốn khoe mẽ, mồi chài. Và người ta không ngờ Chiến hồ hởi nhận ngay vì anh rất thích những đêm một mình một giường một phòng ở khách sạn mà không vơi một xu tiền túi.
Từ đó, không mấy khi Trần Việt Chiến ngó ngàng tới nhà cửa. Anh ăn cơm bụi, thì giờ còn lại dùng để đọc sách, chơi game và ngủ. Chiến sử dụng ba chức năng ấy hết công suất nhưng không quan tâm đúng mức - sách, máy và giường bốn mùa bụi bặm. Mặc! Miễn sao khi cần tới, sách không mờ chữ, máy vẫn chạy tốt và giường đầy đủ chăn màn mắc sẵn.
3.
Sau một chuyến đi dài ngày, Chiến về lại nhà. Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được. Bình thường, trong những trường hợp như thế, anh vói tay lên đầu giường, kéo xuống một tập gì đó và đọc. Nhưng hôm nay, những hợp đồng kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo dài dằng dặc, khiến anh chán chữ nghĩa. Mặc cho chúng nhắm mở tùy thích! - Anh tự nhủ. Nhưng khi nhìn lên trần mùng, mắt anh bắt gặp một vật lạ. Cái gì thế nhỉ? Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xóa. Anh chớp mắt. Một chiếc lá khô từ vườn chui qua hai lớp cửa len vào mùng ta? Không bao giờ! Anh cuộn mình ngồi dậy, lần tới. Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc. Nhìn kỹ, nhện ta đang an nhiên tọa thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh. Đồ ngu! - Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại - Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn! Chợt nhớ một bức biếm họa vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả.
Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường. Vừa ngã người nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng. Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện. Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ. Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết. Và mỗi ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay. Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại.
4.
Rồi một chuyến công tác lưu động khác, Chiến tấn kỹ bốn phía mùng, chốt chặt các cửa trước khi đi. Tuy bận rộn nhưng mỗi khi có dịp nghỉ ngơi anh lại nghĩ tới nhện và hong hóng được thấy nó chết. Có lẽ cái ác trong anh kích thích. Anh nôn nao trên đường về nhà. Chú mày đã trắng mắt ra chưa? Áo thay chưa kịp cài nút, anh háo hức lao vào giường. Bắt chéo hai tay làm gối, anh hả hê căng mắt nhìn lên. Tuy có gầy đi nhưng nhện ta vẫn lì lợm sống! Thay vào phần hao hớt, một bọc trắng tròn trịa bằng cái nắp chai lủng lẳng trước mặt. Thì ra một quý bà! Nhưng sao đã không chết lại còn đẻ a?
Chiến quỳ thẳng người lên, muốn bứt tung màng tơ, bóp nát cái bọc trứng. Nhưng trời ạ, ngay trước mắt anh, bên kia cái màng tơ, một lỗ thủng - chỗ hợp ba góc của mỗi vuông vải. Với đôi mắt tinh và sáng như sao, Chiến nhận ra một đàn muỗi đang vo ve bên ngoài rồi lần lượt từng con chui qua cái lỗ ấy và dính ngay vào mạng. Đúng là một cái bẫy - một cái bẫy rất hiệu nghiệm! Vô vàn cánh muỗi lấp lánh. Nhưng mồi đâu mà nhử? - Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình. Hèn gì! - Chiến giật mình.
Từ ấy, Trần Việt Chiến hết muốn làm con ngựa chiến.
(Tạp chí Sông Hương, số 284, ngày 16/10/2012)
* Tác giả, tác phẩm
Nhà văn Trần Duy Phiên sinh năm 1942 ở Huế. Ông đến với văn chương khi còn đang theo học tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế từ những năm 60 của thế kỉ XX, sớm tạo ấn tượng với một phong cách văn phong "sắc cạnh và bạo liệt khi miêu tả cái ác và sự thảm khốc của chiến tranh" (Huỳnh Như Phương). Tốt nghiệp đại học, Trần Duy Phiên lên dạy học ở Kon Tum và đây là mảnh đất ông đã gắn bó suốt 40 năm, trở thành quê hương thứ hai của tác giả. Sau 1975, Trần Duy Phiên nghỉ dạy học, bươn chải nhiều nghề để kiếm sống. Từ khoảng giữa thập niên 80, Trần Duy Phiên sáng tác trở lại và xuất bản một số tác phẩm gây được chú ý. Nhiều sáng tác của Trần Duy Phiên mang đậm tư tưởng sinh thái, thể hiện cái nhìn mới về mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Trong số đó có bộ ba truyện ngắn: Kiến và người, Mối và người, Nhện và người.
Một số tác phẩm đã xuất bản của Trần Duy Phiên: Đốt lửa sau mây (truyện dài, 1969), Trước khi mặt trời mọc (tập truyện, 1972), Trăm năm còn lại (tiểu thuyết, 1996), Ngược dòng phù hoa (tập truyện, 1997), Kiến và người (tập truyện, 1996),...
Xác định giọng điệu chủ đạo trong phần 4 của văn bản.
Theo trình tự kể của văn bản, thái độ đối với tự nhiên của nhân vật Chiến đã thay đổi như thế nào?
Chọn thông điệp được truyền tải qua tác phẩm. (Chọn 2 đáp án)
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về tác giả Trần Duy Phiên?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Sáng tác chủ yếu các thể loại: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết. |
|
b) Sáng tác chủ yếu các thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết. |
|
c) Từng trải qua cuộc sống bươn chải, vất vả để mưu sinh. |
|
d) Có tuổi thơ êm ấm, hạnh phúc, và được sống sung sướng. |
|
Điền vào chỗ trống.
Tình huống truyện của truyện Nhện và người thuộc loại tình huống vì các trong truyện không nhằm miêu tả hay đẩy giữa các nhân vật lên cao trào, mà thông qua câu chuyện giữa Chiến với con nhện, tác giả để nhân vật tự nhận thức ra bài học cuộc sống cho chính mình.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh.
Thuở măng non, Chiến đến trường, các giáo viên mẫu giáo đã coi anh như thần đồng. Ngồi ghế tiểu học, Chiến tỏa sáng như một ngôi sao báo trước với mọi người một tương lai rực rỡ. Lên trung học, Chiến luôn đứng đầu khối, xuất sắc tất cả các môn. Chưa hết, Chiến còn là học sinh giỏi cấp quốc gia. Thi vào đại học, Chiến đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường. Bốn năm sau, Chiến hoàn tất văn bằng kỹ sư điện toán với thứ hạng cao nhất. Nhà trường giữ anh lại làm cán bộ phụ giảng một thời gian rồi gửi đi du học. Bốn năm sau, Chiến mang về văn bằng tiến sĩ hạng tối ưu.
(Trích Nhện và người)
Điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn trích trên là điểm nhìn
Chọn những tác phẩm được sáng tác bởi tác giả Trần Duy Phiên.
Chọn tình huống đúng của truyện Nhện và người.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về nhân vật Chiến?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Có lòng đồng cảm, yêu thương với con nhện nhỏ bé. |
|
b) Có nhiều tật xấu như ngạo mạn, tự cao, tự đại. |
|
c) Được nhiều đồng nghiệp quý mến, quan tâm. |
|
d) Là người tài giỏi, nỗ lực, đạt được nhiều thành tích. |
|
Tác giả liệt kê một loạt những thành tích nổi bật của nhân vật Chiến ở đoạn văn 1 nhằm mục đích
Ý nghĩa của việc thay đổi điểm nhìn trong văn bản Nhện và người là
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Tác phẩm Nhện và người được sáng tác bởi nhà văn . Ông sinh năm , tại . Ông đến với văn chương khá sớm và nhiều tác phẩm của ông mang đậm tư tưởng , thể hiện cái nhìn mới mẻ về mối quan hệ giữa con người với .
Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường. Vừa ngã người nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng. Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện. Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ. Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết. Và mỗi ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay. Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại.
(Trích Nhện và người)
Điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn trích trên là điểm nhìn
Nhan đề truyện có ý nghĩa gì? (Chọn 2 đáp án)
Đọc đoạn trích dưới đây và điền vào chỗ trống.
Nhìn kỹ, nhện ta đang an nhiên tọa thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh. Đồ ngu! - Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại - Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn!
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt lời nói của nhân vật Chiến với con nhện vì những từ ngữ này đều rất gần gũi, và trong đời sống của chúng ta.