Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn
- Đọc: Chuyến du hành về tuổi thơ
- Đọc: Mẹ vắng nhà - bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến
- Đọc kết nối chủ điểm: Tình yêu sách
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tốt-tô-chan (Totto-chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
- Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
- Ôn tập
- Phiếu bài tập chủ đề 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 8 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Mắt sói – câu chuyện về cuộc phiêu lưu của những điều ngẫu nhiên và kì diệu
(1) Mắt sói là cuốn sách viết cho thiếu nhi của nhà văn lớn người Pháp – Đa-ni-en Pen-nắc. Cuốn tiểu thuyết bao gồm hơn 100 trang, được xuất bản lần đầu năm 1984. Tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được đông đảo độc giả nhỏ tuổi đón nhận, yêu mến.
Bìa sách Mắt sói
(2) Mắt sói xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Sói Lam và Phi Châu – hai nhân vật chính trong tác phẩm. Tại một vườn bách thú, tình cờ, Sói Lam và Phi Châu gặp nhau, nhìn sâu vào mắt nhau và câu chuyện bắt đầu từ đó. Ngôn từ của cuộc trò chuyện chỉ là ánh mắt, nhưng đó thực sự là cuộc đối thoại đầy ám ảnh. Các chi tiết về cuộc đời của gia đình sói và gia đình con người hiện lên bi thảm, khốc liệt, đầy xúc động. Trong đó, vang lên tiếng nói của niềm say mê, tình yêu thương và lòng trắc ẩn giữa thiên nhiên và con người. Cậu bé và con sói nhỏ, hai sinh mệnh đó vừa như những đại diện của giống loài, vừa như hai cá thể độc đáo không gì thay thế được.
(3) Không có phù thuỷ và siêu nhân, không có phép thuật biến hóa khôn lường hay những cuộc giao chiến nảy lửa, chỉ có hồi ức về cuộc mưu sinh của các gia đình sói, lạc đà, báo, sư tử,... và những con người từ đồng cỏ Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh đến Bắc Cực xa xôi, lạnh giá. Hành trình sống của mỗi nhân vật, mỗi gia đình hay mỗi giống loài trong cuộc mưu sinh ấy vừa bình thường vừa dữ dội. Cách kể chuyện đầy sáng tạo của Mắt sói đã tạo nên một thế giới tưởng như rời rạc, như những mảnh ghép trong một bức tranh lớn chưa được sắp xếp đúng thứ tự. Tuy nhiên, mỗi mạch nổi hoặc chìm trong cốt truyện đa tuyến đó đều có sự liên hệ ngẫu nhiên, kì diệu – như chính bản chất của cuộc sống.
(4) Câu chuyện được hồi hiện trong mắt của Sói Lam và câu chuyện được tái hiện trong mắt người – mắt cậu bé Phi Châu như những dòng suối nhỏ tuôn chảy và giao hoà vào nhau. Câu chuyện về bạn và thù, yêu thương và ghét bỏ, gắn bó và rời xa. Trong sâu thẳm của đời sống, con người và thiên nhiên, con sói và mỗi chúng ta không thể tách rời. Đó có lẽ là thông điệp mà Đa-ni-en Pen-nắc muốn gửi tới không chỉ cho bạn đọc nhỏ tuổi mà cho nhân loại trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống qua câu chuyện về số phận của các nhân vật Sói Lam, Phi Châu, mẹ Hắc Hoả, Ánh Vàng, Sói Xám, Báo, lạc đà Hàng Xén, Vua Dê,...
(5) Hãy đọc Mắt sói để phiêu lưu cùng những con mắt trong một thế giới đa chiều của sói và người, châu Phi và Bắc Cực, nóng và lạnh, đen và trắng… nhưng không thể phân tách trong dòng chảy thiêng liêng của sự sống.
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu một
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Thông tin nào về cuốn sách Mắt sói không được giới thiệu trong đoạn (1)?
Đoạn văn nào gợi hứng thú, khuyến khích việc đọc cuốn sách Mắt sói?
Thể loại của tác phẩm Mắt sói là
Hai nhân vật chính của tác phẩm Mắt sói là
Yếu tố nào không xuất hiện trong văn bản?
Người viết cho rằng tác giả Đa-ni-en Pen-nắc muốn gửi tới bạn đọc thông điệp gì qua tác phẩm Mắt sói?
Hình ảnh minh hoạ được sử dụng trong văn bản có tác dụng gì?
Chọn 2 câu không chứa thành phần cảm thán.
Bấm chọn thành phần cảm thán trong ngữ liệu sau.
Ôi những vạt ruộng vàng
Chiều nay rung rinh lúa ngả.
(Nguyễn Đình Thi)
Từ ngữ nào trong câu sau là thành phần tình thái?
Mặt nữa, "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt" chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.
(Xuân Diệu)
Câu sau chứa thành phần phụ chú nào?
Dòng suối trong trẻo của thầy - thầy âu yếm nhìn tôi - em thông minh lắm!
(Ai-ma-tốp)
Bấm chọn thành phần phụ chú trong câu sau.
Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.
(Trần Đình Sử)
Câu nào chứa thành phần gọi - đáp?