Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 4 - Ngữ Văn 6 SVIP
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen"
Theo Hoàng Tiến Tựu
(1) Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. [...] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
(2) Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. [...] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hoá trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
(3) Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
(3) Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ, tựa như một dòng sông; tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
(4) Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lý nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hoá thành người, bùn trong thiên nhiên hoá thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
(5) Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996)
Đọc bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Vì sao có thể xác định văn bản trên thuộc văn bản nghị luận văn học?
Vì sao người dân lao động, nhất là người nông dân lại đưa hình ảnh sen vào ca dao?
Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Tác giả dân gian khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen trong bài Trong đầm gì đẹp bằng sen nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản trên đã triển khai thành 2 ý kiến lớn nào?
Đặc điểm nào sau đây không xuất hiện trong văn bản trên?
Hình ảnh bông sen tượng trưng cho điều gì?
Nội dung chính của đoạn (4) là gì?
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Từ nào trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được Hoàng Tiến Tựu đánh giá là rất "đắt"?
Giải nghĩa các thành ngữ sau bằng cách nối.
Chọn thành ngữ trong các ý sau.
Chọn thành ngữ thích hợp hoàn thiện câu sau.
Nhà tôi và nhà bác Hà là hàng xóm lâu năm, luôn luôn
- dạy khỉ trèo cây
- tối lửa tắt đèn
- lo bạc râu, rầu bạc tóc
Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Trường Chinh)
Dấu chấm phẩy trong trường hợp trên có công dụng gì?
Dấu chấm phẩy trong trường hợp sau có chức năng gì?
Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.
(Đào Vũ)
Gợi ý dàn ý viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ:
1. Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ Về thăm mẹ, tên tác giả Đinh Nam Khương và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
2. Thân đoạn:
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, ví dụ:
+ Về nội dung: Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ - một vấn đề rất thân thuộc...
+ Về nghệ thuật: Cách ngắt nhịp, gieo vần phù hợp; các biện pháp tu từ kết hợp nhuần nhuyễn, tạo hiệu quả nghệ thuật cao...
- Nêu lên các lí do khiến em yêu thích.
3. Kết đoạn: Khái quát ý nghĩ của bản thân về ý nghĩa bài thơ.
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 - 15 câu) nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát sau:
VỀ THĂM MẸ
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi.
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)