Bài học cùng chủ đề
- Kiến thức ngữ văn
- Đọc văn bản: Người đàn ông cô độc giữa rừng
- Đọc văn bản: Buổi học cuối cùng
- Thực hành đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ
- Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Thực hành tiếng Việt
- Phiếu bài tập kĩ năng Đọc
- Phiếu bài tập Đọc mở rộng theo thể loại
- Phiếu bài tập kĩ năng Viết
- Phiếu bài tập Thực hành tiếng Việt
- Phiếu bài tập chủ đề 1
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
“Thầy giáo” lộ diện
Vào một buổi trưa, tôi đang nằm thiêm thiếp trên chiếc võng sau vườn, thằng Dế ở đâu chạy tới cầm dây võng giật đùng đùng:
- Anh Chương, anh Chương! Em biết rồi!
Tôi mở choàng mắt:
- Mày làm cái trò gì vậy? Biết gì?
Dế nháy mắt:
- Em biết chiều nào anh cũng xuống xóm Miễu làm gì rồi!
Điệu bộ hào hứng của Dế khiến tôi chột dạ. Tôi ngó lơ chỗ khác, miệng ậm ừ:
- Thì tao đã nói rồi! Tao đi... do thám!
Dế cười hích hích:
- Anh đừng phịa nữa! Em biết anh chẳng do thám do thiếc gì sất! Anh đi dạy, đúng không?
Tôi tái mặt:
- Sao mày biết?
- Tụi xóm Miễu nói. Tụi nó đứa nào cũng biết anh đang dạy học cho chị em thằng Dư.
- Ờ, ờ...
- Còn "ờ, ờ" gì nữa! Được làm thầy thiên hạ, oai như vậy mà anh giấu em!
- Tao đâu có giấu! - Tôi chống chế - Tại tao không tiện nói ra đó thôi!
- Có gì đâu không tiện?
Tôi ngập ngừng:
- Thằng Dư là... phe bên kia. Tao sợ tụi mày bảo tao đi dạy học cho... kẻ thù.
Tôi tưởng Dế sẽ kết tội tôi. Nào ngờ, nó nhe răng ra cười:
- Em chẳng nói vậy đâu. Thằng Dư chỉ là kẻ thù của em khi "choảng" nhau ngoài suối kia. Còn bình thường, em coi nó cũng như những đứa khác thôi.
Tôi mừng rơn:
- Vậy là mày không trách tao hén?
- Trách chuyện gì?
- Thì chuyện tao dạy học cho thằng Dư đó.
Dế gật đầu:
- Em đã nói rồi. Em có trách anh bao giờ đâu. Chị em thằng Dư không được đi học như tụi em, tội cho tụi nó. Bây giờ anh dạy cho chị Út Thêm và thằng Dư học là tốt chứ sao.
- Mày nói thật đấy chứ? - Tôi nhìn Dế, ngờ vực.
- Anh không tin hả ? Anh chờ đó, để em lấy cái này cho anh coi.
Nói xong, Dế chạy vù vào nhà. Lát sau, nó cầm ra đưa tôi hai cuốn tập.
- Gì vậy ?
Dế dúi hai cuốn tập vào tay tôi:
- Em gửi cho chị em thằng Dư.
Tôi như không tin vào mắt mình. Trước nay, Dế là đứa hăng đánh nhau nhất trong bọn. Lúc nào nó cũng dọa phục thù tụi thằng Dư. Vậy mà hôm nay...
Như đọc được nỗi băn khoăn trong đầu tôi, Dế mỉm cười giải thích:
- Từ hôm thằng Dư cản không cho tụi xóm Miễu hành hung anh Nhạn, em không thù nó nữa. Nó tốt với mình thì mình phải tốt lại chứ!
Hóa ra vậy. Nếu thằng Dư nghe được những lời Dế vừa nói, hẳn nó sung sướng lắm. Tôi xúc động lật lật hai cuốn tập trên tay và ngạc nhiên kêu lên:
- Ơ! Sao hai cuốn tập này mỏng dính vậy ?
Dế gãi đầu, bối rối:
- Đây là hai cuốn tập cũ của em. Những trang có chữ, em xé đi rồi!
- À, ra vậy! Nhưng không sao đâu! - Tôi gật gù - Nếu thằng Dư biết mày gửi tập cho nó học, chắc nó cảm động lắm! Nó không ngờ mày là một đứa dễ thương như vậy!
Nghe tôi khen, Dế đỏ mặt lảng mất.
Tôi nhìn theo Dế, lòng bâng khuâng khó tả.
(Nguyễn Nhật Ánh, Hạ đỏ, NXB Trẻ, 2022)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Thể loại của văn bản là gì?
Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là gì?
Nhân vật tôi phải giấu Dế - em họ mình điều gì?
Vì sao Chương phải giấu việc mình xuống xóm Miễu dạy học cho chị em Út Thêm và thằng Dư?
"Thầy giáo" được nhắc đến trong nhan đề là ai?
Dòng nào đúng khi nói về trình tự diễn biến tâm trạng của Chương lúc bị Dế phát hiện ra hành động của mình?
Khi biết việc anh trai mình đang làm, Dế đã có hành động, thái độ gì?
Điểm giống nhau trong tính cách của Dế và Chương là gì?
Dòng nào nhận xét đúng về ngôn ngữ tác giả sử dụng trong văn bản qua cách trò chuyện của hai nhân vật như “cười hích hích”, “đừng phịa”, “do thám do thiếc”, “gì sất”, “hén”, “tụi nó”, “coi”,…?
Bấm chọn từ địa phương được dùng trong đoạn sau.
Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?
(Nguyễn Ngọc Tư, Biển người mênh mông)
Bấm chọn từ địa phương được dùng trong câu sau.
Lẽ ra một, hai năm nữa mới làm đám cưới nhưng ba anh Thoảng bệnh hoài, do đó ổng giục phải cưới sớm, trước khi ổng mất.
(Nguyễn Ngọc Tư, Hạ đỏ)
Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương có tác dụng gì? (Chọn 2 đáp án)
Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự xảy ra trong truyện Người đàn ông cô độc giữa rừng.
- An lần thứ hai tiếp xúc với chú Võ Tòng, bày tỏ những ấn tượng về chú.
- An cùng tía nuôi lên thăm chú Võ Tòng.
- Chú Võ Tòng trao chiếc nỏ cho tía nuôi và họ chia tay nhau.
- Lai lịch của chú Võ Tòng được hé lộ.
- Chú Võ Tòng và tía nuôi bàn về cách dùng dao, nỏ để giết giặc.
Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?