Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 4 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Mối quan hệ giữa luận điểm và luận đề là gì?
Nêu định nghĩa về từ “trào phúng”.
Đâu không phải là một yếu tố đặc trưng của thể loại hài kịch?
Nêu định nghĩa về thể loại “truyện cười”.
Văn bản sau thuộc thể loại gì?
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Đâu là nhận định đúng về câu chủ đề trong đoạn văn song song?
Việc sử dụng các từ Hán Việt in đậm trong câu dưới đây đã tạo ra sắc thái như thế nào?
Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.
Văn bản nào dưới đây dùng tiếng cười để phê phán thói học đòi, rởm đời của những kẻ ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền?
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa về đoạn văn diễn dịch.
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có được đặt ở , những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ của đoạn văn.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn chỉnh khái niệm về sắc thái nghĩa của từ ngữ.
Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa bổ sung cho , thể hiện thái độ, cảm xúc, của người dùng đối với đối tượng được nói đến.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp)
"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương1, ngũ thường2. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử3. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư4, ngũ kinh5, chư sử6. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.
Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp*, theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
1. Tam cương: ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ).
2. Ngũ thường: năm đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
3. Chu Tử: Chu Hi (1130- 1200), nhà nho nổi tiếng đồng thời là nhà triết học, nhà giáo dục học thời Nam Tống.
4. Tứ thư: bốn quyển sách tiêu biểu của Nho giáo (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung).
5. Ngũ kinh: năm bộ sách kinh điển của Nho giáo (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu).
6. Chư sử: các cuốn sách sử có tiếng đời xưa (chư: từ chỉ số nhiều).
* Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 - 1971 bàn về những điều mà theo ông bậc đế vương nên biết.
* Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị thời xưa. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu?
Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?
Câu văn Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. đóng vai trò nào dưới đây?
Nghĩa của từ "thịnh trị" là gì?
Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các "phép học" mà Nguyễn Thiếp nêu lên?